Nhân có bình luận của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc – một trong các chủ biên của Tiền Vệ – ở đây, trong bài viết của nữ sĩ Thái Kim Lan về chữ “TÍN” của dịch thuật, tôi xin được nêu lên vài ý kiến của mình như thế này:
Chữ TÍN, tôi thấy, không chỉ cần thiết và quan trọng bậc nhất trong dịch thuật, mà hầu như, trong hầu hết các “vấn đề” của tri thức, và nói rộng ra, của cuộc sống. Con người, có trở thành đúng nghĩa là một “CON NGƯỜI” viết hoa hay không, có lẽ điều kiện tiên quyết là con người có chữ Tín hay không! Một bản dịch, giống như nguyên tác, nó có giá trị vì chứa đựng chữ Tín. Và, chữ Tín ấy, có được là do không là ai khác, ngoài chính “người làm ra nó” (tác giả, dịch giả).
Bên Tiền Vệ hiện có đăng tải hai bài viết về sự “dịch loạn” (hay ““đạo đức dịch thuật”) của Cao Việt Dũng, một dịch giả có tiếng lâu nay ở trong nước. Đọc những bài viết bàn về công việc dịch thuật trên Da Màu này, cộng với kinh nghiệm bản thân, tôi đi đến một suy nghĩ như thế này, xin được chia sẻ ra đây:
Nói gì thì nói, làm gì thì làm, chính cái chủ thể “con người” là quan trọng hơn cả trong mọi công việc, hay nói cho có vẻ “nghiêm trọng” một tí, là trong mọi “vấn đề”. Thế cho nên, nếu một dịch giả mà không có chữ TÍN, thì trước sau cái sự “BẤT TÍN” ấy sẽ lộ ra thôi, không thể “giấu nhẹm” đi được! Liên hệ với trường hợp của dịch giả Cao Việt Dũng, tuy vẫn chưa thấy ông ta trả lời hay phản biện lại chính thức trên Tiền Vệ, nhưng qua đó chúng ta có thể thấy được cái chữ Tín của “người” với chữ Tín của “tác phẩm” nó liên quan mật thiết với nhau như thế nào! Mà cũng đúng thôi, “Văn là Người” mà! Có phải không các bác?!
Tôi chợt có một suy nghĩ như thế này: Hồi xưa, khi mà ông Hồ Chí Minh
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.“(Hồ Chí Minh),
thì cái sự “dịch sử Đảng” của ông ta có chữ Tín hay không? Tôi nghĩ là đã không có! Bởi vì, như chúng ta nhận thấy (tôi không có ý xúc phạm cá nhân ông ta): bản thân con người Hồ Chí Minh đã không có chữ Tín và cái sự thể “sự nghiệp cách mạng” (Đường Kách Mệnh) mà ông ta “dịch” và đem về du nhập vào Việt Nam đã trở thành một sự BẤT TÍN “bét nhè” là chế độ độc tài toàn trị của ĐCSVN như hiện nay ở trong nước! Vậy thì…?
Tất nhiên, tôi có thể hơi “lạc đề” vì đem những điều mang hơi hướng “chính trị” ra sân chơi Da Màu này, nhưng cũng vì suy nghĩ rằng, mọi việc ở trên đời này liên quan mật thiết với nhau, nên xin được mạo muội nêu lên như thế!
Tiện đây, xin “góp vui” một câu hỏi như sau: tính từ “lợi hại” của tiếng Việt ta, nên dịch ra tiếng nước ngoài như thế nào để có thể vừa “tín”, vừa “nhã”, lại vừa “đạt” được?
Trân trọng.
Trương Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét