Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Dòng sữa Mẹ

Thưa vâng, giá gì những bọn người như thế đừng bao giờ sinh ra (phải bóp cổ từ trong bụng mẹ) để thêm ô nhiễm và làm chật, “nức nở” trái đất này. Bọn chúng đúng là thứ giòi bọ, sâu bọ, ruồi bọ… và cuối cùng rồi cũng phải đến lúc chui rúc cống rãnh…!

Thưa nữ thi sĩ Thanh Bình,

Tôi thực sự vui mừng khi được nhà thơ nhắc đến trong bình luận của mình. Đọc những lời trên, tôi nhớ đến một đoạn văn của nữ thi sĩ trong truyện ngắn “Bệnh dửng dưng” như sau:

Tôi buồn vì niềm mất mát lớn lao ấy đến mắc bệnh thẫn thờ. Nhưng căn bệnh của tôi biết đâu còn có liều thuốc thời gian chữa trị được. Còn những người với công việc tầm thường như gã thường trực, học thức như bác sĩ Lân… hình như họ đang bị xâm nhiễm nặng thứ vi trùng làm huỷ diệt những cảm xúc tình người. Họ sẵn sàng xoay mặt với những đau khổ của đồng loại và chỉ biết làm đầy bao tử mình. Rồi họ đổ lỗi cho những tệ trạng nghèo đói, mục ruỗng từ trên xuống. Con bệnh này vì thế tôi sợ sẽ hết thuốc chữa nếu càng ngày càng lan dần, lan mạnh trong xã hội tôi đang sống.

Thú thực, nếu có ai đó hỏi tôi, là tôi thích đọc thơ ca của “đàn bà” hơn hay thơ ca của “đàn ông”, thì tôi sẽ trả lời ngay không một chút do dự, rằng mình thích thơ ca của những nữ thi sĩ hơn cả. Bởi vì, tôi nghĩ, thi sĩ “đàn ông” làm thơ với cảm hứng đều xuất phát từ một cái Đẹp gì đó, và cái Đẹp nhất trên đời này, theo tôi và rất nhiều nhiều… “người đàn ông” khác, chính là “Người Đàn Bà”! Có phải vậy không nữ thi sĩ Thanh Bình?! Và, thơ ca, hay hơn cả, tôi tự suy diễn theo cái cách “phù thủy” :) của mình, phải chính là do “cái Đẹp nhất” làm ra!

Một ý nữa, thơ ca đi vào lòng người, đó là do nó mang tải một thứ “sức hấp dẫn” mềm mại và ấm áp như dòng sữa mẹ. Loài người chúng ta, chào đời và lớn lên, bắt đầu từ dòng sữa mẹ. Vậy tại sao xã hội con người hiện nay – không riêng chỉ xã hội Việt Nam -, lại không “duy trì” và “quay trở lại” với “Dòng Sữa Mẹ”? Lại để những thứ “vi trùng” như là… “Nay ở trong thơ nên có thép” nó xâm nhiễm làm mất hết những cảm xúc tình người? Mà đúng thật đấy, như thực tế lịch sử thế giới đã cho chúng ta thấy: Chính cái “Thép” (trong đạn bom chẳng hạn) có ở trong thơ đã “sản sinh” ra một đống những giòi bọ, sâu bọ, ruồi bọ, chuột bọ,…! Vậy thì…?

Tất nhiên, tôi không thể nói lên “những điều mềm mại và ấm áp” hay được bằng những nhà thơ nhà văn, tôi xin nhường lời lại cho những thi sĩ của loài người, nhất là cho những thi sĩ của “phái Đẹp”! :)

Mong đón chờ những sáng tác mới của Nguyễn Thị Thanh Bình!
Xin cám ơn nữ thi sĩ! Trân trọng.
Trương Đức

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

"Đường kách mệnh" hay Những tháng năm... "phản động"

Phải nói là mình đã bị... "sững sờ" khi đọc được câu thơ sau đây của nhà thơ Trần Hữu Dũng trên Tiền Vệ:

"Bài học cách mạng
Ba đời viết bằng máu
Trong gia phả dòng tộc tôi."

Đó là bởi vì mình nhớ đến bài hát này của Trịnh Công Sơn, bài "Hát trên những xác người", và, tất nhiên, đến cả... cuốn "Đường Kách Mệnh" của nhân vật "xác ướp" Hồ Chí Minh!

Có một điều chắc chắn như thế này: ông nhạc sỹ tài ba họ Trịnh và ông "cha già vĩ đại" họ Hồ, cả hai người đã viết lên "tác phẩm" của mình - một người: bài hát, người kia: cuốn sách -, bằng... bút mực bình thường. Nhưng, cái gọi là "Cách mạng Việt Nam", đấy là mình gọi theo cách nói của những người cộng sản "con cháu ông Hồ" chỉ những cuộc chiến tranh xảy ra trên mảnh đất Việt Nam ở thế kỷ trước, xét cho cùng, cũng như cái gia phả của bao dòng tộc Việt Nam ta, là được/bị viết bằng... máu! Máu của những xác người!

Hôm trước, mình đọc được một bài "phỏng vấn" rất hay của nhà văn Liêu Thái, trong đó có đoạn: "Cụm từ này đang rất hot, nhưng không dễ nhận ra nó, từ từ nha, nó nói là chuyện nó nói, thật đấy, nó thành thật, nhưng tin nó như thế nào thì là chuyện hên xui và thuộc về sức mạnh cá nhân cũng như thế lực phe nhóm... À há! Nó tên là Phản Động, có người nhầm nó là bóng ma, cũng có người nghĩ rằng nó đang ngộ Phật, có người còn cho rằng nó là một Bồ-tát, hay là một Niết-bàn khác sau khi Phật nhập diệt. Cứ thế, mỗi người đều gán cho nó một cái định nghĩa trên... một cái định nghĩa trên... một cái định nghĩa."

Mình mới nghĩ như thế này: Cho dù những người cộng sản Việt Nam có "tô son trét phấn" đến thế nào đi nữa, cái gọi là "Cách mạng Việt Nam", chính là một thứ "Phản động", chính là một thứ "Bóng ma" theo đúng ý nghĩa của những từ này!

Bậy nà, cha nội nói gì nghe lạ rứa hè, "Cách mạng Việt Nam" phải là "diễm lệ và hào hùng" chứ, tại sao lại là phản động, là bóng ma được, bậy nà!

He, he, chẳng có gì lạ cả! Nếu phản động được định nghĩa trên... một định nghĩa (trên... một định nghĩa trên... một định nghĩa) là "đi ngược lại với chiều hướng phát triển chung của loài người", thì Cách mạng Việt Nam không là phản động thì là gì đây hả trời?! Hãy nhìn mà xem, trong suốt "quá trình làm cách mạng" hay nói như nhà thơ Trần Hữu Dũng là "học bài học cách mạng", bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu nước mắt đã rơi, bao nhiêu máu đã đổ cho cái "cuộc cách mạng" thổ tả này?!

Ờ, ờ, nghe cũng có lý, thế còn "bóng ma", tại sao lại là "bóng ma"?

À há, "bóng ma", vấn đề chính là ở đây đấy!

Mình nhớ mãi một câu văn này trong truyện dài "Những tháng năm cuồng nộ" của nhà văn Khuất Đẩu: "Bóng ma vô hình đã thực sự lởn vởn khắp mọi nhà. Nó đến lúc nào không ai biết, nó đi lúc nào cũng chẳng ai hay. Nhưng trước mặt, sau lưng, bên phải, bên trái, trên trời dưới đất đâu đâu cũng có nó. Từ đây, mọi người lại co rúm như làng đang có dịch!".

Mình thấy như thế này, không cần phải nói dài dòng mà làm gì, lịch sử cái nước Việt Nam ta, chính là lịch sử của... "những bóng ma"! Đây nhá, suốt từ những thời "dựng nước và giữ nước" xa xưa của An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu..., cho đến "giải phóng và thống nhất đất nước" của những người cộng sản mà đứng đầu là nhân vật Hồ Chí Minh, do chiến tranh chém giết nhau liên miên, mà có rất nhiều người chết "như ngả rạ", tức là: hàng đàn, hàng đàn xác người - "bóng ma" -, được... "sinh ra"! Và, vì thế, lịch sử, chính là được "những bóng ma" này ghi nên mà thành!

Về "lịch sử bóng ma" của những thời xa lắc xa lơ, như là của "Vua Hùng", Bà Trưng, Bà Triệu..., mình không muốn bàn tới, bởi vì nó cũ quá rồi, cũ như trái đất ý, hihi, mình chỉ muốn nói về cái thời ngày nay của chúng ta thôi, cho nó... gần, mới cả, dễ kiểm chứng, đúng không, nhá?!

