Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011

"Cái gì cũng biết, trừ hạnh phúc!"

Thế là một người quen nữa của mình cũng đã ra đi mãi mãi. Thật buồn! Cuộc đời là một cuộc chiến và nỗi khổ hạnh. Márai đã nói. Khi sống thì chiến đấu cả đời vì một sự, một nỗi niềm gì đấy, tùy theo từng con người, và khi chết đi, vẫn không biết được mùi vị của hạnh phúc là gì, cho dù chiến thắng. Nhưng có chiến thắng hay chiến bại, cuộc đời luôn là "nỗi khổ hạnh". Thực ra mình chỉ gặp bác HNH có đúng một lần vào dịp Tết năm ngoái, khi chị Nh. nhờ mình đem gói thuốc Tây về cho bác H. Không ngờ lần gặp gỡ ấy lại là lần cuối cùng!

Hôm trước đọc trên blog QC, mình "chốt" lại câu nói này của bác H.: "Cái gì cũng biết, trừ hạnh phúc". Tức là bác H. muốn nói về đặc tính của người Nghệ Tĩnh. Đặc điểm này của người Nghệ Tĩnh, có thể có nhiều tranh luận, khó ngã ngũ. Nhưng theo mình nghĩ, có lẽ nó cũng đúng với tất cả mọi con người trên cõi trần gian lắm này, và nếu không, ít nhất là với người Việt Nam chúng ta.

Còn nếu cũng không với mọi người Việt nam, thì câu nói ấy đúng "trúng phóc" với..., ít ra thì, một người Nghệ Tĩnh. Đó là ông Hồ Chí Minh! Có thể nói như thế này, ông Hồ có thể là: một con người "vĩ đại" trong lòng nhiều người, ít ra khoảng 3,6 triệu đảng viên ĐCSVN chẳng hạn, hoặc "là tiên là phật" như trong con mắt của bà già mình (Ôi, mẹ ơi, bóng đêm tăm tối không biết khi nào tan đi nhường chỗ cho bình minh tươi sáng hả mẹ?!), hoặc là "tội ác đáng nguyền rủa ngàn năm" của "những người ở phía bên kia", nhưng ông Hồ, không phải là "con người hạnh phúc". Hay nói như bác HNH, Hồ Chí Minh cái gì cũng biết, trừ hạnh phúc!

Và, có một điều "trớ trêu" cho dân tộc Việt Nam, là cái sự "không biết hạnh phúc là gì" của Hồ Chí Minh, dường như nó "lây" sang cả dân tộc! Thì đấy, từ khi ông Hồ "phát biểu" rằng: "Không có gì quí hơn độc lập tự do", thì hình như ai ai, cũng đã "quên béng" mất cái quan trọng bậc nhất của một đời người, đó là "hạnh phúc ở trên đời"!

Sự không biết, hay "vô tri" điều: "Hạnh phúc là gì?", có lẽ là "căn bệnh trầm kha" của loài người chúng ta. Vâng, tất nhiên mình cũng biết, hạnh phúc là đấu tranh, như Carl Max có nói, nhưng như thế, chỉ là một phần nhỏ của hạnh phúc. Theo mình, hạnh phúc không chỉ là đấu tranh, mà hạnh phúc là cả một trạng thái rất chi là "phức tạp" của thế giới nội tâm con người. Hạnh phúc là tổng hợp của sự sung sướng thể xác với sự êm dịu tâm hồn, nói gọn lại là, trạng thái bình yên của nội tâm!

Quay lại ông Hồ. Mình nghĩ, cái sự "trớ trêu" của dân tộc Việt Nam ta ra đời và tồn tại được, tức là ở cái thời đại văn hóa văn minh như hiện nay, mà Việt Nam, cùng với một hai nước nữa là Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, vẫn là một nước cộng sản độc đảng, vẫn "cắm cổ cắm đầu" đi theo "con đường tiến lên XHCN", đó là chẳng qua, do những người cộng sản, cụ thể là ông Hồ Chí Minh, đã không biết "hạnh phúc là gì" để mà "dẫn dắt", hay "cầm lái", nhân dân mình "tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc" lên đạt được điều đó. Tất nhiên là cái sự những người cộng sản Việt nam đã "tự nhiên như ruồi" tự cho mình là "đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội."(trích điều 4 Hiến pháp CHXHCN Việt Nam), thì mình sẽ "chỉ trích" trong một dịp khác. Ở bài này, mình chỉ muốn nói về cái điều "cơ bản" của một đời người, về "làm người hạnh phúc trên cõi đời" mà thôi. Có nghĩa là, Hồ Chí Minh đã không biết một tí gì về hạnh phúc, nên đã đưa cả dân tộc Việt Nam vào "con đường tăm tối lầm than". Và điều "khốn nạn" hơn nữa cho dân tộc Việt nam, là "bọn đàn em" của Hồ Chí Minh, cũng chẳng biết nốt "hạnh phúc là gì", cũng cứ "cắm đầu cắm cổ" mải miết "theo dấu chân Người", thậm chí, vẫn quả quyết mình là "chánh nghĩa sáng ngời", là "đỉnh cao chói lọi", là "trên hết"!

Nhưng mà tại sao mình hay nói chuyện "chánh chị chánh em" thế nhỉ? hihi... Thôi, bấy nhiêu đủ rồi, nói chuyện chữ nghĩa đi! Ừ, phải nói chuyện gì nó "hay hớm" hơn đi! Nhưng các bạn cũng phải "thông cảm" cho mình một tí! Mình có tật chuyên môn "lan man" mấy cái chuyện "chánh chị chánh em", bởi vì không muốn "để lâu cứt trâu hóa bùn", phải "viết liền tay", nhất là chuyện ông Hồ, đồ rằng sẽ "lắm kẻ gièm pha" đấy!

Thì đây, sắp Tết con Mão, mình ra câu đối như thế này nhé! Nhưng trước đó, mình phải nêu "ní gio ní trấu" như thế này: Số là hôm trước mình đọc được một bài viết rất hay cũng trên blog QC, trong đó có nói về cách "xưng hô" rất độc đáo với Hồ Chí Minh của một nhân vật tên là Mười Trí (Huỳnh Văn Trí). Cái tay Mười Trí vốn là một "anh chị" trong "chốn giang hồ" này, khi viết thư cho họ Hồ, đã gọi Hồ Chí Minh là "anh" và xưng là "thằng em của anh"!

Tức là, ngay từ "những ngày đầu bình minh của cách mạng Việt Nam", hình như đã hình thành một "tư tưởng" rất "giang hồ chí minh": những kẻ như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, v.v... là "lớp đàn anh", coi "đám" còn lại như Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu, Trần Đức Lương, Nông Đức Mạnh, và mới đây nhất là Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, v.v... là "lớp đàn em"!

Còn đây là vế 1 câu đối của mình:

"Giang hồ Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, mafia Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các mafia năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của "các em"”!

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Còn cái lai quần cũng đánh!

bài trước, mình có "đề cập", kinh, nói "đề cập" nghe có vẻ "trịnh trọng" nhể! hehe..., chữ "Đờ". Bài này mình muốn nói thêm một chút về nó.

Tức là, cuộc đời của chúng ta - những người Việt gian tham -, không chỉ là một "cuộc Đ."(thì mới có chúng ta chứ!), một "cuộc Đi"(Đi vượt biên chẳng hạn!), một "cuộc Đòi"(Đòi tự do là một ví dụ!) vĩ đại, mà còn là một "cuộc ĐÁNH" vĩ đại nữa!

Đấy, các bạn cứ "ngẫm" lại mà xem, mọi hoạt động của chúng ta, từ khi "ánh sáng của đảng chói qua tim", chúng ta bắt đầu "đánh", triền miên, hết đêm đến ngày, ngày này qua tháng nọ, không nghỉ, suốt đời, "đánh đến hơi thở cuối cùng", "trên rừng dưới biển", "lên bờ xuống ruộng", còn cái lai quần cũng "đánh"! hehe...

Có nhiều "công cuộc đánh", chẳng hạn như "đánh nhau", "đánh tiết canh" (kiểu như "cho xin tí tiết" ấy!), "đánh bài" hay "đánh bạc", "đánh cá", mình xin mở ngoặc ở đây một chút: tất nhiên, đây là nghề của "dân chài," còn của "thợ thuyền" là "đánh cá cược", mình không biết con "cá cược" hình thù ra sao, thịt nó có ngon không, nhưng dân "thợ thuyền" nhà ta có vẻ "say mê" lắm, nghe nói có tay gì đó ở PMU18 bỏ cả triệu đô ra để "đánh"!

Mình đang nói đến đâu nhỉ? À, đang nói đến "đánh bài". Trong các môn "đánh bài", mình thích nhất "đánh bài... chuồn". Nhất là những khi gặp... khó khăn! hehe... Mình nhớ "hồi xưa", hồi còn "hôm nay em đến trường mẹ dắt tay từng bước" ý, mình chúa sợ phải... "đánh nhau" với mấy thằng lớp trên, chúng to con hơn mà lị, nên mình thường chỉ "đánh bài chuồn" cho nó "giản dị" và... hợp với sức mình!hihi...

Đấy là "hồi xưa". Bây giờ thì sao? Bây giờ mình thích nhất là "đánh chén", hay nói cho nó văn vẻ một chút là: sở trường của mình là "đánh bạn với chén rượu". Tất nhiên là mình không dám nói rằng, sở trường của mình là "đánh bạn với chữ nghĩa"! Bởi vì "công cuộc đánh bạn với chữ nghĩa" nó "phức tạp", "cầu kỳ" lắm, chỉ những nhà văn nhà thơ mới có thể "làm" cái "công cuộc" này mà thôi, họ "hợp" với nó hơn, mình thì không! Nhưng nói vậy, không phải là mình không có "tình ý" gì với "chữ nghĩa", mà mình cũng rất muốn đấy! Như cái việc viết trên blog talami này của mình, đây cũng là một "sự" gần như "đánh vào tình cảm của chữ" rồi còn gì, một sự "mon men làm quen" với "bồ chữ"!hehe... Nói đến "chữ nghĩa", mình chợt nhớ là hôm trước, mình đọc được một câu thơ rất hay của nhà thơ Nguyễn Duy trên Blog Quê choa: "Xác chữ chôn đầy nghĩa địa giấy vô hình"!

Đấy, chuyện "chữ nghĩa" nghe mà kinh, mình sởn cả tóc gáy hết lên rồi đây này!hehe...

Thôi, không nói chuyện "văn chương chữ nghĩa" nữa! Ta nói chuyện "đánh" khác đê! Đời trai trẻ, ai chả thích thể thao, đá bóng, đánh bóng chuyền, đánh bóng bàn, đánh cờ... "Làm trai cho đáng nên trai, Đánh Đông dẹp Bắc - chẳng "ngài" xứ chi!"hihi... Thơ "bút tre" của mình đấy!

Nói đến "đánh bóng bàn", mình mới nhớ cái câu phát biểu của "tân tổng bí thư" Nguyễn Phú Trọng, "Tôi làm cái gì không nghĩ mục đích tạo dấu ấn, đánh bóng, cốt tỏ ra ta thế nào...". Mình nghĩ cái tay này có vẻ không thích "chơi thể thao" cho lắm như những tay đảng viên "kỳ cựu" khác của ĐCSVN. Những tay đảng viên khác là họ thích "đánh bóng bàn" lắm đó! Tức là họ chuyên môn chơi trò "bàn cách đánh bóng" mặt mũi, tên tuổi,... của đảng, của mình! Thì đấy, cái lễ hội Ngàn năm Thăng Long là một thí dụ. Đấy chẳng phải là một cuộc "đánh bóng bàn" hoành tráng nhất từ trước đến nay là gì?!

Dĩ nhiên là "đảng ta" còn "chơi" nhiều cuộc "đánh" khác, từ "đánh giặc" cho đến "đánh tầng lớp trí, phú, địa, hào", hay hiện nay là "đánh đa đảng - đa nguyên". Và lịch sử Việt Nam, (dĩ nhiên là mình nói đến cái lịch sử chung chung thôi, chứ còn lịch sử theo đúng nghĩa lịch sử , tức là những gì xảy ra theo đúng như nó đã xảy ra, thì bố ai mà biết được, bởi vì lịch sử Việt Nam đã bị "bóp cho méo xệch méo xẹo" từ lâu rồi!), cho chúng ta thấy rằng, đảng đã "đánh" là "ghê" lắm đó, đảng "đánh" thằng nào, là thằng đấy "không ngóc đầu lên được", nhất là "thằng dân đen", kinh!


Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

Thời của "Thần đồng"

Nhân đọc được cái bài viết về nhân quyền trên blog Hiệu Minh, mình mới suy nghĩ vẩn vơ về cái "nhân quyền" như thế này:

Như trong "dân gian lắm", có "tương truyền" rằng, con người ta có bốn cái "tứ khoái": đó là ăn, ngủ, đ., ỉa. Tức là, tối thiểu, về nhân quyền, thì con người ta phải có "tứ quyền phân lập" như thế! Hay nói như cái bản tuyên ngôn độc lập 1776 của xứ cowboy, là "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được ăn, quyền ngủ và quyền mưu cầu đ. và ỉa"!hehe...

Ngày nay, trong giới blogger, theo mình, hình như cái "tứ khoái" không phải là "ăn, ngủ, đ., ỉa" nữa, bởi vì chỉ "chăm chăm" suốt ngày "ăn với ngủ, đ. với ỉa" thì làm sao có nhiều "bài" và "bạn đọc" được, mà đã "chuyển đổi" thành "uống, đọc, viết và nói" mất rồi! Thì đấy, cái blog "hot" nhất Việt Nam ta là blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập, đã biến thành "Chiếu rượu" Quê Choa từ ngay "thưở ban đầu" đấy thôi! Mọi "khách khứa" đến thăm "nhà" bọ Lập, đều cũng chỉ "chăm chăm" xem có "món rượu thức nhấm" nào "ngon lành" không để cùng nhau thi hành cái "tứ quyền phân lập thời đại mới" là "uống, đọc, viết và nói". Mình nhớ cái hồi bọ Lập còn mở cửa "còm", bà con đua nhau tới "nhậu" với bọ Lập đông đến nỗi "nhà" của bọ suýt bị... "sập"! Bọ Lập phải "đang tay" đóng cửa "còm" để "bảo toàn (tính) mạng" cho mình và cho cả "bà con"! Hihi...

Tức là mình muốn nói, mặc dù là: "Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được uống, quyền đọc và quyền mưu cầu viết và nói.", thì dường như, những cái quyền ấy - uống, đọc, viết và nói - đã không được "đảm bảo"! Hay nói "trắng trợn" ra là, ít nhất, cái "tứ quyền phân lập" là "uống, đọc, viết và nói" của giới blogger đã bị "xâm phạm" một cách "trắng trợn" ở Việt Nam ta! Mà "giới blogger" ở Việt Nam ta, không là nhân dân ta, thì là gì hả trời?! Như vậy có nghĩa là, nhân dân ta không có được cái "tứ quyền phân lập" là "uống, đọc, viết và nói" một cách... thoải mái cho lắm! Hay nói gọn lại là: Ở Việt Nam ta không có "nhân quyền".

Vậy, vì đâu nên nỗi? Vì bọ Lập "đang tay" không cho "bà con" đến nhà mình? Không phải, trước đó bọ vẫn "rộng cửa tranh luận" cơ mà! Hay hiện giờ vẫn "tồn tại" hàng triệu blog ở quê nhà đấy thôi! Dĩ nhiên là cái sự "tồn tại" của những blog trong nước nó như thế nào, thì đấy là một câu chuyện khác. Ở đây, ý mình muốn nói đến cái "thế lực dối trá" (mượn từ của nhà thơ Bùi Minh Quốc) đã "xâm phạm" đến "nhân quyền" ở Việt Nam, nó là ai?

Một thời ở trong nước "rộ" lên là tiểu thuyết "Thời của Thánh Thần" của nhà văn Hoàng Minh Tường là một cuốn sách "phản động". Không biết là tác giả đã viết những điều gì "phản động" trong cuốn sách, nhưng chỉ riêng cái việc nhà văn HMT lấy tiêu đề cho tiểu thuyết của mình là "Thời của Thánh Thần", thì mình thấy ông Tường đúng là... "phản động" thật! Tức là đối với đảng cộng sản Việt Nam ấy mà, hihi...! Ông Tường "phản động" vì đã nói "trúng phóc" tim đen của những đảng viên ĐCSVN: Thời đại Hồ Chí Minh cái "cóc khô" gì, thời đại của "thánh thần"!

Mình nhớ mấy năm trước đây cũng "rộ" lên ở Việt Nam một chuyện là tượng Hồ Chí Minh được đưa vào chùa để "cúng" như một vị thánh, thánh Hưng Đạo chẳng hạn. Hoặc như, nói không đâu xa, cái lăng của Hồ Chí Minh vẫn còn "chình ình" giữa Ba Đình ra đấy! Trên thế giới, người ta chỉ đưa thi xác của những nhân vật nào đã "được phong thánh", kiểu như những giáo chủ của một tôn giáo, chứ không phải của một nhà "ái quốc", hay "cầm đầu" một đảng phái chính trị, vào lăng tẩm. Hay là ĐCSVN đã tự "phong thánh" cho Hồ Chí Minh tự lúc nào mà mình không biết? Và như thế, với góc nhìn này, thời đại mà chúng ta đang sống đây, thời đại Hồ Chí Minh, không là thời của thánh, thì là gì hả trời?!

Mình có "còm cõi" trên blog Hiệu Minh là, ở Trung Quốc hiện nay có "nhân dân tệ quyền", viết tắt là "nhân quyền" đấy. Tức là, ở "Tung Của" hiện nay, càng có nhiều nhân dân tệ bao nhiêu, càng có nhiều quyền bấy nhiêu! Thì ở đâu mà chẳng thế! Chắc chắn có bạn sẽ "thốt" lên như vậy, hihi... Nhưng "nhân quyền" ở các nước "thế giới tự do" đâu có "mất tiền mua" đâu?! Một thằng "khố rách áo ôm" ở đó "sinh ra là có quyền bình đẳng", "lớn lên" là có quyền "ăn ngủ đ. ỉa" hay "uống đọc viết nói" thoải mái, không mất tiền mua cơ mà! Chỉ có tại hai cái đất nước là "Dziệt Nam" và "Tung Của" mới có sự "trớ trêu" là, những "đại gia" có nhiều tiền (nhân dân tệ ở "Tung Của" và đồng ở "Dziệt Nam") thì có quyền này quyền nọ, còn dân đen thì "cấm chỉ"! Và "những đại gia" của hai quốc gia cộng sản trên, không là những đảng viên "kỳ cựu" của đảng cộng sản, thì là ai vào đây?!

Hôm trước, vô tình mình cũng đọc được một bài báo viết về "đại gia giàu nhất Việt Nam" TGB. Mình thấy tay "đại gia" này có lắm... "quyền" thật, "quyền sinh quyền sát" đối với nhân viên cấp dưới của TGB cũng "nứt đố đổ vách" như "đống" đồng của ông ấy. Thì là con rể của một ông tướng của ĐCSVN mà lị! Tức là TGB cũng là "người của đảng", kiếm tiền như "thần"! Và TGB cũng chỉ là một trong 3,6 triệu "thần kiếm tiền" của cái ĐCSVN! Hãy cứ xem cái "công cuộc mua quan bán chức" trong bộ máy chính quyền hiện nay: mình nghe nói, chức giám đốc công an Hà Nội, hình như 1 triệu Mỹ kim, hay 20 tỷ Đồng thì phải, và không phải cứ có nhiều Đồng là mua được đâu, phải "quen" nữa! Có vẻ như những người đảng viên của ĐCSVN, sau những công cuộc "kháng chiến thần thánh", bây giờ họ đang tiến hành công cuộc... "kiếm tiền thần thánh". Họ "thấu tận tâm can" một điều là: có tiền là có tất cả. Mà muốn có tiền, phải thâu tóm hết quyền lực vào trong tay và quan trọng hơn, cấm không cho "lũ dân đen" một tí "nhân quyền" nào cả! Đảng cộng sản Việt Nam, hay chính xác hơn, những đảng viên "kỳ cựu" của nó, là "thần đồng" của thời đại hiện nay ở Việt Nam.

Và chúng ta, đáng tiếc, đang sống trong cái thời của "thần đồng" ấy!

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

Tuổi thơ, tuổi trẻ và tuổi già đều... dữ dội!

Chẳng lẽ cái đại hội lần thứ XI của đảng cộng sản Việt Nam "đã kết thúc thành công rực rỡ" mà mình lại không có một bài "chúc mừng" cho nó, thì nghe có vẻ "bên trọng bên khinh" đấy nhỉ! Đấy là ý mình muốn nói đến cái bài này ý mà, hehe! Tức là đã "chào mừng khai mạc", thì cũng phải "chúc mừng bế mạc" cho nó "có trước có sau" một tí chứ!

Hôm qua mình đọc được bài viết này trên blog Ngô Minh, mình cứ suy nghĩ lan man mãi về cuộc đời của tác giả cuốn truyện "Tuổi thơ dữ dội". Đó là bởi cái câu này trong bài viết nói trên: "Chỉ với mấy câu thơ có vẻ rất nôm na dễ hiểu dễ nhớ dễ thuộc nhưng thật thơ, Phùng Quán kiên quyết khẳng định: trung thực là một giá trị sinh tử đối với con người nếu muốn "được cho ra cái giống người", như từ hàng trăm năm trước cụ Tú Xương đã chúc cho "vua quan sĩ thứ người muôn nước"".

Cụ Phùng Quán đã một đời "sống chết vì trung thực", cụ đã "sống trong trung thực", "chết cũng trong trung thực"! Mình nghĩ, cái điều cần phải dạy cho tất cả trẻ em Việt Nam là bài thơ "Lời mẹ dặn" của Phùng Quán, chứ không phải cái "5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng"! Bởi vì trung thực như một cái gì đấy giống "phần mềm" của máy tính, "phần mềm" có "ok" thì "phần cứng", tức là "con người", mới hoạt động "ok"! Có trung thực mới biết được đâu là "phải", đâu là "quấy", đâu là "thật", đâu là "dối", và quan trọng hơn hết, mới có thể "trở thành cái giống NGƯỜI" được.

Nhà thơ Bùi Minh Quốc có nói tiếp, "Và trung thực luôn phải gắn liền với tự do, đồng thời phải dũng cảm chiến đấu cho tự do, bởi vì khi đã quyết sống trung thực thì tất yếu phải đương đầu với dối trá, cũng tất yếu phải rất dũng cảm mới đương đầu nổi trong một xã hội mà dối trá đã kết thành thế lực. Và phải rất kiên trì, bởi vì cuộc chiến chống các thế lực dối trá là một cuộc chiến trường kì. Trong cuộc chiến trường kì ấy, Phùng Quán đã thắng."

Mình nhớ đến bài thơ này của Petõfi Sándor, nhà thơ cách mạng và lãng mạn nhất của Hungary:

"Tự do và tình yêu,
Vì các người ta sống,
Vì tình yêu lồng lộng,
Tôi hiến cả đời tôi,
Vì tự do muôn đời,
Tôi hiến dâng tình ái..."


Nếu mình không lầm, đây là bản dịch của Xuân Diệu thì phải, còn nguyên bản của bài thơ là như thế này:

"Szabadság, szerelem!
E kettő kell nekem.
Szerelmemért föláldozom
Az életet,
Szabadságért föláldozom
Szerelmemet."(1847)

Tức là trên "thế giới", hay nói chung là "trần gian lắm" này, có biết bao con người, không cứ gì các nhà văn nhà thơ, nếu là một "con người trung thực", đều "khắc sâu vào tâm khảm" cái điều "tự do là trên hết", và "cả đời" sẵn sàng chiến đấu cho tự do! Có tự do, mới có trung thực!

