Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Việt Nam, máu và... đạn!

Việt Nam, máu và... đạn!

Những năm 79, 80, khi mình nghe cái lời này của một bài hát, là "những đôi mắt mang hình viên đạn", mình đã cảm thấy "rờn rợn" trong người...

Đó là bởi vì mình nghĩ, lại chiến tranh, lại "uýnh nhau" rồi, cái nước Việt mình sao „khốn khổ khốn nạn” thế, đánh nhau suốt ngày...

Đấy là hồi mình còn "nhỏ tuổi", lứa tuổi mà "những người lớn" gọi là chưa "ý thức" được thế nào là "chiến đấu bảo vệ tổ quốc", thế nào là "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh", thế nào là "máu và hoa", v.v...

Hôm nay, khi gọi là… "đã lớn", ngày 30/4/2011, nghĩ lại cái ngày 30/4 cách đây 36 năm, mình cũng vẫn cảm thấy "rờn rợn" trong người...

Tại sao?

Đó là bởi vì, một phần do cảm giác nảy sinh khi nghĩ về chiến tranh, phần khác, do mình đọc được một mẩu tin trên Tiền Vệ về một nhân vật người Mỹ ra mắt cuốn sách "chí thép chí thiếc" gì đó vào đúng dịp "kỷ niệm chiến thắng 30/4" ở Việt Nam.

Mình mới nghĩ, tại sao con người ta trên trái đất này, nhất là "dân gian" Việt Nam ta, lại thích "cổ súy" cho chiến tranh đến như thế? Điều gì đã làm cho lịch sử của Việt Nam chỉ là "lịch sử của những cuộc chiến"? Hay, nói một cách "văn vẻ" hơn: làm thế nào mà "dân gian" Việt Nam ta lại "say sưa" với chiến tranh đến như thế?

Đó là bởi vì, như Chúa đã dạy, chúng ta - "những con chiên của Chúa" -, ai ai cũng chỉ "thích" sống trong tình thương thôi, có ai thích "uýnh nhau" đâu! Vậy thì? Mình "bắt chước" nhà văn Mario Vargas Llosa, xin hỏi: Tại sao chiến tranh?, và, chính xác hơn: Tại sao Việt Nam - chiến tranh?

Mình nhớ đến cái truyện ngắn này của Nam Cao, truyện Chí Phèo, đúng ra, mình nhớ đến câu nói này của Chí Phèo (của Nam Cao?) ở cuối câu chuyện, khi Chí Phèo đến gặp cụ Bá Kiến để "quyết tử" với lão ta: "Tao muốn làm người lương thiện!"

Phải chăng, ngày xưa, Chí Phèo đã lấy rượu làm "cơn say sưa" cho mình. Và khi hết "cơn say sưa", thì Chí Phèo đã "ngộ" ra được là... "muốn làm người lương thiện"? Có thể lắm! Bởi vì, như người đời thường nói, những nhà văn nhà thơ là tài tình lắm trong việc ẩn dụ, truyện ngắn Chí Phèo, theo mình, có thể "tóm gọn" lại như thế này: đó là câu chuyện tình sử "máu và rượu" của Chí Phèo, rượu hết thì máu đổ (kết cục của câu chuyện là cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến). Nhà văn Nam Cao chắc chắn muốn gởi gắm điều này với chúng ta: Con người ta, đến một "thằng du côn" như Chí Phèo, còn "muốn làm người lương thiện"...

Mình tiếp tục nghĩ: chiến tranh chẳng qua là do "những thằng cầm đầu" gây ra mà thôi, "những người dân lành", họ biết gì! Mà đúng vậy! Đây nhá, trên thế giới khối cha gì đất nước chẳng có chiến tranh xảy ra bao giờ cả, như Thụy Sỹ, Thụy Điển chẳng hạn. "Những thằng cầm đầu" của những đất nước này, chắc chắn "khôn khéo" hơn "những thằng cầm đầu" của... "nước CHXHCN Việt Nam" chẳng hạn, họ đã "tài tình" đưa dân tộc của họ thoát khỏi những cuộc chiến vô nghĩa, dân lành không phải "đổ máu" một cách ngu xuẩn, và, tất nhiên, họ cũng không muốn „tăng hàm lượng sắt trong máu” của họ lên mà làm gì, mình nghĩ thế.

Quay lại bài hát "Những đôi mắt mang hình viên đạn". Tất nhiên nhiều người sẽ cho là bài hát này được ra đời là để cổ vũ chiến tranh chống xâm lược bành trướng Bắc Kinh. Ờ, ờ, ờ, nhưng điều mình muốn nói ra ở đây là cái "máu... đánh nhau" của "dân gian Việt Nam ta" ý! Lịch sử Việt Nam ta, như mình có nói ở trên, chỉ toàn là "đánh nhau" thôi, từ đánh Tàu, đánh Pháp, đánh Mỹ, đến đánh lẫn nhau. Những cuộc "choảng nhau vỡ đầu" giữa Nhà Lý - Nhà Trần, Chúa Trịnh - Chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh - Nguyễn Huệ, hay như cuộc nội chiến 1954-1975, chẳng là "đánh lẫn nhau" thì là gì hả trời?!

Ừ nhỉ! Nhưng vì đâu nên nỗi?

Thì vì "những đôi mắt mang hình viên đạn" chứ vì đâu!

Mà mình xin nói cho các bạn biết nhá, không chỉ "những đôi mắt" không thôi nhá, cả "những trái tim" nữa đấy, "dân gian" Việt Nam ta, là "những trái tim mang hình viên đạn" đấy!

Có một ý như thế này, mình cũng xin nói nốt ra đây, đó là: phải là một nghệ sỹ có "trái tim mang hình viên đạn" (được/bị đào tạo dưới "mái trường XHCN") thì mới sáng tác những tác phẩm tương tự như "Những đôi mắt mang hình viên đạn", để "cổ súy" chiến tranh, được! Và, dĩ nhiên, những trái tim của "những người Cộng Sản Việt Nam", là "mang hình viên đạn" giống nhất! Và vì thế, "lịch sử cách mạng" của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đó là câu chuyện "Việt Nam, máu và... đạn", "đánh nhau", dường như là "cơn say sưa" của những người cộng sản. Cho đến tận bây giờ!

Bàn về chiến tranh, mà cụ thể là "cuộc chiến 1954-1975", thì chúng ta đã bàn nhiều, mình xin thôi, không bàn tiếp nữa. Để kết thúc, mình nghĩ như thế này: Nếu "ngày xưa", ở làng Vũ Đại có một "thằng" Chí Phèo với cái lò gạch bỏ hoang, thì "ngày nay" ở làng "Vĩ Đại" cũng có một "ông" Chí Minh với cái lăng xi măng lạnh giá. Và, gần đây xuất hiện một "dở thằng dở ông", là... "Chí Thép"! Giữa những "thằng", những "ông", và những "dở thằng dở ông" này, tuy đều là đồng "Chí" với nhau đấy, nhưng "thằng" Chí Phèo "hơn đứt" "bọn còn lại" ở chỗ, dù chỉ là trong ý muốn: "Tao muốn làm người lương thiện!"...

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

"Miếng da... cừu"!

Người đời thường nói, văn là người, quả cấm... sai! Trúng phóc!

Chả là mấy hôm nay mình cứ tự hỏi đi hỏi lại là, tại sao không "toán là người", hay "hóa là người", hay "lý là người", hoặc lấy mấy "môn xã hội" ra để ví, như là "sử là người", "kinh tế là người"...? Mà chỉ (và chỉ?) là "văn là người"? Và mình nghĩ bụng, câu trả lời cho câu hỏi này hình như mình đã "có" từ thời mình còn đi học phổ thông rồi thì phải, và mình đã... "đánh mất" nó, hehe...

Và mình bắt đầu "đi tìm... câu trả lời đã mất" ấy cho mình, hehe... Và, úm ba la, mình lại "tìm thấy", thế mới lạ! Mình xin kể ra đây với các bạn, nhá!

Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng người Pháp tên là Raphaël de Valentin, anh này đã bán linh hồn mình để đánh đổi lấy một "miếng da lừa"...

Đến đây chắc chắn sẽ có bạn "hốt hoảng" lên rằng, sao lại kể chuyện "Miếng da lừa" của Balzac ra đây? Có "lừa" người ta không đấy?

Ha, ha, ha! Bạn ấy yên tâm, mình không "lừa" bạn ấy đâu! Mình đã nói là úm ba la mà lị, tức là mọi câu chuyện ở đây đều mang tính... "kì dị(êu)", chứ không có gì "lừa (lọc)" hết á, yên tâm đi, nhá!

...Và anh chàng Raphaël..., nhưng mà thôi, mình xin kể chuyện anh chàng người Việt(Pháp?) tên là Ngô Bảo Châu thôi, kể chuyện Tây Tàu làm gì cho nó... "kì", "dị òm", phải không các bạn! Hè, hè!

Câu chuyện là như thế này, dân Việt ta thật là vui sướng khi được tin anh chàng người Việt(Pháp?) Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields, và dường như ai ai cũng nghĩ bụng là anh chàng họ Ngô này là "thiên tài", là "tốt bụng", là..., là..., lắm lắm, bởi vì từ trước đến giờ chàng chỉ "dùng" toán để "nói" thôi. Nhưng gần đây, anh chàng "thích học toán" này, có lẽ do "không lượng nổi sức mình", đã "dùng" văn để "nói", và thế là, đúng như câu "văn là người", anh chàng "là thiên tài, là tốt bụng, là..., là... lắm lắm" này đã để lộ cái "bản ngã Bố Già, khệnh khạng" của mình ra cho thiên hạ biết, thế có "oái ăm" cho chàng không! Mình nói "oái ăm" cho chàng là ở chỗ, theo những "tin vịt" mới nhất mà mình đọc được, họ Ngô đã khóa blog của mình lại vì sợ... "chửi"(?)!

Vì đâu nên nỗi?

Từ một nhà khoa học xuất sắc, danh giá đầy mình, phát ngôn đâu ra đấy, ai ai cũng kính nể, được cả "phó thủ tướng cầm đùi", vậy mà giờ đây chàng phải "co mình" lại, khóa blog, "im hơi lặng tiếng" như... "một con cừu" (mình không muốn ví chàng giống như... nhà văn Đào Hiếu đã ví, hehe!)!

Mình nghĩ đến câu châm ngôn trong Kinh Thánh, câu "Bán linh hồn cho quỷ". Mình nghĩ tiếp, trước đây, "dân gian" nước Việt ta "yêu quý" anh chàng "thích học toán" họ Ngô này, phải chăng là họ yêu quý cái "linh hồn tươi đẹp" của chàng? Phải chăng lúc đấy chàng "chưa bán linh hồn" mình cho "quỷ"?

Có thể lắm?! Mình lại nghĩ đến câu nói này của chàng họ Ngô, câu “Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do”.

Con cừu, trong cuộc sống "bám theo lề" của nó, nó có cái gì là giá trị? Mình tự hỏi. Và mình đã tự trả lời như thế này, nó có bộ lông là giá trị, và... "oái ăm" thay, "bị" buộc phải "bán lông nuôi miệng", hehe... Tức là, bản thân nó chắc cũng không muốn "sống bám theo lề" đâu, chẳng qua "các ông chủ" của nó, muốn được một "món hời" khác, "bắt" nó phải "dâng" lông! Mình nghĩ như vậy, là bởi vì, đã "sống" thì bất cứ sinh vật nào trên cõi đời này, cả cừu, đều "khao khát" tự do thôi, đâu chỉ "con người tự do", đúng không?!

Quay trở lại anh chàng Ngô Bảo Châu của chúng ta, vì đâu nên nỗi? Mình lại nghĩ tiếp như thế này, giống như mọi "con người tự do", chàng họ Ngô cũng có cái giá trị nhất, là cái "linh hồn tươi đẹp" của mình! Và, như "một con chiên lầm lỗi của Chúa", chàng họ Ngô đã "bán đi mất cho quỷ cái linh hồn tươi đẹp" ấy!