Mình xin bắt đầu... À, nhưng trước tiên, có một điều như thế này, mình muốn nêu ra đây, đó là chỉ "những bóng ma" mới cuồng nộ, con người bình thường không bao giờ cuồng nộ cả!

Rồi, bây giờ mình xin tiếp tục:

Từ những năm đầu của thế kỷ trước, có một "bóng ma" (mình nói là "bóng ma", bởi vì nhân thân của nhân vật Hồ Chí Minh rất chi là mờ ám, thoắt ẩn, thoát hiện và làm những việc "không bình thường" như... bóng ma!) xuất hiện để đem vào Việt Nam cái gọi là "Đường Kách Mệnh". Và, cũng từ đó "những bóng ma cộng sản" cũng hình thành, ngày càng đông đúc trên "mảnh đất lắm người nhiều ma" cong cong hình chữ S của chúng ta. "Những bóng ma" có thể thấy "hiển hiện" rõ nhất trong "Cuộc Cải Cách Ruộng Đất". Hồi đó, những người cộng sản Việt Nam đã gây ra một sự "cuồng nộ" dã man nhất trong "lịch sử cách mạng" của họ đối với dân tộc Việt Nam. Hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng, chết một cái chết vô nghĩa và oan ức, tiêu biểu là cái chết của bà Nguyễn Thị Năm. Và những "xác chết" đó, không phải mình mê tín dị đoan đâu, tạo thành vô số "những bóng ma" lởn vởn mãi trên bầu trời Việt Nam! Thật đó!

Sau đó, những người cộng sản Việt Nam (có giai thoại là Hồ Chí Minh đã khóc(?)), vẫn tiếp tục... "hát trên những xác người", dường như chưa thỏa mãn cơn cuồng nộ (lên đồng tập thể) đẫm máu ấy, họ tiến hành làm cuộc "Nam tiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước". Lại bao xác người, toàn thanh niên trai trẻ, ngã xuống... Tầng tầng lớp lớp bóng ma ngày càng "sinh sôi nảy nở"!

Dĩ nhiên, như mình có nói ở bài trước trên Tiền Vệ, là mình không muốn nhắc lại các những điều vô nghĩa của chiến tranh, không muốn khơi dậy những nỗi đau của các bà mẹ Việt Nam, nhưng cái "hiện thực", là tồn tại "những bóng ma", là có đấy trên quê hương Việt Nam của chúng ta!

Những bóng ma cộng sản vẫn đang gây ra "những tháng năm cuồng nộ" cho dân tộc Việt Nam! Ngày mỗi ngày, những bóng ma mới lại xuất hiện, lại gây nên những "cuồng nộ mới", mà theo cách dùng từ "thời thượng", hay nói như nhà văn Liêu Thái, là những "Phản Động"! Và trớ trêu thay, chúng ta không thể thấy được quê hương đến bao giờ thì hết "bóng ma" khi mà từ 1969 đến giờ, vẫn còn một "bóng ma" (mình nói cái xác ướp của họ Hồ là bóng ma, một phần xác người đã chết là bóng ma, phần nữa, như mình có nói ở trên, ông ta là một "bóng ma" sinh thời, thì khi chết, "bóng ma" lại trở về "bóng ma" thôi) trấn ngự giữa Ba Đình! Chúng ta không thể thấy được, phải chăng bởi vì chúng ta là những người bình thường, không phải là "những bóng ma", "Chỉ những xác chết mới nhìn thấy kết thúc của cuộc chiến tranh"? (Only the dead have seen the end of war! - Plato).

Viết đến đây, nhìn qua Tiền Vệ, mình thấy bác Nguyễn Đăng Thường tặng một bông hồng nhung cho nữ sĩ Thanh Bình, mình cũng bắt chước bác Thường, cũng xin tặng nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình một bông hồng nhung, và, tiện đây, xin tặng nhà văn Liêu Thái một đôi... dép dự phòng, để lần sau có "đi... phỏng vấn", nếu chẳng may mải lo "rút êm quên... cầm dép", có cái mà đi cho đỡ đau chân, hihi!

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Tự do trong bể... dâu!

Thưa bác Đào Hiếu và bác Trần Ngọc Bảo,

Dẫn chuyện cá trong bể và cá ngoài sông ngòi để định nghĩa thế nào là tự do, theo thiển ý của tôi, là hai bác hơi bị… hời hợt trong lý luận!

Tự do không thể là sự “an thân”, hay nói như bác TNB là sự bằng lòng. Mà ngược lại, tự do, trên phương diện tâm lý, chính là sự luôn luôn cảm thấy không bằng lòng. Bởi vì, khi chúng ta bằng lòng, chứng tỏ chúng ta khuất phục một cái gì đấy đang thống trị chúng ta, mà khuất phục sự thống trị, có nghĩa là chịu sự nô lệ. Tôi lấy ví dụ: chúng ta bằng lòng với sự khắc khổ của nhà tu, tức là chịu làm nô lệ cho cái Đạo (ở đây là đạo Phật) và không cần những thứ khác. Hoặc tôi có thể nói ngay đến tình hình của người dân Việt Nam ta: có rất nhiều người “bằng lòng” với chế độ độc tài hiện giờ, sống ung dung với những gì mình có, nhà lầu, xe hơi, ăn chơi nhảy múa, v.v…, nhưng họ có tự do không? Không! Họ không có, bởi vì họ đã “quen” sống trong “bể” như con cá cảnh rồi! Tôi xin hỏi hai bác: Nếu một ngày đẹp trời, chủ nhân của con cá tự dưng không thích nuôi cá cảnh nữa, muốn nuôi mèo chẳng hạn, đem hết cá đi cho mèo ăn, thì cái “sự bằng lòng” (tự do) của cá có còn nữa hay không?

Chúng ta – con người -, nếu sống trên đời này, hãy đừng ví kiếp người như “sự tồn sinh vật vờ bằng lòng” của loài cá! Chúng ta phải có sự “tự do sống” của chúng ta. Thượng đế sinh ra chúng ta cũng là cho chúng ta một sự tự do. Đừng thấy cái vỏ “an bài” do Đảng CSVN ban cho mà quên đi cái sự mất tự do! Đừng bằng lòng với cái “ban phát” đểu cáng của nhà cầm quyền độc tài, họ rất sợ nếu người dân được tự do!

Và điều quan trọng: Đừng tự ru ngủ bản thân, hãy cảnh giác: sự bằng lòng không bao giờ là sự tự do cả!

Trân trọng.
Trương Đức

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Ne fordíts, hay Đừng dịch em!

Trong khi chờ đợi giáo sư Nguyễn Quỳnh trả lời nhà thơ Quỳnh Thi, tôi xin được góp một vài ý kiến của mình nhân chuyện “thơ dịch” như thế này:

Hôm trước, tôi cũng đã suy nghĩ khá lâu khi đọc được cái ý này trong một bài thơ của anh Viện: “Nhưng tôi chỉ có thể là thi sĩ khi thơ của tôi làm cho người chết sống lại và những người đang sống cần phải biết chết đi.” Tức là, sáng tác thơ ca, đối với anh Viện, như một cách bốc thang thuốc “cải tử hoàn sinh” cho những người chết và, nếu chẳng may có “những người đang sống” uống đúng thang thuốc này, “cần phải biết chết đi”! “Sống” hay “chết”? Câu trả lời, chính là ở vị thế của “kẻ uống thuốc”, hay chính xác ra, “người đọc”!

Và, theo tinh thần đó, tôi nghĩ, cái ý của anh Viện, đối với những người “dịch thơ dịch văn” – dịch giả -, nó cũng có thể đúng trong rất nhiều trường hợp!

Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều những tác phẩm văn học dịch, mà dịch giả dường như hoàn toàn làm cho tác giả nguyên tác “sống lại”, tức là dịch rất thành công.

Và chúng ta cũng gặp phải không ít những trường hợp ngược lại, tức là dịch giả “vô tình làm chết” tác giả nguyên tác một cách không thương xót! Để tránh đụng chạm, tôi xin được miễn trích dẫn ra đây cụ thể là những trường hợp “dịch chết người” nào.

Cụ thể về bài thơ dịch “Ne felejcs – Đừng quên em” của Nguyễn Hồng Nhung: Một phần vì biết tiếng Hungary, một phần tự thấy sự cảm thụ thơ (tiếng Việt hay tiếng Hung) của mình không có lắm, nên tôi chẳng muốn “bàn loạn” về bài thơ dịch này của chị Nhung ra ở đây. Và tôi nghĩ, giáo sư Nguyễn Quỳnh đã “bình” rất hay về bài thơ dịch này rồi, tôi đã đọc được trên vanchuongviet.org.