Ở một entry trước, mình có nói, hãy cho tôi biết blog của anh, tôi sẽ nói anh là người thế nào, hà, hà! Bây giờ mình có thể nói như thế này: Hãy nói cho tôi biết anh có là người tự do hay không, tôi sẽ biết anh là người thế nào, có là người trung thực hay không! Và nói rộng ra với một xã hội cũng vậy: một xã hội mất tự do, thì chỉ là một xã hội gian dối mà thôi! Xã hội Việt Nam hiện giờ là một xã hội đã "mất tự do", "mất tự do" bắt đầu từ những năm 30, khi cái đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Mình cũng có đọc được bài viết này của Nguyễn Hưng Quốc nói về sự can đảm của ĐCSVN. Theo Nguyễn Hưng Quốc thì ĐCSVN "không biết sợ gì cả", nhưng theo mình nghĩ, ĐCSVN lại sợ một thứ, đó là "đảng cộng sản Trung Quốc". Để mình "giải thích" cái điều này như sau:

Nhìn cảnh bế mạc đại hội trên blog của bác sĩ Hồ Hải, mình nhớ lại cái cảnh, cũng đại hôi đại hội đảng gì đó của đảng cộng sản Rumany thời ông Ceauşescu còn "ngự trị" đất nước Rumany. Tức là "đại hôi đại hội nhất trí một chăm phần chăm", rồi "Đảng cộng sản Rumany quang vinh muôn năm", hay "Ceauşescu muôn năm" đấy, nhưng sau đó, đến 1989, "hùa" theo làn sóng "cách mạng nhung", đảng cộng sản Rumany cũng "tắc tự ngỏm củ từ" như ông "tổng bí thư" Ceauşescu. Có được điều này, theo mình, chẳng qua là Rumany, cũng như các nước Đông Âu XHCN khác, ở vào "vị trí địa lý thuận lợi". Có nghĩa là, xung quanh họ, là các nước "phương Tây tự do", hay nói "nôm na dân ca hò vè" là, họ ở... "gần đèn"! Hehe...

Còn cái "Đảng cộng sản Việt Nam ta" thì sao? Theo mình, hiện giờ vẫn ra rả suốt ngày là "quang vinh muôn năm" hay "sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta" được, đó là bởi vì có "anh" Ba Tàu "ảnh" đứng đằng sau "đỡ lưng" cho! Chính vì thế mà ĐCSVN "sợ" "anh Ba Tàu" một phép! "Ảnh" biểu "ngồi" là "ngồi", "quỳ" là "quỳ"!

Nghĩ mà thấy "thương" cái dân tộc Việt Nam mình! Ở trên đời này, không có một thứ "mực" nào lại "tối" như "mực Tàu"! Đất mẹ Việt Nam ta ở "gần mực Tàu" quá, sát sàn sạt, nên cũng... "tối" theo muôn đời!

Thế mới thấy cuộc đời "chiến đấu vì tự do" của các nhà dân chủ nói chung, của các nhà văn nhà thơ như cụ Phùng Quán nói riêng, thật là đầy ý nghĩa và... dữ dội! "Ý nghĩa", bởi vì thế mới gọi là "giống CON NGƯỜI". Còn "dữ dội", bởi vì họ dũng cảm "chống" lại cả một thế lực "dối trá" là cái "đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm" đang "trị vì" trên mảnh đất "cong cong èo uột hình chữ S" của chúng ta. Cuộc chiến đấu trường kì vì tự do của dân tộc Việt Nam... "vẫn còn tiếp diễn", suốt cả đời!

Và như thế, dường như cuộc đời của mỗi người dân Việt Nam ta có, không chỉ tuổi thơ, mà tuổi trẻ, và cả tuổi già, đều... dữ dội!


Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt...

Bài trước, mình có "hứa" là sẽ "học hỏi" về "tính dân chủ" và "tính bài bản" của từng "thần dân Chữ" một, rồi hôm qua "sáng tác-tối đăng" được một bài, gọi là "chào mừng" cái đại hội lần thứ XI của Đảng CSVN, mà trong đó mình lấy chữ "Đờ" làm tiêu đề, cái bài "Đờ êu đêu hỏi Đảng" ý, các bạn à! Để "tiếp nối chương trình", hôm nay mình "đánh vờ ân vân huyền, ấy chết, quên, nặng... vật" với chữ "Đờ" thêm chút nữa, hehe...

Phải nói là tiếng Việt mình có chữ Đ quả là "độc đáo"! Chẳng nói gì "cao siêu", "xa vời", như các bạn cũng biết đấy, cái "hành động sinh lý cơ bản nhất" của mọi sinh vật trên cõi đời này, tức là cái việc "giải quyết đòi hỏi nhục dục với nhau" giữa hai con cái và con đực, và tiện thể, nếu Thượng Đế cũng "gật đầu" bằng lòng, thì "giao cấu tạo" nên cái "giông giống" để nối dõi cho đồng loại luôn ý, tiếng Việt mình, nếu nói một cách "dân gian dã man" nhất, là "đ." ở miền Bắc, "đ." ở miền Trung, hay "đ." ở miền Nam! Hay "tuệch toạc" ra là hai con đực và cái tối kéo nhau lên giường một đập hai xoa xong đ. nhau đến sáng! Điều này có nghĩa là, mình nói nếu cho nó "văn vẻ" một chút, thì như thế này: "thần dân Đ" hình như "chiếm thế thượng phong" trong "vương quốc Chữ", còn nếu muốn "nôm na", thì: cái chữ Đ, chứ không phải chữ A, có vẻ như là chữ cái "đứng đầu" trong bảng mẫu tự tiếng Việt!

Dưới đây, mình xin "trình bày" thêm cho cái "sự đứng đầu" này của chữ Đ:

Trong "dân gian", mỗi khi có chuyện gì đó quá "bức xúc", không thể "chịu nổi", người ta thường "buột" miệng "cảm thán": đ. mẹ nó chứ, đ. má thằng khốn nạn, v.v...! Tức là câu "buột miệng cảm thán" đầu tiên đó, nếu viết trong "văn chương thơ ca mĩ miều" để xuất bản thành sách, sẽ được viết là: đ. mẹ nó chứ, đ. má thằng khốn nạn,... Có nghĩa là, chữ "Đ." luôn được "đứng đầu" trong "sinh hoạt hàng ngày", trong mọi "câu chuyện làm quà" của "dân gian chúng ta"! Hahaha...

Đấy là trong cái "dân gian chân chất", còn trong cái "hàn lâm thâm thúy" là bộ môn Triết học, thì mình "ní nuận" như thế này: Đầu tiên mọi loài sinh vật trên cõi trần gian lắm này phải đ. nhau một cái đã rồi muốn làm gì thì làm! Hahaha, đầu tiên phải đ. nhau một cái đã... đời! Hahaha...

Viết đến đây, mình cảm thấy là nói về "đ." đã hơi bị... "quá đà" một chút. Các bạn thông cảm cho mình! Đó là chẳng qua cái việc viết lách trên blog, đối với mình, nó như là một sự "thủ dâm", cảm giác "sung sướng" nó cứ "trào dâng" lên "tràng giang đại hải", không "nén" lại được! Tất nhiên, ngoài việc đ. nhau ra, con người chúng ta còn làm "hàng tỉ" chuyện khác, mà cũng bắt đầu bằng chữ "Đ". Chẳng hạn như "Đọc", hay "Đi", hoặc "Đòi".

Về "đọc", mình chỉ nói thêm một cái ý như thế này: theo mình, "đọc" là công việc quan trọng bậc nhất trong sự "học hỏi" của loài người chúng ta.