Nói bậy nào, Ngô Bảo Châu "bán linh hồn cho quỷ" bao giờ nào? Lấy gì làm bằng chứng?

Ấy, ấy, bình tĩnh, để mình nói tiếp! Chàng họ Ngô "bán" bao giờ thì mình không biết chính xác giờ nào ngày nào, nhưng chắc chắn "đã bán" rồi! Đây nhá, căn nhà mười mấy tỉ, rồi "lương lậu, bổng lộc" này nọ, đúng không?! "Những con quỷ" có "cho không" ai cái gì?! Chúng là "quỷ" thực đấy, nhưng trong trường hợp của chàng "thích học toán" họ Ngô này, rất "sòng phẳng", chúng thực hiện đúng "thuận mua vừa bán"!

Bây giờ mình xin quay lại câu chuyện "Miếng da lừa" ở phần "mở bài" nhé, miếng da lừa giúp anh chàng Raphaël thoả mãn tất cả những gì anh mơ ước nhưng bù lại, nó sẽ nhỏ dần đi ,và tương ứng với việc cuộc sống của anh sẽ ngắn dần đi...

Và, liên hệ với chuyện của anh chàng giỏi toán họ Ngô, ngày nay chúng ta cũng có một câu chuyện "huyền ảo", hay nói như bác Phùng Tường Vân là "kì dị", đó là câu chuyện "Miếng da... cừu":

"Miếng da cừu" giúp anh chàng họ Ngô thoả mãn tất cả những gì anh mơ ước nhưng bù lại, nó sẽ nhỏ dần đi ,và tương ứng với việc "linh hồn tươi đẹp" của anh sẽ ngắn dần đi...

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

Những "cẩu thả" và những... "dương vật buồn thiu"!

Hôm trước mình chỉ "bàn loạn" về "sự sợ hãi", và quên mất "sự cẩu thả", hehe... Hôm nay, mình xin quay lại với nó vậy, mình muốn "lắm điều" về "sự cẩu thả" một chút, nhá!

Nhưng trước đó, mình phải nói ra điều này với các bạn: mấy ngày hôm nay, mình cứ như người... mất hồn ý, ngồi, nhìn háng, đứng dậy, ra ra, vào vào, lại ngồi, nhìn háng, đứng dậy, lại vào vào, ra ra, hết buổi! Ý mình muốn nói là mình đang... "buồn thiu", hihi...

Phải nói là nhà văn Đào Hiếu đã đem đến cho mình một cơn... sốc! Sốc thực sự! Ai đời lại ví một nhà khoa học nổi tiếng như một con... kẹc?!

Nhớ "khi xưa", khi thấy cảnh "thân mật" này, mình cũng đã bị sốc, nhưng chỉ hơi choáng váng một chút thôi, bởi vì dù sao cũng chỉ mới là "đùi" thôi, chưa là "cái giữa háng", hehe! Lần này, thì mình... "ngất" hẳn, thật đấy, hihi...!

Từ trước đến nay, theo những gì mình biết, thì có bốn người đàn ông và một người đàn bà nói về "con cặc"(tiếng Bắc), hay "con kẹc"(tiếng Nam) là mình thích nhất, bởi vì họ nói... hay nhất, hehe! Bốn người đàn ông đó là: Trần Dần với câu nói nổi tiếng "Nắm, nắm cái con cặc", Nguyễn Hưng Quốc với bài "Con cặc", Nguyễn Hoàng Văn với bài "Hội nhà văn và hội cặc nhỏ" và Đào Hiếu với bài "Phảng phất một cái mùi"...

Thế một người đàn bà? Là ai? Nói đi! Nhanh nào!

Ừ, tất nhiên rồi, mình nói ngay đây thôi! Là... Phạm Thị Hoài chứ ai! Chị Hoài với đoạn văn trong Marie Sến như thế này, "Cả tuần tâm hồn không động đậy, dương vật buồn thiu. Mỗi ngày teo đi một ít giới tính."!

Thế đấy, câu chuyện thật là... "buồn thiu"!

Câu chuyện nào? Tại sao lại buồn thiu?

Thì câu chuyện về những con "cu nặng cụ" và "cu huyền cù" chứ chuyện nào vào đây nữa?! Không "buồn thiu" thì là gì hả trời?

Ừ, kể cũng "buồn thiu" thật! Thì cái nước... bọt mình nó thế! Biết làm sao được! Thôi, đừng kể về những "con kẹc buồn thiu" nữa, kể chuyện khác đi! Kể chuyện "cẩu thả" đi xem nào!

Ờ, mình kể chuyện "cẩu thả" nhé!

Câu chuyện có lẽ bắt đầu bằng "hai cái bao cao su dùng rồi", có lẽ thế! Hai cái bao cao su dùng rồi và một người đàn ông... Theo những "tin vịt" mình đọc được, "người ta" đã đột nhập vào một khách sạn và bắt đi luật sư Cù Huy Hà Vũ cùng với "tang chứng" là "hai bao cao su dùng rồi". Và tất nhiên, "chiến công" này thuộc về "những người công an" của cái gọi là "nước CHXHCN Việt Nam". Câu chuyện tiếp theo sau đó diễn ra như thế nào thì chắc chúng ta đều rõ, kết quả là "tòa án nhân dân" đã xử CHHV 7 năm tù giam. Về chuyện này thì mình không bàn nữa, mình muốn bàn về cái việc khác kia, cái việc nói "nôm na toán học" như giáo sư NBC là "sự cẩu thả" ấy mà, hehe... Tất nhiên là "phải tự hiểu ngầm" đấy nhá, "sự cẩu thả" mình nói ở đây là cái sự khác kia, không phải như "sự cẩu thả" giáo sư NBC nói đâu đấy!

Mình nhớ đến một bài viết rất hay nói về "con người có đuôi ở Việt Nam" của Tưởng Năng Tiến trên talawas blog. Mình mới "nghĩ sâu" hơn nữa như thế này: ở cái đất vốn đã "chật chội và ngột ngạt" lắm rồi là "nước CHXHCN Việt Nam" ta, đầy rẫy một loài động vật đáng kinh tởm, đó là những "con chó" được "thả" đi khắp nơi, gọi gọn theo "tiếng Hán-Việt của mình" là... "cẩu thả"!

Và, các bạn biết không, quay lại chuyện luật sư CHHV bị bắt, chính những con "cẩu thả" này đã "đánh hơi" ra "hai bao cao su dùng rồi" để "ập" đến bắt nhà bất đồng chính kiến họ Cù, "lập công dâng Đảng", đấy!

Nói ít hiểu nhiều, hay nói như độc giả Nguyễn Hoài Phố là "phải tự hiểu ngầm". Cái chế độ - những "ông chủ" của "bầy cẩu thả" suốt ngày ra rả là chế độ "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ" - phải chăng tồn tại được, phần lớn là do "những con cẩu thả" này bảo vệ?! Vậy thì, mình xin hỏi, khi phát biểu rằng: “Không thể lấy sự cẩu thả... làm phương pháp bảo vệ chế độ”, giáo sư toán học họ Ngô có "đánh lạc hướng" độc giả không? Bởi vì, ĐCSVN đã, đang và sẽ còn tiếp tục "lấy sự cẩu thả (như mình "phân tích" trên) để "làm phương pháp bảo vệ chế độ" đấy chứ?! Phương pháp này, mình nghĩ, sau hơn tám mươi năm nay, nó có vẻ như, hơi bị... "hiệu quả" đấy chứ, phải không nào?! Tức là, nói theo một khẩu hiệu nào đó, ở cái nước CHXHCN Việt Nam": "còn Cẩu còn Đảng", đúng không?! Chắc chắn thế!

Nói ra tất cả những điều (không mới) trên, chẳng qua mình muốn nêu ra đây với các bạn một "thực tế" như thế này: Hiện giờ, có thể những "dương vật", hay "con cặc", hay "con kẹc" là... "buồn thiu", hoặc "phát ra mùi thum thủm này nọ", nhưng chắc chắn, những con "cẩu thả" chúng đang khả ố... cười đắc chí cùng với "những ông chủ" của chúng! Chắc chắn thế!

Buồ(i)n!

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Bụng bảo Dạ, hay Ngô bảo... Nghê?

Thú thực với các bạn là mình vừa mới bụng bảo dạ như thế này, nếu có "cho vàng", mình cũng không nên làm "người nổi tiếng", bởi vì nếu mình làm người nổi tiếng , thì thật... "khổ", "khổ" trăm đường, "nhất cử nhất động" của mình đều bị thiên hạ... "chiếu tướng" hết! Kiểu như, nói khôn thì thiên hạ cũng bảo "ngô", nói dại thì thiên hạ cũng bảo "nghê", đằng nào cũng... chết! Hehe...

Số là trên Tiền Vệ, mình vừa đọc được một bài viết về nhà toán học nổi tiếng Ngô Bảo Châu, không, chính xác ra, về một phát biểu của ông giáo sư toán này nhân "vụ án Cù Huy Hà Vũ"...

Ngô Bảo Châu nói gì đấy? có "hay ho" không? lại nói về "những con cừu" chứ gì?

Ấy, hượm đã, để mình nói tiếp, hỏi dồn dập thế làm sao mình trả lời kịp được, từ từ nào!

Đầu tiên, mình xin kể chuyện "học toán" của mình trước đã, nhá!

Mình nhớ hồi đi học phổ thông, ông thầy dạy mình mới ra một bổ đề "ní nuận toán học" như thế này: Có một ông thợ cắt tóc, ông ấy đề một cái biển trước cửa hiệu cắt tóc của mình như thế này: Tôi chỉ cắt tóc cho những người không tự cắt tóc cho mình được. Và thầy nêu câu hỏi: Vậy thì ông thợ cắt tóc có cắt tóc cho mình không?

Cả lớp mình hồi ấy, không ai trả lời được câu hỏi "hóc búa" ấy. Bởi vì nếu lời giải là ông thợ cắt tóc có cắt tóc cho mình, thì tức là ông ấy tự cắt tóc cho mình được, mà như thế ông sẽ không cắt tóc cho mình, bởi vì ông chỉ cắt tóc cho những người không tự cắt tóc cho mình thôi, hehe! Còn nếu đáp án là ông thợ cắt tóc không cắt tóc cho mình, thì tức là ông không tự cắt tóc được, mà như thế ông sẽ cắt tóc cho ông, bởi vì biển đề là ông chỉ cắt tóc cho những người không tự cắt tóc cho mình được cơ mà! "Cắt hay không cắt", that is the question! hehe...

Đến đây chắc chắn có bạn sẽ "giãy nảy" lên là, "cắt hay không cắt" thì có liên quan gì đến Ngô Bảo Châu cơ chứ? Vâng, bạn ấy "thắc mắc" như thế là có lý, mình xin trình bày ngay đây thôi:

Mình kể chuyện "ní luận toán học" "cắt hay không cắt" ra đây cũng là có cái dụng ý của mình: Nhớ hồi mới nhận được giải Fields toán học, giáo sư họ Ngô đã phát biểu rằng: "Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do."... Và từ đó, theo mình biết, là tuy giáo sư Ngô có "ní nuận" rất "toán học" như thế, nhưng người ta vẫn chưa tìm ra "lời giải" cho "bổ đề": "Vậy thì giáo sư Ngô Bảo Châu là con người tự do hay là "con cừu"?", bởi vì, trong câu phát biểu của mình, có thấy giáo sư nói là ông làm việc gì đâu, ông làm việc "bám theo lề" hay không làm việc "bám theo lề"? "Cừu hay không cừu", that is the question! hehe...

Mình chợt nhớ một câu châm ngôn như thế này: Thời gian sẽ giải đáp tất cả! Mà đúng thế thật, mình xin quay lại bài toán "Cắt hay không cắt" ở trên: sau này, trong một dịp gặp mặt, thầy dạy toán của mình có nói với bọn mình là ông thợ cắt tóc trong bài toán bị bệnh bẩm sinh không có tóc! Hahaha! Bọn mình đã được một trận cười no nê ngày ấy...

Thế còn the question "Cừu hay không cừu" thì sao?

Thì là "cừu", chứ sao?!

Đây nhá, mình trích riêng ra đây một câu của giáo sư họ Ngô nhá, cái câu này: "Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ."! Tức là, khi phát biểu câu này, ông giáo sư họ Ngô đã vô tình để lộ thông tin lý lịch cá nhân trong mục "nghề nghiệp" của mình là: "làm việc bám theo lề"! Để mình "phân tích" thêm: Khi "rỉ tai" cho "lề phải" cái sự "Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ", tức là họ Ngô đã làm cái việc "tư vấn" cho "lề phải"("chế độ" mà họ Ngô nói đến ở đây, là chế độ của "nước CHXHCN Việt Nam" do ĐCSVN độc quyền cai trị, hay gọn hơn, là "lề phải"!), đã "mách nước" cho ĐCSVN là muốn bảo vệ cái "chế độ độc tài XHCN" ở Việt Nam hiện giờ thì phải như thế này, như thế này...! Tất nhiên là mình không thể biết được cái việc "bám theo lề" của giáo sư họ Ngô này lương lậu bao nhiêu, có hậu hĩnh không, nhưng có thể thấy là ông ta "làm việc" không được "thoải mái" cho lắm (mình xin mời các bạn đọc cái bài này mình nói ở trên của độc giả Nguyễn Tường An)! Và cái sự "làm việc không được thoải mái cho lắm" này, cũng chính là một trong những cái "khổ" của "người nổi tiếng" đấy!

Bây giờ mình xin có đôi điều về cái câu này của giáo sư toán học nổi tiếng họ Ngô, câu "Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này." Theo như những "tin vịt" mà mình được biết, ông luật sư họ Cù bị đưa ra tòa vì đã phạm tội "kêu gọi đa nguyên, đa đảng, đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, phỉ báng chính quyền và thể chế nhà nước". Thế nào là "xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, phỉ báng chính quyền và thể chế nhà nước"? "Có cố tình làm mất thể diện quốc gia" có phải là "tội" này không? Theo mình, đích thị là nó đấy?! "Làm mất thể diện quốc gia", vô tình hay hữu ý, cũng đều là "phỉ báng chính quyền và thể chế nhà nước", mình bụng bảo dạ như thế, và mình nghĩ tiếp, ở một nơi có "xã hội công bằng", không phải "xã hội chủ nghĩa", những kẻ "làm mất thể diện quốc gia" chắc chắn cũng phải đưa ra tòa để xử tội như những kẻ "phỉ báng chính quyền và thể chế nhà nước", nếu như "phỉ báng chính quyền và thể chế nhà nước" là "tội"! Nhưng mình nghĩ cũng kỳ lạ, ở một "xã hội công bằng", như Mỹ, Phương Tây,... hay chính nước Hungary mình đang sống đây chẳng hạn, chẳng bao giờ mình đọc thấy tin tức là có một anh này "xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng", hoặc có một cô kia "phỉ báng chính quyền và thể chế nhà nước", v.v... Tức là, là "cây ngay" thì anh khỏi phải sợ "chết đứng", quên đi! Anh đã là "chính nghĩa sáng ngời" sao còn phải sợ có kẻ "xuyên tạc, phỉ báng"? Mà nếu có kẻ "xuyên tạc, phỉ báng" thực sự đi, làm gì mà anh phải "lo cuống lo cuồng" và "hành xử hèn hạ" như thế? Kệ "nó" chứ, phải lúc nào cũng làm ra vẻ mình là "đỉnh cao chói lọi", "chẳng ngán thằng nào cả", chứ!

Nói ra tất cả những điều trên, chẳng qua là mình muốn nói đến cái phương pháp "ní nuận toán học" của ông giáo sư toán học nổi tiếng họ Ngô, phải nói là, hơi bị... "ngô nghê"! Đúng vậy đấy, quá ngô nghê" là đằng khác! À, mà ông giáo sư nổi tiếng này còn nói tiếp như thế này: "Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ". Mình xin nói như thế này: ông giáo sư họ Ngô... "bé cái nhầm"! Những người của ĐCSVN không biết "sợ" là gì! Họ là "những kẻ can đảm"! Xin nói cho ông giáo sư họ Ngô biết, là nếu có "sự sợ hãi", thì chính là có ở trong đám "dân đen Việt Nam" ta ấy, từ "thằng chân đất mắt toét", đến những "trí thức như ông", tất cả "những con cừu", kể cả "những con cừu" trong cái gọi là "hội nhà văn", v.v... Và, có vẻ như, ĐCSVN quá biết rằng: lấy cái sự "duy trì sự sợ hãi trong dân chúng" (bắt giam Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù là một dẫn chứng) làm phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ chế độ!

Và, ông giáo sư họ Ngô có biết: nếu ngày xưa "dân gian" nước Việt ta có câu thành ngữ "bụng bảo dạ" để chỉ sự tự suy nghĩ và "nghiền ngẫm cho mình", thì ngày nay, sau khi đọc những gì ông phát biểu, "thiên hạ" đã kháo ầm với nhau câu thành ngữ mới là "ngô bảo nghê" để chỉ cái sự "ăn nói ngô nghê" rồi đấy!

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Bắt, bắt cái con cu... nặng cụ!

Mình nói cấm có... sai! Hì, hì! Tức là ý mình nói ở làng Nhàng mình có nhiều "chuyện" lắm, kể không hết! Đây nhá, hôm nay mình xin kể cho các bạn nghe vài câu chuyện mới rất chi là "hay... hớm" của làng Nhàng mình nhá! Những câu chuyện mà mình đặt cho chúng một cái tên chung là "Chuyện "cu" Việt Nam", hehe...

Chuyện "cu" thứ nhất:

Chuyện này, thực ra cũng chẳng lấy gì làm... "hấp dẫn" cho lắm! Bởi vì nó "xưa" rồi, xưa như... hồ Gươm ấy! Chắc các bạn cũng đã đoán ra là mình định kể chuyện gì rồi, hì, hì... chuyện "cu nặng cụ"... Rùa ở hồ Gươm ấy mà, hehe! Chả là mình đọc trên mạng thấy "người ta" cũng đã "xôn xao" chuyện "cu nặng cụ" Rùa này từ lâu rồi. "Cu nặng cụ" Rùa ở hồ Gươm đang bị... "bệnh", hình như là bệnh "không thể sống nổi trong nước" - người ta đồn thế -, nước ở đây là nước "hồ" hay "nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa", mình không biết rõ lắm, nhưng có lẽ là cả hai thứ "nước" ấy! Và hôm vừa rồi, mới... "bắt sống" được "cu nặng cụ" Rùa, để... "chữa bệnh"! Mình thấy "người ta" bảo thế! Chuyện bắt "cụ" Rùa thì có gì mà phải kể? Ấy, đừng nóng, mình kể là cũng có "lý do" của nó đấy! Lý do là ở cái sự "bắt" "cu nặng cụ" Rùa: mình nhìn mấy tấm hình chụp cảnh "bắt" "cu nặng cụ" Rùa mà thấy "xót" cả lòng, thấy "thương" "cu nặng cụ" Rùa quá! Mình nghĩ thầm, giả sử "cu nặng cụ" Rùa mà nói được thứ tiếng như những người đang "bắt" "cu nặng cụ", thì có lẽ "cu nặng cụ" Rùa sẽ "chửi đổng" vào mặt họ một câu thế này: Bắt, bắt cái con "cu nặng cụ" tao đây này, đồ chó!

Chuyện thứ hai là câu chuyện "cu huyền...", ờ, mà khoan đã, để mình kể chuyện tục ngữ ca dao làng Nhàng mình trước cái đã! Tức là câu chuyện về câu tục ngữ "Con hơn cha nhà có phúc" ấy mà! Câu tục ngữ này, chúng ta ai mà chẳng biết, đúng không?!

Mình nêu câu tục ngữ "Con hơn cha là nhà có phúc" này ra, chẳng qua cũng là có chút tình ý... "xem lại lịch sử", hihi! Mình nghĩ, câu tục ngữ này có thể đúng với những "gia đình dân gian" "có cha có con", tức là đối với những gia đình nào mà "thằng cha" có "thằng con", và nếu "thằng con" "hơn" "thằng cha", thì "nhà chúng nó" "có phúc"! Và tất nhiên là câu ca dao tục ngữ này nói "hơn" là "hơn" về những mặt tích cực, chứ "hơn" về những mặt "tiêu cực", như "ác độc", "tham lam"... thì có lẽ "nhà chúng nó" không phải là "có phúc" nữa, mà là gì gì đấy khác kia, mình không biết, hihi...

Mình "tản mạn"... lung tung về câu tục ngữ này, là cũng có dụng ý của nó, hehe, tức là mình muốn "đưa" các bạn đến với câu hỏi: Thế đối với những "thằng cha" không có "thằng con" thì sao? Làm cách nào có thể biết được "nhà chúng nó" có phúc hay không? Chẳng hạn như trường hợp của cái nhà "cu nặng cụ Ồ thì khỏe, ru, vừa mỉm cười vừa nằm ngửa đ." này thì như thế nào nhỉ? Ồ, ai bảo "thằng cha" "cu nặng cụ Ồ" là không có "thằng con" nào cả?! "Thằng cha" "cu nặng cụ Ồ" này là có một đống "con" đấy, "thiên hạ" chẳng kháo nhau ầm ĩ cả lên bao năm nay là "cu nặng cụ Ồ" này là "cha già dân tộc" đấy là gì?! Và "những thằng con" của "cu nặng cụ Ồ" này đang hàng ngày "nối tiếp" sự nghiệp của "cu nặng cụ Ồ" hàng ngày đấy thôi! Vậy "nhà chúng nó" "có phúc" hay không? Những "thằng con" có hơn "thằng cha" là "cu nặng cụ Ồ" không? Vâng, "nhà chúng nó" "có phúc" hay không, mình không biết, nhưng mình biết chắc là những "thằng con" chúng "hơn" đứt "thằng cha cu nặng cụ Ồ", "hơn" nhiều là đằng khác, ít ra là về mặt ác độc, tráo trở và "phản thầy phản bạn", hay nói theo ngôn ngữ của "chúng nó" là "phản... đồng chí" lẫn nhau! Chúng ta cứ nhìn cái "nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" hiện nay của "những thằng con" mà xem, hay nhanh nhất là hãy đọc bài thơ "Gia tài của Mẹ 2011" của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường đăng trên Tiền Vệ, là biết liền thôi mà...

Mình có thể "tóm gọn" lại về cái "nước CHXHCN Việt Nam" như thế này: Đây là một "nhà không có phúc"! Mà quả đúng như vậy đấy, các bạn ạ! "Có phúc" gì mà chiến tranh huynh đệ tương tàn bao nhiêu năm, rồi hàng trăm nghìn người chết oan bởi chính bàn tay của "đồng hương đồng loại đồng bào" qua những cái gọi là "cải cách ruộng đất", "giải phóng miền Nam", rồi hàng triệu người phải rời bỏ quê hương ra đi tìm đường sống khác, long đong trên biển cả, kẻ "có phúc" thì "thoát", kẻ "không có phúc" thì chết mất xác dưới đại dương...

Chúng ta đã "biết tỏng" cái "nước CHXHCN Việt Nam" là như thế nào rồi! "Nói mãi" mà làm gì, "khổ lắm", phải không các bạn?! Đó là chẳng qua mình "dài dòng" như thế là muốn nói lên cái ý "mạt vận" của những "thằng cha" và "thằng con" của "nhà cu nặng cụ Ồ" đó thôi! Và đó cũng chính là cái lý do mình muốn kể "chuyện cu" thứ hai, chuyện "cu huyền... cù": mấy ngày qua, bất chấp công lý (những "thằng con" của "cu nặng cụ Ồ" thì "đếm xỉa" gì đến công lý!), một "thằng cu huyền cù" đã bị chính những "đồng chí" của "thằng cha" mình "bắt sống" để giam 7 năm tù vì cái tội gì đấy rất mù mờ... Và điều đáng nói ở đây là, khi xem những tấm ảnh về vụ "xử án" này, nhất là ánh nhìn của "thằng cu huyền cù", mình lại có cảm tưởng như ánh nhìn đó muốn "chửi đổng" vào mặt những "thằng con quan tòa" rằng: Bắt, bắt cái con "cu huyền cù" tao đây này, đồ chó!

"Chuyện cu" thứ ba thì... ngắn thôi, chỉ vẻn vẹn có mấy dòng như thế này: ở cái nước... bọt mình, hóa ra là có một nhạc sỹ tên là Trịnh Công Cu Nặng Cụ!

Chán thật!

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

Thùng... "đặc cán mai" cũng kêu to!

Mình là một thằng "chậm hiểu"! "Ông già mình" luôn chê bai mình như vậy! Mà quả thực, mãi về sau này, khi... đầu đã hai thứ tóc, mình mới hiểu cái câu khẩu ngữ "Thùng rỗng kêu to" là nghĩa như thế nào, hihi, mình thuộc loại chậm hiểu như vậy đó, hehe...

Nhưng mà cũng còn "may" cho mình là mình đã hiểu được, kiểu như "muộn còn hơn không" ý, hì, hì! Chứ mình nghĩ, thật "khổ" cho những người không "hiểu" được câu khẩu ngữ ấy là nói cái gì! Bởi vì, giả dụ có ai đó, do không hiểu câu khẩu ngữ, rồi suốt ngày "kêu to", là thế nào cũng lộ ngay cái "bản ngã thùng rỗng" trong tức khắc cho mà coi! Lộ "bản ngã thùng rỗng" thì có gì mà "khổ"? Chỉ nói tầm phào! Việt Nam đầy! Chẳng thấy "thằng đéo nào" khổ cả! Ấy, ấy, đừng nóng vội! Để mình nói tiếp chứ! Chưa chi đã giãy nảy lên như cái "xe thùng rỗng chạy trên con đường xóc" thế, hehe!

Chả là mấy hôm rầy, mình liên tục đọc được những bài viết "nói mãi" về vụ "phim phản chiến Đường kiến đoạt giải Cánh diều bạc". Trong "vụ" này, lúc đầu tuy có hơi bị... khó đấy, nhưng cuối cùng, mình cũng "nhận dạng" ra được mấy cái "thùng rỗng" trong ngành điện ảnh nói riêng, và của cái gọi là, văn hóa nghệ thuật, của Việt Nam ta, hahaha... Nhưng trước khi "lôi những thùng rỗng ấy ra trước bàn dân thiên hạ", mình xin được "kêu to" về một vài điều của thứ ngôn ngữ gọi là tiếng Việt của chúng ta một chút nhé! Bởi vì, gì thì gì, tất cả chúng ta, dù muốn "kêu to" hay "kêu bé", đều phải dùng đến cái thứ tiếng, phải gọi là, rất chi là... "lắt léo" này! Mà cụ thể, mình xin "bàn loạn" về chữ "phản chiến" mà "người ta" gắn cho bộ phim Đường kiến mình nhắc ở trên.

Thế nào là "phản chiến"? "Chống" chiến tranh chăng?! Hay "phản đối" chiến tranh?! Hay "kêu to" lên "gọi hòa bình"?! Hay...? Thật khó hiểu! Mình cứ ngẫm nghĩ mãi mấy ngày hôm nay cái nghĩa của từ "phản chiến" mà đến bây giờ, thú thực, là mình vẫn chưa hiểu được! Mình "chậm hiểu" mà lị, hihi! Loay hoay mình giở từ điển thì thấy một "đống" từ có chữ "phản", nào là "phản ánh", "phản ảnh",... rồi "phản bội", "phản bạn",... đến "phản động", "phản cách mạng", v.v... Trên mạng thì mình tìm được những từ "mới", như là "phản hồi", "phản cảm". Nhắc đến "phản cảm", mình lại nhớ đến một thời, ở "miền Bắc", người ta hay gọi những người đi vượt biên là họ hàng của một ông thủ tướng gì đấy của Lào có cái tên Việt là "ôm phản lao ra biển"! Thật đúng là "người miền Bắc xấu xí", ai đời đặt tên các "đồng chí anh em" Lào nhà mình mà lại... "phản cảm" không chịu được như thế!

Mình có thể kể hàng "đống" những chuyện "lắt léo" tương tự của tiếng Việt ra đây, nhưng như thế sẽ làm... mất "thì giờ vàng ngọc" của các bạn mất! Mình chỉ xin "nói nốt" về từ "phản" như thế này nhé: có một từ, đó là từ "phản động", - hình như chỉ mỗi "nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" ta "có" hay sao ý?! - mà mình không thể tìm thấy từ tương đương trong tiếng Anh cũng như trong tiếng Hungary! Nếu có bạn nào "biết" được, xin "kêu to" cho mình với, nhá, mình xin đa tạ, đa tạ, nhá!

Mình "kêu to" một chút về tiếng Việt như thế thôi! Bây giờ mình xin quay lại với "những chiếc thùng rỗng":

Mình thấy như thế này, ở Việt Nam ta thời nay, "thiên hạ trong nước" hay tổ chức những "đại hội" này nọ, kiểu như mới đây có "đại hội Hội nhà văn Việt Nam lần thứ VIII", hoặc "đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI", là để tạo ra những dịp tập hợp nhau lại "kêu to" với "thiên hạ" và với... nhau! Mà "kêu to", thì chỉ những "thùng rỗng" mới có thể "kêu to" được chứ, "thùng đặc" kêu bé tí, hoặc không "kêu", ai nghe thấy! "Kêu to" thật "khổ" đúng không nào?! Vừa bị "lộ" ra là "thùng rỗng", vừa lại phải mất sức lên gân lên cốt để "kêu to"! Chưa kể, "thùng nào thùng nấy" ra sức "kêu to", "nhặng xị ngậu" cả lên, trong trạng thái "hỗn quân hỗn quan hỗn láo hỗn loạn", thì còn "nghe thấy" cái gì nữa!

Nói đến đây, chắc các bạn sẽ "thốt" lên rằng, "Biết rồi khổ lắm nói mãi!", đúng không?! Vâng, thì ai chẳng biết! Chẳng qua mình cứ phải "nhắc đi nhắc lại" chuyện cũ, để mà... "tri tân" mà lị! Hihi...

Mình nhắc chuyện "đại hội này, đại hội kia" là cũng có ngụ ý muốn nói đến cái "bản chất" của chế độ "nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" mà thôi! Hay chính xác ra là "bản chất" của "nền văn hóa xã hội chủ nghĩa"! Một "nền" văn hóa rất "sính" trao giải thưởng này nọ cho những cái gọi là "tác phẩm" của những "chiếc thùng rỗng"!

Nhưng muốn "nhận dạng" được "thùng" nào là "rỗng", chúng ta có lẽ trước đó phải tìm hiểu "rỗng" là như thế nào chứ hỉ?! "Rỗng", theo mình nghĩ, có lẽ nhiều nhất là do... "bần cùng", như nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt đã có chỉ ra cho chúng ta biết rồi đó thôi, tức là, mình nghiệm ra như thế này: muốn "nhận dạng" được "thùng" nào trong cái "nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" hiện nay là "thùng rỗng", đầu tiên phải "xem xem" "thùng" đó thuộc "giai cấp" nào trong xã hội, có phải thuộc "giai cấp tiên phong" của xã hội hay không? mình nói "giai cấp tiên phong" là bởi vì đó là "giai cấp vô sản", nghĩa tiếng Việt là "giai cấp gồm những thùng không có gì cả, về mọi mặt", hay nói cho nó "dzăng dzẻ" một chút, là "giai cấp thùng bần cùng về mọi tài sản vật chất cũng như trí tuệ"! Ở đây, dĩ nhiên là chúng ta đang nói về "những thùng rỗng về tài sản trí tuệ"!

Vậy thì "phản chiến" và "thùng rỗng" có liên quan gì đến nhau? Ấy, có chứ! Đây nhá, đó là chữ... "phản thùng"!

Theo mình, phim Đường kiến, có thể các bạn sẽ vẫn cho là "nó" mang tinh thần "phản này phản nọ", tỉ như "phản chiến" chẳng hạn, nhưng có lẽ, danh hiệu đúng với "nó" nhất, là... "phản thùng"! Đó là bởi vì, mình cho rằng, cái "thùng đạo diễn" nó cũng không đến nỗi "rỗng" cho lắm đâu, mà ngược lại, còn khá... "đặc" là đằng khác, riêng việc biết "mượn" một truyện ngắn hay của một nhà văn VNCH để dựng thành phim cho "thiên hạ" xem là đã chứng tỏ "thùng" này không "rỗng", khá phết, phải không các bạn?!hehe! Nhưng éo le thay, "thùng đạo diễn" này lại vấp phải một lỗi khá trầm trọng, là đi ngược lại với chính bản thân "thùng đặc" - "kêu" bé thôi, hoặc tốt hơn hết là không "kêu" - của mình, là đã "kêu toáng" lên sau khi bị "người ta" phát hiện ra là "đạo ý tưởng" truyện ngắn cùng tên của nhà văn VNCH Kinh Dương Vương! Đấy là chưa kể cái việc "tự tiện" đưa "một lính Mỹ da trắng" vào phim thay "người lính cộng hòa", để đưa câu truyện đến khác hẳn nội dung và ý nghĩa của truyện ngắn ban đầu. Ai "phản chiến" ở đây? "Người lính Mỹ da trắng" hay "người lính cộng hòa" hay "người du kích cộng"? Nhà văn KDV, khi viết truyện Đường kiến, tuy rằng có "hư cấu", nhưng ông đã viết xuống như viết về chính mình - "một người Việt Nam". "Một người lính Mỹ da trắng" suy nghĩ hành động như thế nào? có "phản chiến" không? (tiện đây, mình xin nói luôn cái ý nghĩ chợt đến này của mình: nếu nói về sự "phản chiến", thì người Mỹ có lẽ không thích nói đến cho lắm, chúng ta hãy nhìn những cuộc chiến tranh trên thế giới mà xem!), ông không thể "hư cấu" được, vì không thể "nghĩ hộ" người khác, không thể "phản" sự thật được! Vậy mà, cái "thùng đạo diễn" dám cả gan "hư cấu" một nhân vật "lính Mỹ da trắng" thay "người lính cộng hòa" vào phim để hòng "nêu nên" cái ý nghĩa "phản chiến" của bộ phim! Thật "phản... thùng" quá mức! Phản, phản, phản!

Nói là nói vậy thôi, chứ mình cũng cảm thấy... "thông cảm" cho cái "thùng đặc đạo diễn" nọ! "Nó" còn nhỏ và chưa được "lấp" những chỗ "rỗng" của "tài sản trí tuệ"! "Nó" cũng "đáng thương" như bao "ấu trĩ thơ" khác trên quê hương "chùm khế ngọt" Việt Nam ta cả thôi! "Nó" tuy là "thùng đặc" đấy, nhưng là "thùng... đặc cán mai"! Nên việc "nó" "kêu to" giống như "thùng rỗng" cũng không có gì là... khó hiểu cả! Hì, hì...