Tuy vậy, tôi vẫn muốn nêu ra đây cái ý kiến của mình như thế này: Riêng THƠ, “hay ho” nhất là thưởng thức trong ngôn ngữ nguyên tác, bởi vì, như nhà thơ Nguyễn Đăng Thường đã có nói: “Với tôi thơ làm xong là xác chết, thơ đăng báo là xác ướp”, tức là bản “thơ dịch” của bài THƠ gốc, sau khi “làm xong” và “đăng báo”, có lẽ đã trở thành một cái gì đó… “tệ hại” hơn “xác chết” và “xác ướp” từ lâu rồi!

Tất nhiên, việc “sống” hay “chết” của thơ dịch, cụ thể là bài thơ dịch này của Nguyễn Hồng Nhung, như tôi có nói ở trên, tùy thuộc vào “góp nhìn” của từng người đọc chúng ta, tôi không đi sâu vào nữa.

Tiện đây, tôi xin nêu ra đây với nhà thơ Quỳnh Thi rằng, trên trang vanchuongviet.org có bài viết của giáo sư Nguyễn Quỳnh về “cách viết lập dị” của ông rất rõ ràng, thi sĩ họ Quỳnh có thể tham khảo thêm.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Thời của những con chuột cống lộng hành trên mặt đất...

Đề tài "chiến tranh", mình biết chứ, nó chán như... con gián, hehe, nhưng lại không thể... không bàn về nó được, kiểu như "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" ý, hihi!

Mình nhớ những năm trước, tất nhiên mình đang nói về cái hồi talawas còn "sống", hihi, cứ đến 30/4 là lại "rộ" lên trên diễn đàn của Phạm Thị Hoài chuyện "tháng Tư gãy súng", tức là mọi người đều bàn tán sôi nổi về Cuộc chiến Việt Nam 1954-1975. Mình đọc được nhiều những ý kiến, suy nghĩ, phải nói là rất sâu sắc về cuộc chiến đẫm máu và vô nghĩa này, và, thú thực, mình cũng đã tự hỏi một câu hỏi rất chi là... "vô nghĩa" là: Tại sao có chiến tranh trên quả đất này?

Và, "nhiệm mầu" thay, hôm nay, mình đã "tìm thấy" câu trả lời cho câu hỏi "vô nghĩa" ấy của mình, đương nhiên, câu trả lời không "vô nghĩa" chút nào, hihi, bởi vì mình thấy nó đúng lắm, chí lí lắm, và, lý do chính, anh Viện đã chỉ ra cho mình biết, hihi! Đây, câu trả lời nó đây:

Chiến tranh có trên quả đất này, đó là bởi vì từ xưa đến nay, tất cả các thời đại, đều là "Thời của những con chuột cống lộng hành trên mặt đất"!

Chiến tranh và "lũ chuột cống" thì liên quan gì đến nhau? Mới cả, thế "mèo" đi đâu hết để "bọn chuột cống" chúng lộng hành trên mặt đất cha nội?

Hehe, có chứ, có liên quan chứ, là "chuột cống", nên chúng tham lam và độc ác, tham lam và độc ác thì dẫn đến cướp bóc và chém giết, tức là chiến tranh, đúng không?! Thế mới bỏ mẹ! Còn "mèo" mà có mặt thì... nói chuyện chi nữa! Nhưng khoan hẵng bàn đến "chuyện mèo", để mình nói hết cái ý này đã, cái ý rằng, từ khi Chúa Giê-su chết đi trên cây thánh giá, hình như những lời của Chúa không "vọng mãi ngàn năm" nữa thì phải, hoặc có "vọng mãi ngàn năm", nhưng chúng ta đã không "nghe thấy ngàn năm"? Có thể chăng?

Hôm trước, mình bị "ám ảnh" mãi bởi câu thơ này của Raymond Radiguet, mình đọc được trên Tiền Vệ:

"Đàn ông hoá trang làm những
anh lính chiến. Không ai biết chuyện gì
đã xảy ra..."

Câu thơ ám ảnh mình, bởi vì, mình nghĩ, tại sao Raymond viết về "lễ hội" mà lại nói rằng "đàn ông hóa trang làm những anh lính chiến"? Rồi "không ai biết chuyện gì đã xảy ra"? Phải chăng cuộc sống trên mặt này từ xưa đến nay chẳng qua là những "lễ hội" với "đàn ông hóa trang làm những anh lính chiến" và "không ai biết chuyện gì đã xảy ra"?

Nhớ hồi vừa đọc cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh xong, mình đã tự hỏi, tại sao tác giả lại đặt tên cho cuốn sách là "Nỗi buồn chiến tranh" nhỉ? Và hồi đấy mình cũng chỉ tự trả lời, chắc chiến tranh, dù là "giải phóng miền Nam" đi chăng nữa, cuối cùng, chỉ là một "nỗi buồn" mà thôi!

Giờ đây, sau câu thơ của Radiguet, mình đã "hiểu" thêm rằng: chiến tranh "buồn", là vì "những người lính", tất thảy, do "đàn ông (và cả đàn bà) hóa trang" mà thành, và chiến tranh, nói như nhà văn Vũ Thư Hiên, xét cho cùng là "lễ hội hóa trang lên đồng tập thể", và, - vì là "lên đồng" - nên "không ai biết chuyện gì đã xảy ra"!

Có thể nêu ra đây những sự "hóa trang thành những anh lính chiến" của "đàn ông Việt Nam" ta, nhưng mình không muốn cho lắm, bởi vì, nêu ra mà làm gì, chỉ tổ khơi dậy nỗi đau lòng của bao người mẹ (còn sống và đã chết) Việt Nam ở cả hai phía, mấy cả, như mình có nói ở trên, nó buồn và chán lắm, chán như con gián!

Điều mình muốn nói lên ở đây, chính là cái sự "không ai biết chuyện gì đã xảy ra". Những người "đàn ông hóa trang thành những anh lính chiến", tất nhiên, họ không thể biết "chuyện gì đã xảy ra" rồi, bởi vì nếu biết, họ đã "không hóa trang làm những anh lính chiến", đúng không?! Mình xin hỏi như thế này, hehe, thế chúng ta, những con người may mắn "không hóa trang làm những anh lính chiến", có biết "chuyện gì đã xảy ra" không? Cũng không nốt, hehe, chắc chắn thế!

Chúng ta hãy đọc tiếp bài thơ của Raymond:

"Những cái bóng lần lượt đi vào
phòng. Chẳng có gì đem biếu họ
Thế thì có cần phải giết chết họ?"

Thật sâu sắc! Nhà thơ mới hai mươi tuổi đã phải rời khỏi mặt đất (ông không muốn sống cùng "thời của những con chuột cống lộng hành" chăng?) này đã đặt một câu hỏi nhân văn nhất cho loài người chúng ta: Thế thì có cần phải giết chết họ? Tức là, mọi cuộc chém giết - chiến tranh-, đều vô nghĩa!

Radiguet viết tiếp:

"Nếu bạn trông thấy bức tường khi nó
hoàn toàn trống trơn bạn sẽ thấy sợ."

Phải chăng cuộc sống phù sinh của chúng ta trên quả đất này - cộng sản hay tư sản, độc tài hay dân chủ -, cuối cùng cũng chỉ là "bức tường hoàn toàn trống trơn"?! Và, nếu hiểu ra điều này, chúng ta "sẽ thấy sợ"?

Theo mình là như vậy đấy! Chẳng nói đâu xa, hãy nhìn cái quá khứ "vua của các vua Ả-rập" của Gaddafi" nó mới "diễm lệ và hào hùng" biết bao, vậy mà, đã trở thành "bi tráng và thảm hại" đến chừng nào trong phút chốc! Còn nếu muốn liên hệ với chuyện "nước bọt mình", tức là "nhìn về Ba Đình", thì mình cũng có thể nói rằng, cuộc đời Hồ Chí Minh, nói như nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, "vĩ đại bao la" cái khỉ mốc gì khi mà cuối cùng, chết từ tám hoánh vẫn "nằm khểnh dái tóp teo một mình" giữa bốn bức tường lạnh giá hoang vu, để bên ngoài, "lũ chuột cống đàn em lộng hành", ngày ngày làm khổ dân đen?!

Thôi, thôi, biết rồi! Chuyện "chuột cống" như thế đủ rồi! Giờ nói chuyện "mèo" đi cha nội!

Ừ, thì nói chuyện "mèo" nào! Mình thấy cái thế giới này, cụ thể là cái mảnh đất Việt Nam ta, khó có thể sinh ra "những chú mèo Tom bắt chuột cống" được! Mà đúng thế đấy, bởi vì con người chúng ta đã quên Chúa", không chịu khó "nghe những lời dạy yêu thương của Chúa", mặc dù lời của Chúa "vang vọng mãi ngàn năm" đấy chứ! Bên cạnh đó, chúng ta cũng chẳng "ngó ngàng" gì đến những cuốn sách, bài thơ của các nhà thơ nhà văn đã chỉ ra cho chúng ta thấy: đâu là "lũ chuột cống"!