Ở đây, mình muốn nói nhiều hơn về "đi" và "đòi". Về "đi", thì có "Đi về đâu hỡi em, khi trong lòng không chút nắng, giấc mơ đời xa vắng?...", hehe, mình muốn "dự chữ tình" một chút với cụ Trịnh đấy mà! Đời người, theo mình, là một cuộc "đi" vĩ đại! Đầu tiên, con người "đi ra đời", sau đó "đi đến nhà trẻ", lớn lên chút nữa, "đi đến trường", rồi "đi vào đại học", trường hợp xấu hơn là "đi vượt biên", hay nói theo cách rất chi "ví von văn vẻ" của "anh" Tấn Dũng nhà ta là: "đi ra ...biển lớn", hè, hè, hè... Nhắc đến Tấn Dũng, không thể không nhắc đến "đại ca" của "ảnh" là "bác" Chí Minh cũng của nhà ta được! "Đại ca" Chí Minh ngày xưa đã có một cuộc "đi tìm đường cứu nước" khá là ..."dzĩ đại". Dĩ nhiên, ở đây mình không muốn bàn về cái "ý nghĩa dzĩ đại" của "cuộc đi" đó, bởi vì, nói thẳng ra, ngay hồi đó, có ai khiến "bác" ấy "đi tìm đường cứu nước" đâu, "bác" đi đâu, làm gì, bố ai mà biết được, và thú thực, mình cũng chả quan tâm cho lắm cái cuộc "vừa đi đường vừa kể chuyện" của "bác" ý, hihihi...!

Mình xin tiếp tục, "đi học đại học" xong thì "đi làm" hoặc "đi vào đời", tức "đi vào quán nhậu", mình xin mở ngoặc ở đây một chút: "đi vào quán nhậu" là để "đi tìm cái Tôi chưa mất", hậc, hậc, hậc... và tất nhiên, sau "đi tìm cái Tôi chưa mất", là "đi tìm cái Tôi đã mất". Và như thế, "đi" chán "đi" chê rồi, tức là "đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt", cuộc "đi" cuối cùng của tất cả chúng ta, đương nhiên là, "đi về cõi tím chiều hoang biền biệt" cùng với cụ Hữu Loan!

Có một cuộc "đi" cũng khá là "thú vị". Đó là "đi guốc trong bụng"! Không biết là các bạn có hay "đi guốc trong bụng" không, chứ mình cũng hay thường xuyên "đi guốc trong bụng" lắm. Chả là cứ hai tuần là mình "đi" thi đấu trong giải cờ vua của thành phố Budapest. Khá nhiều lần mình thắng, bởi vì ...đã "đi guốc trong bụng" đối thủ được! hà, hà...

Bây giờ mình nói đến cái sự "đờ oi đoi sắc, ấy chết, quên, huyền đòi". Cũng như "đi", mình có thể phát biểu như thế này, đời người là một "cuộc đòi" vĩ đại! Ngay từ khi "chào đời", con người chúng ta đã "khóc rống" lên đòi ...ăn! Lớn lên chút nữa, đòi ...mặc đẹp, nhất là các cô gái tuổi teen bây giờ! Đòi mặc đẹp, đó là vì đã biết đòi ...yêu và được yêu! Ai chả thế, "Yêu là chết ở trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà chắc được yêu", Xuân Diệu đã nói rồi mà! Tức là, chúng ta đòi được yêu, là đòi ...được chết trong vòng tay em!Ha,ha, ha...

Có một "cuộc đòi" rất cao cả của loài người chúng ta, đó là đòi được tự do! Con người chúng ta, ngay từ khi "ở trên thiên đàng", đã được Thượng Đế dành cho quền tự do lựa chọn cuộc sống. Và cái quyền tự do lựa chọn cuộc sống ấy, không ai có thể xâm phạm được! Vậy mà, chỉ riêng nói một chuyện mới đây thôi, có một nhân vật (so với nhân loại thì "chẳng là cái đinh "gì cả"", nhưng so với "dân gian" Việt Nam ta, là cái đinh "thế huynh"!) đã "ngang nhiên" "tuyên bố láo" rằng: "Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng". Hay nhỉ, cái nhà ông "tân tuyên giáo" này nói nghe hay nhỉ! Dù ông có là cái đinh "thế huynh" đi chăng nữa, thì ông cũng phải "hỏi" ý kiến "nhân dân" xem họ muốn gì trước đã, rồi hẵng nói! Ông có phải là "trời" đâu mà cấm Việt Nam dứt khoát không đa nguyên đa đảng?! Lớn rồi, ăn nói cho nó "lễ độ" một chút chứ lị! Ông "đòi hỏi" hơi bị ...quá đáng đấy! Ai lại cấm đoán đồng bào mình như thế, "thế giới" mà nhìn vào, họ sẽ "cười thối mũi" cho đấy!

Thôi, mình không "đả động" đến "chính trị chính em" nữa! Mình quay lại với "thần dân Đ" đây. Mình thấy là "sự có mặt" của "thần dân Đ" trong "vương quốc Chữ" tiếng Việt là rất quan trọng. Đúng, quan trọng cốt tử đi ấy chứ! Cuộc sống của chúng ta không thể thiếu chữ "Đ"! Các bạn cứ thử tưởng tượng xem: Nếu không có cái chữ "Đ" thì cái "thế giới" của chúng ta sẽ ra sao!

Này nhé, không có "Đ", chúng ta không thể "giải quyết đòi hỏi nhục dục với nhau" được. Bởi vì "ịt", "ụ" hay "éo" nhau thì chẳng "giải quyết" được việc gì cả! Trong khi đó, chỉ với mỗi "đ.", không cần "ịt", là đã thấy "lâng lâng" trong lòng rồi! Tương tự, "đọc" mà "vắng bóng" "đ", tức là "ọc" không thôi cả ngày, cũng sẽ đi đến kết quả là chả có chữ nào "vào đầu"! Đấy là chưa kể, nếu chúng ta "đi" mà không có "bạn" Đ đi cùng, thì cũng chỉ là "i a i ơ" như là đang... hát quan họ là cùng mà thôi! Hơ, hơ, hơ...

Đấy, cái chữ Đ nó "quan trọng" như thế đấy! Có nó, mình mới "đăng" được bài này lên để chia sẻ với các bạn được chứ!Hehe...

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011

Đờ êu đêu hỏi Đảng!

Mấy ngày này chắc "toàn đảng toàn dân" đang hướng về cái đại hội XI của ĐCSVN. Mình cũng "hướng" về như thế này:

Mình nhớ là từ hồi còn bé tí xíu, mấy thằng cha lớn tuổi hơn đã dọa mình bằng "con ngáo ộp" hay "ông ba bị". Kể ra thì cả lũ chúng nó lẫn mình cũng không biết "con ngáo ộp" với "ông ba bị" là cái gì, nhưng phải nói là, mình rất sợ, sợ đến... bây giờ! Mình không nói ngoa đâu! Mình xin "phân tích" như sau:

1. Có một nỗi sợ bao trùm lên mảnh đất hình chữ S quê hương Việt Nam của chúng ta, đó là nỗi sợ Đảng Cộng sản Việt Nam. Mình nói không "ngoa" chút nào, chứ đúng là như vậy, nếu ví ĐCSVN như "con ngáo ộp" của mọi người dân Việt Nam ta. Ai ai cũng sợ nó! Nhất cử nhất động ai ai cũng phải nhìn trước ngó sau xem là mình nói, làm như thế có "phạm húy" hay không.

2. Mình có theo rõi một số trang mạng hay blog cá nhân của một số "nhân vật nổi tiếng", nhưng chỉ thấy một không khí chung là ai ai cũng "dè dặt" trong chuyện "đả động" đến Đảng Cộng sản Việt Nam, đến cái "thực trạng" hiện giờ của đất nước Việt Nam ta. Đó chẳng qua là do tất cả mọi người đều... "SỢ"!

3. Những năm trước đây, thú thực là mình cũng SỢ thật! Tức là mình muốn nói đến nỗi sợ ĐCSVN ý mà! Mình có là "cái đinh" gì đâu, sợ là phải! Cái ý mình muốn nói ra ở đây, là cái sự "sợ Đảng" nó rất là "vô cớ"! Tức là nó như là "bản năng" của mỗi người dân Việt Nam vào cái thời ...hiện đại này. Ở bài này, mình có nói là mình sợ nhất ở cái thời XHCN miền Bắc là viết bản kiểm điểm. Và như thế, không chỉ mỗi mình mình, mà cả bao thế hệ, chúng ta sợ Đảng Cộng sản Việt Nam, sợ như sợ... cọp, triền miên mãi cho đến tận bây giờ!

