Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Nay ở trong tô không nên có... mứt!

Những ngày đầu xuân này, một thằng bạn mới hỏi mình, để tiêu khiển cha nội chọn "uống trà" hay "xơi mứt", mình cười khà khà bảo nó, chọn uống trà, haha... Nhưng trước khi đi vào giải thích vì sao, mình xin nói sơ qua về chuyện khác một tí, chuyện "trí thức... ngớ ngẩn", hơ... hơ... hơ...

Chuyện như vầy: cuộc tranh luận về "sự trung thành" của "trí thức XHCN" đối với ĐCSVN, có lẽ còn... dài dài, hihi, bởi vì mình thấy, mỗi ngày trên trang mạng Tiền Vệ này lại thêm một "bổ... đề" lý thú khác, hehe, vậy nên hôm nay mình thử "tiếp cận bổ đề" ở một khía cạnh hoàn toàn mới lạ, nhá, nhưng mình xin nói trước, chỉ "thử" thôi đấy nhé, hehe...

Trong cuộc sống (mình đang nói với phạm trù triết học), hẳn chúng ta đều biết là có vô vàn những thứ vô hình nhưng lại tác động một cách "hữu hình" lên con đường đi tới văn minh của loài người chúng ta. Những thứ vô hình đó như là: sự thật, sự dối trá, tình thương, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, tôn giáo, Đảng, vô minh, văn minh, dân chủ, độc tài, v.v... Và, mình nghiệm ra, đấy là nói về cái chung là xã hội cộng đồng, còn với từng cá nhân, rốt cục chỉ có ba thứ biểu thị thực chất nhất và ảnh hưởng nặng nề nhất sự tồn tại của mỗi chúng ta, đó là ngôn từ, tư duy và tiềm thức, mình nghĩ thế. Tất nhiên sẽ có bạn cho ý kiến khác, nhưng ở đây, hôm nay, không phải là điều mình muốn bàn tới. Mà chủ yếu mình muốn "thể nghiệm" cái sự kết hợp của ba thứ vô hình quan trọng ấy của con người chúng ta trong cuộc sinh tồn, để mà, cụ thể là có thể tiếp cận được cái gọi là "vấn đề trí thức".

Trước hết, mình xin nhắc lại, có một điều cũng tương đối dễ "thấy" rằng, những gì đã gọi là "vô hình", thì đương nhiên không phải ai cũng "thấy" được dễ dàng, haha, bởi vì chúng, không... "sờ sờ" ra ở trước mặt, nên, vấn đề chính ở đây là chúng ta có "sờ thấy" hay "không sờ thấy" mà thôi, đúng không?! Mà "sờ thấy" ở đây, hiểu theo nghĩa triết học, lại thuộc về phạm trù "tri thức", tức là cũng... "vô hình" (như ai), không thể thấy được bằng mắt thường, hehe, mà phải vận dụng một "phương tiện" gì đó khác mới có thể thực thi cái sự "sờ thấy" được. Thế cho nên, mình xin nói một cách khác cái điều ấy như thế này: trên thế gian này, khi sống, đa số chúng ta, đều... "sống trong sờ soạng", hehe! Và như thế, mình có thể phát biểu như thế này: mình sờ soạng nên mình tồn tại, hahaha, hay nói theo ngôi thứ nhất giống với René Descarts là, tôi sờ soạng nên tôi tồn tại! Có lý phết, phải không các bạn?! Mình xin hỏi tiếp: cái sự "sờ soạng để sống" ấy, nhờ đâu mà có? Điều gì đã giúp loài người chúng ta trải qua mấy thiên niên kỷ nay để đạt được cái gọi là "xã hội văn minh" như hiện nay trên trái đất này?

Ờ, nhờ đâu mà có, cha nội?

Hihi, nhà thơ Tomas Tranströmer đã trả lời cho chúng ta: "...Mọi thứ đều đến từ bên trong, từ tiềm thức. Đó là cái nguồn của mọi thứ."(trích "Nhà thơ nói về thơ")

Mình chợt nhớ, trong một bài viết, chị Phạm Thị Hoài đã nói một ý, ở Việt Nam ta, người ta "đổ tội" tất cả lên đầu một cái thằng, gọi là "thằng khách quan", thì bây giờ, mình mới nghĩ: nếu "tiềm thức là cái nguồn của mọi thứ", thì chính xác ra, phải nói là: chung quy tất cả là tại "anh tiềm thức"!

Quả đúng như thế đấy, đây nhá, quay lại "bổ đề trí thức", mình có thể phát biểu như thế này, anh có là trí thức hay không, ăn nhau ở chỗ "anh tiềm thức" của anh có "có" hay không! Đọc bài viết của Đinh Phương, từ "tiềm thức", mình "thấy sờ sờ" ngay trước mặt, kết cục lại có hai câu hỏi là: một, Hồ Chí Minh có phải là người trí thức không?, và hai, Ngô Bảo Châu có phải là người trí thức không?

Trả lời hai câu hỏi này, mình thấy dễ ợt! Theo mình, cả hai, Hồ Chí Minh và Ngô Bảo Châu, họ có thể là những "đỉnh cao trí tuệ" gì gì đó, nhưng không phải là những người trí thức thực sự theo đúng nghĩa! Bởi vì, tiềm thức của họ "không có", hoặc nếu "có", thì cũng rất... "nghèo nàn"!

Nhưng ông Hồ Chí Minh là vĩ đại lắm cơ mà, lại có "tư tưởng Hồ Chí Minh" hay cái gì gì đó nữa cơ mà? Còn giáo sư Ngô Bảo Châu cũng thế, cũng giải này giải nọ, viện này viện kia cơ mà? Cha nội nói kỳ, họ phải là những trí thức chứ lị?!

Hehe, mình không biết cái dụng ý của Đinh Phương là gì khi nêu song song hai nhân vật này ra, nhưng chắc chắn họ không phải là trí thức, chắc chắn thế, để mình giải thích...

Mình xin đi vào từng trường hợp một.

Thứ nhất là trường hợp của Hồ Chí Minh: Sinh thời ông ta có phải là người trí thức không? Hôm trước mình đọc được một bài thơ khá thú vị của bác Nguyễn Đăng Thường, thế là mình nhớ đến một bài thơ khác của bác ý, bài thơ "đ. mẹ, sao mà mày bao la quá vậy...". Hihi, nhắc đến bài thơ này, chẳng qua là mình muốn nêu lên cái ý: tiềm thức chính là sự kết hợp của bộ não và trái tim, và như thế, "người trí thức, ngoài trí tuệ, cần phải có trái tim"! Haha, có nghĩa là, nếu theo như "định nghĩa" của nhiều người trong số chúng ta, một con người được coi là trí thức, khi anh ta "hữu minh" và "hữu cảm", hay nói như nhà văn Eduardo Galeano là "phải dùng óc não đồng thời với cảm xúc", thì trường hợp của Hồ Chí Minh sẽ như thế nào?

Mình phát hiện ra điều này: trên thế giới có duy nhất một người là ông Hồ Chí Minh, "tìm thấy" cái gọi là "con đường cứu nước" cho dân tộc Việt Nam ở... bên ngoài đất nước Việt Nam!? Và ngày nay chúng ta đều biết, cái "con đường cứu nước" ấy chính là Chủ nghĩa Cộng sản, cái chủ nghĩa kéo theo sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam mà ông Hồ là "cha đẻ" của nó, đã gây biết bao tang tóc và lầm than cho dân tộc Việt Nam. Ngày nay, khốn nạn thay, "di sản nặng nề" của nó vẫn còn đang tiếp tục, không biết đến bao giờ mới hết.

