Tất nhiên, theo mình nghĩ, các dân tộc khác chắc cũng có những châm ngôn tương tự, nhưng mình nghiệm thấy, loài người chúng ta, sau suốt "chiều dài lịch sử mấy nghìn năm", có vẻ... "đã đánh mất" Tình thương - thứ vĩ đại nhất ấy của mình!
Nhớ năm ngoái, mình có đọc được một bài dịch của bác Trần Quốc Việt đăng trên talawas, bài "Aleksandr Solzhenitsyn - Con người đã quên Chúa". Bài dịch dài, nhưng tóm tắt lại, theo mình nghĩ, Solzhenitsyn dường như cũng chỉ muốn nói lên một điều cực kỳ đơn giản cho chúng ta là, từ khi đem Chúa đi đóng đinh trên cây thập tự, con người từ đó đã đánh mất tình thương!
Tất nhiên sẽ có nhiều bạn không đồng ý với suy nghĩ này của mình, nhưng trong mấy ngày cuối năm này, mình liên tiếp đọc được những bài viết bài dịch của nhiều tác giả, và nhận thấy, nội dung của chúng, đều như khẳng định suy nghĩ trên của mình là đúng.
Chẳng hạn như trong bài Nhân loại do bác Hoàng Ngọc-Tuấn dịch, mình đọc được đoạn này: "Giờ đây chúng ta không biết phải chăng mình là kiệt tác của Thượng Đế hay là trò giễu dở của Quỷ Sứ". Tức là, nhà văn Eduardo Galeano muốn nhắn nhủ cho chúng ta rằng, giờ đây trên thế giới đã hình thành hai loại người: một là "thiên thần", hai là "quỷ sứ". Và chúng ta đều biết, "thiên thần" thì có tình thương, còn "quỷ sứ" thì không, hay nói cách của mình là, loại người đánh mất tình thương thì trở thành "quỷ sứ"!
Mà đúng như thế đấy. Đây nhá, trong bài dịch khác (cũng của bác Tuấn), mình đọc được đoạn này:
"Nước mắt của mặt trời rơi xuống đất và tạo nên bùn.
Và từ chất bùn ấy con người đã ra đời."
Tức là, như trong bài trước mình có nói, con người chúng ta, nguyên thủy được tạo bởi "nước mắt yêu thương của mặt trời", hay bởi "tình thương của Thượng Đế".
Điều này cũng dễ hiểu thôi, (bởi nó đơn giản mà!), cuộc sống thưở đầu tiên của loài người, như Galeano đã nói:
"Cuộc sống, không tên, không ký ức, rất cô đơn. Nó có đôi bàn tay, nhưng không có ai để sờ chạm. Nó có cái miệng, nhưng không có ai để chuyện trò. Cuộc sống là một, và một vẫn là không.
Thế rồi khát vọng giương cung bắn. Mũi tên của khát vọng chẻ ngay chính giữa cuộc sống, và cuộc sống trở thành hai.
Hai mảnh nhìn thấy nhau và cười. Chúng lại cười, và sờ chạm vào nhau.",
được "sinh sôi nảy nở", chính là do "tiếng cười"! Mà "tiếng cười", là biểu hiện của tình thương, đúng không các bạn?!
Vậy thì do đâu và do ai, mà loài người chúng ta, giờ đây "đã đánh mất tình thương"?
Để trả lời câu hỏi có vẻ "phức tạp ghê" này, có lẽ mình không đủ... "sức", hehe, nhưng mình cứ thử, nhé!
Mình nghĩ, từ khi "Chúa bỏ loài người ra đi" (ở đây mình xin mở ngoặc một chút như thế này: cái sự "bỏ loài người ra đi của Chúa", cũng là do loài người chúng ta, chính xác ra, do "những con Quỷ Sứ" gây ra đấy!), thì may mắn thay cho chúng ta là, chúng ta còn có những nhà văn nhà thơ, họ luôn luôn, bằng tác phẩm của mình, nhắc nhở cho chúng ta hãy ghi nhớ và trao cho nhau tình thương trong cuộc sống trần gian nhiều "hỗn loạn" như ngày nay này. Trong một bài dịch của Hoàng Ngọc Trâm, mình cứ bị ám ảnh mãi bởi đoạn văn này của Paulo Coelho: "Lạy Chúa, xin Ngài bảo vệ chúng tôi, bởi vì Cuộc Sống là cách duy nhất để chúng tôi có thể chứng thực sự kỳ diệu của Ngài. Mong sao đất đai tiếp tục biến những hạt giống thành lúa mì, mong sao chúng tôi tiếp tục biến lúa mì thành bánh mì. Và điều này có thể thực hiện được nếu chúng tôi có Tình Thương...", hay đoạn này trong bài "Đám mây và cồn cát", cũng của Paul Coelho: "Và tất cả cũng vì, ngày xưa, có một đám mây đã biết yêu, và đã không ngần ngại dâng hiến cuộc đời chàng cho tình yêu đó." Tất cả chúng ta, chắc chắn đều đồng ý với mình là, Tình Yêu, cũng là một "dạng" của Tình Thương! Có biết bao những tác phẩm văn chương viết về Tình thương mà các nhà văn (Thiên Sứ - nói như chị Phạm Thị Hoài) đã để lại cho chúng ta và chúng ta đã "không màng"?!
Và như thế, những thứ gì, gọi là "giết đi tình thương", hay "hủy diệt văn chương", chính là tội đồ cho sự "đánh mất tình thương" của loài người, mình nghĩ thế!