4. Có rất ít người ý thức được cái nỗi sợ ĐCSVN là "vô cớ", hay "vô lý". Đó là bởi vì đầu óc chúng ta đã bị "nhồi sọ" bởi điều: Đảng Cộng sản Việt Nam là "quang vinh muôn năm", kiểu như "còn đảng còn mình" ý!!! Hồi trẻ thơ, vì không biết "ông ngáo ộp" là gì, nên mọi đứa trẻ đều sợ hãi khi nghe thấy nói đến. Đến khi lớn lên, tuy biết là "ông ba bị" không "tồn tại" ở trên đời này, nhưng lại bị một "ông ba bị khác" là ĐCSVN làm cho... "hồn vía lên mây"!

5. Hôm trước mình có đọc được một bài viết của nhà văn NV về tình trạng văn học VN 2010. Bài viết rất sâu sắc và súc tích. Theo mình, nhà văn NV đã nói lên được cái "vật cản" lớn nhất của văn học VN chính là nỗi sợ ĐCSVN. Mọi người nói chung, các nhà văn nhà thơ nói riêng, ai ai cũng sợ Đảng. Nói ra thì bảo là mình "quá quắt", nhưng mình cho rằng, nỗi sợ Đảng như một căn bệnh "trầm kha" gì đấy của dân tộc VN thời "hậu hiện đại" và dường như, không có thuốc "chữa"!

6. Những người cộng sản thực thụ, nếu có, theo mình, cũng là những kẻ "đờ êu đêu hỏi Đảng" như những "đảng viên ĐCSVN" hiện giờ hết! Ở trên đời này, mình chưa gặp một "hạng" người nào lại "đờ êu đêu hỏi Đảng" như thế cả! Những khuôn mặt "phì nộn" và lúc nào cũng ra cái vẻ "dương dương tự đắc", như thể... "bố người ta", hay nói cho nó "có tính Đảng" một chút là: "cha già dân tộc"! Hộc, hộc, hộc... Tất thảy "bọn họ" có lẽ luôn nghĩ rằng, chúng tao đây là "đỉnh cao chính nghĩa", là "vua" là "chúa" của cái "Nam quốc Sơn Hà", quyền sinh quyền sát chúng tao có đầy mình, chúng tao bảo không được đa đảng là không được đa đảng!

7. Chính vì thế mà mình có thể "tuyên bố" như thế này: Lịch sử thời "hậu hiện đại" của Việt Nam ta chính là lịch sử của nỗi sợ ĐCSVN. Từ những năm 30 của thế kỉ trước, bắt đầu từ khi ĐCSVN ra đời, dường như những người cộng sản Việt Nam đã "chủ định" tạo nên cái "nỗi sợ" ấy trong lòng người dân Việt Nam, đầu tiên bằng cách "triệt tiêu" các đảng phái khác - mầm mống dân chủ , và tiếp theo là việc thực hiện "chiêu bài khủng bố" đồng bào mình khi đã có chính quyền trong tay. Và, với con mắt khách quan, mình thấy rằng: "kinh qua" lịch sử của mấy chục năm xây dựng XHCN, công việc đó đã đạt được những kết quả khá... mỹ mãn! Khốn nạn thay!

8. Những năm gần đây, có vẻ như ĐCSVN đang "lâm" vào "bế tắc". Chỉ riêng cái sự "vẫn chưa ngã ngũ về nhân sự", tức là hiện giờ ĐCSVN không "giương ra" được một nhân vật nào đủ "máu mặt anh hào" để lãnh đạo đất nước được nữa, mà vẫn phải luôn luôn "dựa dẫm" vào cái "Ái Quốc tử thi", đã chứng tỏ ĐCSVN ngày nay đang "khủng hoảng", "khủng hoảng" cả về "nhân sự" lẫn "định hướng"!

9. Mình vẫn cho rằng, có một điều chắc như đinh (thế huynh) đóng cột là, chừng nào "còn Đảng còn mình", chừng đó không thể có "dân chủ" cho dân tộc Việt Nam!

Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011

Vương quốc Chữ

Mình thấy là thứ gì trên đời này cũng có "vương quốc" của nó, kiểu như vương quốc nhạc cụ, vương quốc âm nhạc, vương quốc toán học, vương quốc trò chơi, mà cụ thể có vương quốc bóng đá,... hoặc hay như trong đời thật có Vương quốc Anh, Vương quốc Hà Lan, v.v... Và như thế, mỗi vương quốc đều có "ông Hoàng" của nó. Tỉ như "ông Hoàng nhạc Pop" là Michael Jackson, còn "ông vua bóng đá" là Pele, hoặc trong "vương quốc nhạc cụ" thì piano là "ông Hoàng"...

Và, nếu đã là một "thần dân" của một "vương quốc", thì ai chả thích là, vào "một ngày đẹp trời" nào đó mình sẽ được làm vua, hà, hà! Tỉ như ở "Nam Quốc Sơn Hà" là cái mảnh đất "cong cong èo uột" hình chữ S của chúng ta, từ thời xa lắc xưa lơ, một thằng "thần dân" nếu ..."đầu gấu" một chút là có thể bứt cờ lau tụ tập đám "đàn em" lâu la của mình để "vùng lên khởi nghĩa" chiếm lấy ngai vàng, rồi chễm trệ ngồi vào tự xưng mình là thiên tử, thế là hắn từ một "thằng dân ngổ ngáo" nghiễm nhiên trở thành một "ông vua đường bệ" mà không có ai dám "phàn nàn" hay "thắc mắc" gì cả!

Đấy là mình nói thời xa lắc xưa lơ, còn mới gần đây, ở cái thời "hậu hiện đại" này, cũng tương tự, một thằng dân "tứ chi phát triển", nhưng chỉ cần có một chút "máu mặt" hay tí tính "lưu manh", để dám, hoặc "nằm vùng hoạt động", hoặc "lên rừng cách ly", hoặc "tập kết ra Bắc", là sau một thời gian "trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi", sẽ "nghiễm nhiên" trở thành "tổng bí thư", "thủ tướng" hay "chủ tịch" - những tên gọi mới thời "hậu hiện đại" của "vua", của "hoàng đế". Mình không muốn nêu ra đây cái "trường hợp đi thoát ly" của "anh" Văn Ba, tức là "ảnh" trốn lên tàu viễn dương gọt khoai tây sang Pháp chán rồi mò về Pắc Pó sáng ra bờ suối tối vào hang đá chẳng làm gì cả xong về Ba Đình làm "bác vua" cưỡi đầu thiên hạ, bởi vì nó đã quá "nhàm chán" từ lâu rồi. Mình chỉ muốn nói lên cái sự rất chi là "trời ơi đất hỡi" trên cõi đời này, là: "Tại sao thiên hạ lại rất thích làm bệ hạ đến như thế"?! Hay bởi là vì "dân nhất thời, quan vạn đại, vua là mãi mãi" trong sự nghiệp của chúng ta?!

Đọc đến đây, chắc chắn sẽ có bạn "thốt" lên rằng, lại "chính chị chính em" rồi. Hà, hà, bạn ấy nói đúng, chẳng qua mình có tật đang nói chuyện nọ xọ sang chuyện kia, thì thôi, mình không nói chuyện "đảng đẻo" nữa, mình nói chuyện "chữ nghĩa" vậy! Này nhá, có một "vương quốc" mà những "thần dân" của nó chẳng ai muốn làm "vua" cả, các bạn có biết đó là vương quốc gì không? Đó là "vương quốc Chữ". Vương quốc Chữ "hình thành" từ bao giờ, mình cũng không biết nữa, nhưng có một điều chắc chắn là, không có vua! Dĩ nhiên là cái sự "không có vua" của Vương quốc Chữ, khác xa cái sự "không có vua" của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nó "dân chủ" và "bài bản" hơn nhiều! "Dân chủ" và "bài bản" như thế nào, mình sẽ "phân tích" như sau:

Trước hết, vì không biết tiếng Tàu, mới cả cũng không muốn "mang tiếng" là "hủ nho", mình chỉ "bàn" về Vương quốc Chữ Latin thôi. Tất nhiên, cả những "Vương quốc Chữ loằng ngoằng sa-mạc con lạc-đà", mình cũng chẳng dám "mó máy" đến mà làm gì, bởi vì mình cũng chả "khát khao" cho lắm cái thứ chữ "trùm khăn hùm hụp suốt ngày như là (khủng) bố con người ta" ấy!

Trong vương quốc Chữ, xã hội mang tính "dân chủ" thực sự, mọi người đều bình đẳng, mọi thứ mọi điều đều "xếp hàng" nghiêm chỉnh theo bảng chữ cái ABC, chứ không theo "thành tích chiến đấu bắn chết bao quân địch" hay "công trạng cách mạng thủ tiêu bao đồng chí của mình". Một điều nói lên "tính dân chủ" của vương quốc Chữ nữa, là không có cái "trạng thái" gọi là hòa bình hay chiến tranh trong vương quốc Chữ, quanh năm suốt tháng "mọi thần dân" chỉ chăm chỉ siêng năng lo làm sao cuộc sống của mình trở nên "có ích", "có ý nghĩa" hơn cho "vương quốc loài người". Và, cũng chính bởi cái "tính dân chủ" này của vương quốc Chữ, mà loài người chúng ta ai cũng có thể "làm bạn" với "thần dân Chữ", ai cũng có thể "nhờ vả" vào "thần dân Chữ" trong "công cuộc đi tìm sự thật" cho riêng mình, như là mở blog cá nhân "viết nhăng viết cuội", sáng tác "thơ ca hò vè", v.v... hà, hà!

"Bàn" về tính dân chủ của vương quốc Chữ, có lẽ ...hết ngày! Mình chỉ muốn nói thêm ra đây một điều nữa như thế này: mỗi "thần dân Chữ" đều có một "lực hấp dẫn thần tiên ma quái" đến kỳ diệu! Ví dụ như hồi mình mới biết yêu, mình như thể bị thần dân chữ "Y" "hớp mất hồn", chả là chữ cái đầu tiên của tên "người mình thầm yêu trộm nhớ" là Y mà lị, hihi! Hoặc như thằng bạn nhậu của mình hay "than thở" là, cuộc đời nó quá "đớn đau" vì ba chữ T: tình, tiền và tửu. Tiện thể mình xin mở ngoặc ở đây một chút: trong "vương quốc Chữ" Hung-gia-lợi của mình, tương tự với ba chữ T của tiếng Việt ở trên, là ba chữ P: pina, pénzpia!

Đấy là về "nền dân chủ" của vương quốc Chữ. Bây giờ mình xin bàn về "tính bài bản" của nó. Cái "tính bài bản" của vương quốc Chữ cũng đơn giản thôi, đó là bao giờ "thần dân Chữ" cũng "tập hợp" lại thành "bài", thành "bản"! Loài người "tham si sân" chúng ta có lẽ phải "học hỏi" nhiều về "tính dân chủ" và "tính bài bản" ở những "thần dân Chữ". Và có lẽ, mất cả đời cho việc "học hỏi" này cũng nên!

Bài này mình chỉ "mào đầu" cái chuyện vương quốc Chữ bấy nhiêu thôi. Entry sau, mình sẽ "học hỏi" tính dân chủ và tính bài bản của từng "thần dân Chữ" một, hè, hè!

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

Cái Tôi và sự "đâm mấy thằng... bút chẳng... gian"

Nhớ "thưở trước", he, he, đùa tí, năm ngoái thôi, khi mình rất chi là "năng nổ" viết phản hồi trên talawas, mình luôn luôn nhận được "cảm hứng sáng tác" từ các bài viết được cập nhật phải nói là rất thường xuyên của các tác giả, độc giả. Có những hôm "hứng chí phèo" lên, mình viết được hai ba cái phản hồi liên tiếp. Dĩ nhiên là mình đang nói tới những phản hồi được chị Hoài "chiếu cố" cho đăng, còn nếu kể ra đây cả những "phản hồi rác", thì con số comments của mình trên talawas có lẽ sẽ "lớn lên trông thấy", không đến nỗi "còm cõi" lắm, hihi...

Cái sự "còm cõi", hay nói "toạc móng heo" ra là, cái "cõi còm", tức là ý mình muốn nói cái việc viết phản hồi ý mà, kể ra rất thú vị nếu chúng ta nhìn từ khía cạnh "con người là động vật có tài bắt chước giỏi nhất thế giới"! Khỉ cũng không bằng đâu nhá, các bạn đừng có mà "giãy nảy" lên khi mình nói ra điều này! Hahaha!

Mình nói cái sự "còm cõi" rất thú vị, bởi vì mình cho rằng: khi tham gia sinh hoạt tri thức ở một diễn đàn ảo trên mạng, cụ thể là diễn đàn talawas chẳng hạn, thì tất cả các thành viên ai nấy đều "bắt chước" nhau, đều "nhao nhao" adua nhau đi viết phản hồi. Có những bài viết trong một ngày có được số "còm" lên đến cả trăm. Mình nghe nói, ở blog Quê Choa của bọ Lập, hình như có ngày con số "còm sĩ" tham chiếu lên đến hàng nghìn! Nghĩ mà thấy kinh thật! Chứng tỏ cái sự bắt chước lẫn nhau của con người chúng ta là... vô địch! híc, híc... Nói đến đây, mình nhớ mang máng là có ai đó bảo là ở Việt Nam ta có thời "rộ" lên phong trào "sáng tác văn thơ", kiểu như "nhà nhà làm thơ", "người người làm thơ" ý! Hehe... Thì Việt Nam ta là cái đất nước "ra ngõ gặp anh hùng" mà lị, bắt chước nhau "làm anh hùng"! Giờ thấy người khác "còm", mình cũng "còm", hè, hè,...

Mà trong "giới" còm sĩ ấy, không thể biết được ai là "người thật lòng", ai là "kẻ gian dối"! Ảo mà lị! Mình còn nhớ "như internet" cái không khí tranh cãi nảy lửa "bất phân thắng bại" trên talawas mỗi khi có bài nào đó "nhạy cảm" và mang tính "đa chiều". Tất nhiên, tính "nhạy cảm" và tính "đa chiều", là bản thân bài viết đã "có sẵn", nhưng phải nói là, càng lúc càng được "gia tăng" cho thêm phần "nóng nảy", và cái sự này, đa phần là do "mấy ông còm cõi" nhà ta gây nên. Đấy là chưa kể những "phản hồi rác" đã bị ban quản lý blog "cho xuống sâu dưới đất hóa kiếp thành bùn đen", hehe...

Cái thú vị của sự "còm cõi" còn ở một điểm nữa là: đọc nội dung nhiều phản hồi, thú thực mình không thể phân biệt được là "" hay là "chính", là "gian" hay là "ngay", là "hợp lý" hay "vô lý". Nói chung, là một "mớ bòng bong" rất chi là "đa chiều"! "Đa chiều" ở đây phải hiểu là: "thích" hiểu theo kiểu nào cũng "chiều" tuốt!

Mình nhớ có bác PTV hồi đó đã "sáng chế" ra một tên gọi khác cho những "còm cõi sĩ" của những "phản hồi đa chiều" ấy, đó là cái tên "phản hồi máy". Còn mình, giờ đây, khi nhớ lại họ, mình liên tưởng đến những "thằng... tà"! "Thằng tà", mình không viết sai chính tả đâu! Thời xưa, cụ Nguyễn Đình Chiểu nói là "thằng gian", "bút tà", còn mình bây giờ thì muốn nói "thẳng thừng" ra là, "thằng tà", "bút gian". Bởi vì, những "phản hồi máy" ấy, sau một hồi bị nhiều "bút ngay" "đâm" cho đau quá vì đã dùng "bút gian" viết phản hồi, đã "đuối lý" - tức là về mặt lý luận, bị "tà" đi ít nhiều -, không còn dám "cò(m) cèo" gì nữa!

Nhắc lại talawas, mình cũng cảm thấy hơi buồn lòng một chút! Một phần là "hứng sáng tác" giờ đây cũng... "đi vắng suốt ngày", "bỏ quên" mình thường xuyên! Mình chỉ biết lấy "gợi ý" từ những bài viết cũ của mình... Nhưng thôi, đầu năm mới ai lại "buồn lòng" mà làm gì, nhỡ xúi, "buồn lòng" cả năm thì chết! Thôi thì cũng mong sao, cái "bút" của mình nếu có "đâm mấy thằng tà" sẽ chẳng bị "gian", vẫn "ngay"... như xưa! Hihi...

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011

Đi tìm cái Tôi... chưa mất!

Đầu năm mới, mình nghĩ, để gọi là làm một entry "khai bút", nếu không với một bài về sự "Viết", thì về gì đây hả trời?! Giao thừa, uống ly champage chúc mừng năm mới với "cô ấy" xong, mình đọc lại cái bài này, thấy Hamvas nói về sự "Viết" hay quá! Rồi mình ngồi "tẩn mẩn" gõ phím laptop, thế ra được cái entry đầu năm 2011 này, hehe...

"Viết là hương vị hư hỏng tinh vi của sự đổ vỡ nhen nhúm, là thứ bản thân nó tự đổ vỡ và là thứ đi tàn phá. Con người bắt đầu viết, khi sự tròn vẹn của cuộc sống bắt đầu trở nên thiếu thốn." - Đây là những lời nói về "Viết" của Hamvas. Mình nghĩ, nếu quan niệm như nhà triết học tài ba người Hungary này, tức là coi Viết "là thứ đi tàn phá", thì ở Việt Nam ta, hình như từ xa xưa, người ta cũng đã "phát hiện" ra cái sự "đi tàn phá" này của Viết rồi thì phải?! Hehe...

Ý mình muốn nói, đó là câu thành ngữ "bút sa gà chết" khá "nổi tiếng" của Việt Nam ta, câu này nó nêu lên đươc rõ nhất cái "sự đi tàn phá" của sự "Viết" - "bút sa" -, trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong lĩnh vực sáng tác của "giới văn nghệ sĩ" Việt Nam ta! Mà quả đúng như thế đấy! Mình nói không có "ngoa ngoắt" gì đâu! Đầu năm mới ai lại đi nói điêu mà làm gì! Hì, hì... Chẳng hạn chúng ta cứ xem lại cái thời "Cải cách ruộng đất" đi! Đây nhá, thời đó "bút" của "Chí Minh" mà "sa" xuống tới đâu, thì tất cả những loại "gà qué" ở đó như "bá Kiến", "nghị Quế", hay "Nguyễn Thị Năm" là cứ "chết... như ngả rạ"...

Hoặc như "trường hợp" của "các vị văn sĩ đàn anh" là Trần Dần, Lê Đạt, Hữu Loan, Nguyễn Hữu Đang, Đặng Đình Hưng... chẳng hạn. Họ cũng bị cái "bút sa" của Tố Hữu "tàn phá", cho "lên bờ xuống ruộng", "chết lên chết xuống" khổ nhục hàng chục năm trời. Với cái sự "Viết" của mình, Trần Dần trở thành "Thủ lĩnh trong bóng tối", ngày đêm ông chỉ thấy "mưa sa trên màu cờ đỏ", còn Lê Đạt thì chỉ dám "nói bóng nói gió" với Chữ, buổi chiều ông đi ngang qua Âu Lâu thấy "bóng chữ động chân cầu", "động" cả lòng mình, rồi ngậm ngùi "làm bạn" với "bóng chữ" suốt một "đời xanh"...

Cái sự "Viết" đúng là có một sức mạnh ghê gớm! Thì mình có nói rồi mà, "Vẫn biết rằng Ngôn ngữ có lực hấp dẫn lớn ghê gớm, nhưng cũng xin đừng dùng nó bẻ cong Sự thật", hậc, hậc, hậc... Hay như Hamvas có nói tiếp như thế này:

"Những cảm xúc tinh tế, các khát vọng, những niềm vui, sự say mê, nếu một mặt là những điều không thể nói ra, thì mặt khác, chúng cũng muốn được giữ nguyên vô ngôn như thế. Chúng không chịu nổi khi người ta đưa chúng vào lời nói, dùng từ ngữ đụng chạm tới chúng. Chỉ cái „KHÔNG” lên tiếng, cái „CÓ” im lặng."

Viết là ý thức về sự thật! Quả đúng như vậy. Dường như khi viết, con người ta - không cứ gì chỉ các nhà văn nhà thơ -, muốn nói lên cái sự thật mà bản thân đang ấp ủ, đang "day dứt". Và phải chăng mỗi con chữ, mỗi câu văn đều được "nâng niu", được "đắn đo" trước khi "bị" viết xuống?! Có lẽ chính vì thế mà người ta hay nói, cái nghiệp văn chương - nghề viết - là "món nợ đời đầy đau khổ" đối với những ai lấy bút để "đâm mấy thằng gian"!

Mình nhớ "hồi xưa", tức là cái thời còn mài đũng quần dưới "mái trường XHCN" ý, hihi, mình sợ nhất là viết... bản kiểm điểm. Phải nói là, đây là một cái "trò" khá thâm độc của nền giáo dục XHCN "ưu việt". Có lẽ tất cả những ai "lớn lên" ở miền Bắc trước 1975, đều đã phải viết bản kiểm điểm ít nhất một lần. Viết bản kiểm điểm là một "trò thâm độc", bởi vì khi đó thằng học sinh như mình cảm thấy một nỗi tủi nhục dâng lên trong người, đầu óc ong váng, mặt mũi xây xẩm, cảm thấy như là các con chữ đang đâm, đang tát vào mặt, vào người mình. Và cái "khốn khổ" hơn nữa là cảm thấy một nỗi sợ hãi đang "len lỏi" vào con tim mình! Nỗi sợ hãi ấy, nói không "điêu", đến bây giờ, sau một phần tư thế kỷ rời xa "mái trường XHCN", mình vẫn có thể "mường tượng" lại nó như thế nào!

Dĩ nhiên là ở đây Hamvas muốn nói về cái sự Viết "đích thực và cao cả" - sự "ý thức về sự thật" -, không phải cái sự Viết của chế độ cộng sản. Nhưng dù sao thì..., như thế nào nhỉ? À, mình nhớ ra rồi, thằng bạn nhậu của mình hay nói, ...quả đất vẫn quay xung quanh mặt trời, hì, hì! Tức là cái sự Viết ở đâu cũng thế, cũng là công cuộc đi tìm... sự thật cả thôi! Mà sự thật "sát sườn" nhất đối với một con người, nếu không là "cái Tôi" của người ấy, thì là cái gì hả trời?! Có một thực tế ở Việt Nam ta mà ai cũng "nhìn thấy", là rất nhiều nhà văn nhà thơ "hậu hiện đại" Việt Nam đã bị cái "nỗi sợ hãi khi viết bản kiểm điểm" nó "đeo đuổi" suốt cuộc đời, không thể "" nó ra để "đứng dậy sáng lòa" được. "Tấm gương" của cụ Nguyễn Tuân còn đó, hay gần đây nhất là của cố nhà văn Nguyễn Khải: đến gần cuối đời mới "sực tỉnh ý thức về sự thật" được, mới "lọm cọm" đi tìm cái Tôi đã mất!

Mình không muốn trở thành "khiếm nhã" với các cụ nhà văn nhà thơ "đã mất", nhưng mình nghĩ, một khi đã để "cái Tôi" của mình "mất" đi, thì khó có thể "đi tìm" lại được, đấy là chưa kể, "thời gian tìm" còn "khá ít", tìm cả đời còn không ra nữa là một phần nhỏ cuối đời!

Vì thế, theo mình, nên "đi tìm cái Tôi" ngay bây giờ, khi nó còn... chưa mất! Viết nói chung, blogging nói riêng, chính là cái sự "đi tìm cái Tôi chưa mất"!