Con người Hồ Chí Minh đã không "thức tỉnh", không nhận ra là phải "đi vào tiềm thức". Ông ta đã mù quáng "sờ thấy" Chủ nghĩa Cộng sản, một thứ sản phẩm của người khác như là một "chân lý", một lý tưởng cho riêng mình, để rồi mang về Việt Nam làm "con đường đi lên" cho dân tộc. Theo mình nghĩ, sự không quay vào tiềm thức của chính mình, chính là điều lầm lạc lớn nhất của tay "cha già dân tộc" Hồ Chí Minh này. Và nguyên nhân lớn nhất chính là ông ta, sinh thời đã "không có" tiềm thức, hoặc nếu "có" thì cái tiềm thức ấy cũng rất "nghèo nàn"! Một bằng chứng "hùng hồn" cho cái sự "không có tiềm thức" của Hồ Chí Minh, là giờ đây, con người Hồ Chí Minh, chỉ còn lại... một nắm "tro tàn"! Tất nhiên, sẽ có bạn bảo, dốt nát thì phải học hỏi người khác chứ, ông Hồ không ra nước ngoài học hỏi thì ổng học ai trong nước lúc đó? Hehe, mình xin hỏi lại, ở các nước Phương Tây như là Anh, Pháp, Mỹ,... nền dân chủ được hình thành, không phải bằng sự là có một anh trí thức nào đó "chạy ra nước ngoài để tìm đường cứu nước", đúng không? Người trí thức thực sự không bao giờ tìm các "vấn đề" ở chỗ khác, ở người khác, bên ngoài anh ta, mà luôn luôn tư duy tìm tòi, "đi sâu vào tiềm thức"! Tiềm thức mà "có", thì anh ta sẽ "giỏi" thôi, sẽ tìm thấy giải pháp, tất cả là ở chỗ tiềm thức! Dốt nát không đem lại gì cả, như giáo sư Nguyễn Quỳnh đã có nói: "“Zốt-nát” không làm được jì cả. “Zốt-nát” ở đây là cơ-cấu chỉ đạo, chứ không fải Việtnam không có người tài. “Zốt-nát” có thể là sức-mạnh hung-zữ tàn-fá thế-jan để chống lại “hung-zữ”, nhưng khi “Zốt-nát” chống lại tiến-bộ của con người thì đó là zấu hiệu suy-tàn của một zân-tộc."

Trường hợp thứ hai: trường hợp của Ngô Bảo Châu.

Như trong bài trước mình đã nêu lên những "thuộc tính quái đản" của "đàn cừu cao cấp", thì có thể nói rằng: "đốt đuốc giữa ban ngày" cũng không thể tìm thấy cái "ý thức hướng nội", tức là "hướng về tiềm thức" ở con người Ngô Bảo Châu. Trong trường hợp này, hoặc là tiềm thức của anh ta "không có", hoặc là do "xơi nhiều mứt của chế độ" nên đã trở thành "nghèo nàn". Ở đây mình muốn nhắc lại cái sự "sờ soạng để sống", thì có thể nói rằng, những người cộng sản Việt Nam cũng biết thực hành cái triết lý sống ấy, để cứu vãn chế độ, bù lại với cái nghèo nàn của tiềm thức, họ luôn luôn "sờ soạng"! Và trớ trêu thay cho chúng ta, Ngô Bảo Châu đã gặp những người cộng sản Việt Nam đúng kiểu "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", hay nói cho có vẻ "châm ngôn" một chút, là "những tiềm thức nhỏ gặp nhau"! Họ đã gặp nhau để đưa Việt Nam "tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH"! Và chốt lại ở đây: Chẳng cần phải chờ xem Ngô Bảo Châu sau này có những hành động gì, việc bắt tay với chế độ, hay nói như bác Thường là "bưng tô xơi mứt của chế độ", của anh ta, đã tỏ rõ anh ta không có tiềm thức, không phải là trí thức!

Hóa ra cái sự "xơi mứt" của chế độ, nó tai hại nhỉ, cha nội nhỉ?

Hehe, thì thế, mình mới chọn "uống trà", bằng "tách", còn nếu thích dùng "tô", thì, nay ở trong tô không nên có "mứt"!