Chúng ta có thể tìm thấy "lời buộc tội" đích đáng ấy trong tùy bút mới nhất của Eduerdo Galeano, bài "Những cái cớ":
"Trong hàng ngũ những người khởi đầu cuộc cách mạng, không còn một ai sót lại. Tất cả đều bị thanh trừng: họ bị chôn sống, bị bắt giam, hay bị trục xuất. Và họ bị xoá bỏ khỏi những bức ảnh chính thức và những cuốn sách viết về lịch sử.
Cuộc cách mạng đã tôn vinh lên ngai vàng kẻ thô lậu nhất trong hàng ngũ lãnh đạo của nó.
Stalin giết hết những người mà hắn không thấy vừa lòng, những người nói “không”, những người không nói “dạ”, những người mà hắn thấy nguy hiểm cho hôm nay, và những người mà hắn thấy có thể sẽ trở nên nguy hiểm cho ngày mai, hắn giết họ vì những gì họ đã làm và những gì mà họ có thể sẽ làm, hắn giết để trừng phạt, hay để phòng ngừa."
Chủ nghĩa cộng sản đã "đẻ" ra một loạt "những con quỷ sứ" cho loài người chúng ta. Và Việt Nam cũng không thoát khỏi cái "hình phạt" khốn nạn đó!
Nhắc đến Stalin - một trong các con "Quỷ Sứ lớn nhất" - mà mình chợt nhớ tới "anh" Tố Hữu nhà ta. Hôm trước, bác Khuất Đẩu có nói trong bài viết "Khóc trong mê muội và sợ hãi" rằng, Tố Hữu đã trở thành nhà thơ lố bịch và mê muội nhất khi khóc một người mà sau đó chính dân Liên Xô nguyền rủa là tên đồ tể, thì mình mới nghĩ rằng, "ông Lành" nhà ta, trở thành "lố bịch và mê muội" cũng phải thôi, từ hồi tập nói, "Tiếng đầu lòng con gọi Stalin", thì lấy đâu ra mà không "lố bịch và mê muội", "anh" Tố Hữu nhà ta đã "đánh mất tình thương", bỏ nhà bỏ cửa, và tai hại hơn, bỏ cha bỏ mẹ, bỏ anh chị em, bỏ tất cả những người thân, để "đi theo cách mạng" như tất cả những người cộng sản Việt Nam khác, những kẻ mà, hoặc là tập kết ra miền Bắc, hoặc lên rừng nằm vùng, hoặc "xung phong đi bộ đội vượt Trường Sơn cứu nước", và sau này, từ khi "cách mạng thành công" cho đến tận bây giờ, đã "tôn vinh lên ngai vàng kẻ thô lậu nhất trong hàng ngũ lãnh đạo của nó" và, đồng thời, đặt lên bàn thờ tổ tiên" như "cha già dân tộc" một tay "cha căng chú kiết" là Hồ Chí Minh. Một con người bình thường có tình thương, không bao giờ làm cái điều "hỗn loạn" ấy cả!
Thế tức là anh Tố Hữu, quá "dốt" phải không cha nội?
Hehe, đúng rồi, anh ấy "dốt", đã đành, tai hại cho dân lành Việt Nam là, kéo theo cả một lũ "lãnh đạo nối gót" cũng "dốt" như thế!
Có thể nói, một minh chứng "sinh động nhất" cho sự thiếu tình thương của nhân loại chúng ta, là đất nước Bắc Triều Tiên. Mình nghiệm ra điều này, cứ cái gì mà con người ta cố tình "tỏ vẻ" ra là có, nhưng thực sự là, cái ấy thiếu. Mình lấy ví dụ, chẳng hạn như qua "cái nho nhỏ" là sự dịch "sai bét nhè" của Cao Việt Dũng, chúng ta thấy được rằng, anh CVD luôn "tỏ vẻ" ra là mình nắm vững tiếng Pháp, mình là "cao thủ" đây, song thực tế thì anh ấy lại... "dốt", phạm bao nhiêu là lỗi trong quá trình dịch thuật. Hoặc như "cái to to" hơn một chút là cái sự mà Đảng CSVN luôn "ra rả" suốt ngày ở trong nước là "quang vinh muôn năm", hay "chính nghĩa sáng ngời", hay "đỉnh cao chói lọi", nhưng thực tế thì "thối nát", "lưu manh", hay... "bầy hầy" bỏ mẹ!
Quay lại Bắc Triều Tiên, chúng ta hẳn đồng ý với bác Khuất Đẩu rằng, sự khóc lóc (biểu hiện sự thương tiếc vị lãnh tụ họ Kim vửa chết) của người dân Bắc Triều Tiên là sự giả vờ, bị ép buộc, họ chỉ cố tình "tỏ vẻ" ra là thương tiếc thôi. Tức là, từ kẻ đứng đầu, cho đến những người dân bình thường, qua mấy chục năm "xây dựng XHCN", đã trở thành những con người không biết tình thương là gì. Mà đúng như thế đấy, nhìn ảnh người con trai Kim Jong-un, mình chưa thấy cái anh con trai này... cười bao giờ cả! Mình mới nghĩ, thế này thì bỏ mẹ, một con người không có một chút tình thương nào, còn "cay nghiệt" hơn ông bố của anh ta, mà lên "ngai vàng" cai trị, thì cái đất nước Bắc Triều Tiên này còn... "khổ" dài, huhu...
Nhưng thôi, có lẽ mình viết cũng đã dài, mình xin tạm ngừng ở đây, mình phải đi chuẩn bị đón giao thừa với người thân đây, hihi.
Kính chúc tất cả các bạn một Năm Mới An Khang Thịnh Vượng và đầy Tình thương!
Trương Đức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét