“Thưa vâng, giá gì những bọn người như thế đừng bao giờ sinh ra (phải bóp cổ từ trong bụng mẹ) để thêm ô nhiễm và làm chật, “nức nở” trái đất này. Bọn chúng đúng là thứ giòi bọ, sâu bọ, ruồi bọ… và cuối cùng rồi cũng phải đến lúc chui rúc cống rãnh…!”
Thưa nữ thi sĩ Thanh Bình,
Tôi thực sự vui mừng khi được nhà thơ nhắc đến trong bình luận của mình. Đọc những lời trên, tôi nhớ đến một đoạn văn của nữ thi sĩ trong truyện ngắn “Bệnh dửng dưng” như sau:
“Tôi buồn vì niềm mất mát lớn lao ấy đến mắc bệnh thẫn thờ. Nhưng căn bệnh của tôi biết đâu còn có liều thuốc thời gian chữa trị được. Còn những người với công việc tầm thường như gã thường trực, học thức như bác sĩ Lân… hình như họ đang bị xâm nhiễm nặng thứ vi trùng làm huỷ diệt những cảm xúc tình người. Họ sẵn sàng xoay mặt với những đau khổ của đồng loại và chỉ biết làm đầy bao tử mình. Rồi họ đổ lỗi cho những tệ trạng nghèo đói, mục ruỗng từ trên xuống. Con bệnh này vì thế tôi sợ sẽ hết thuốc chữa nếu càng ngày càng lan dần, lan mạnh trong xã hội tôi đang sống.”
Thú thực, nếu có ai đó hỏi tôi, là tôi thích đọc thơ ca của “đàn bà” hơn hay thơ ca của “đàn ông”, thì tôi sẽ trả lời ngay không một chút do dự, rằng mình thích thơ ca của những nữ thi sĩ hơn cả. Bởi vì, tôi nghĩ, thi sĩ “đàn ông” làm thơ với cảm hứng đều xuất phát từ một cái Đẹp gì đó, và cái Đẹp nhất trên đời này, theo tôi và rất nhiều nhiều… “người đàn ông” khác, chính là “Người Đàn Bà”! Có phải vậy không nữ thi sĩ Thanh Bình?! Và, thơ ca, hay hơn cả, tôi tự suy diễn theo cái cách “phù thủy” của mình, phải chính là do “cái Đẹp nhất” làm ra!
Một ý nữa, thơ ca đi vào lòng người, đó là do nó mang tải một thứ “sức hấp dẫn” mềm mại và ấm áp như dòng sữa mẹ. Loài người chúng ta, chào đời và lớn lên, bắt đầu từ dòng sữa mẹ. Vậy tại sao xã hội con người hiện nay – không riêng chỉ xã hội Việt Nam -, lại không “duy trì” và “quay trở lại” với “Dòng Sữa Mẹ”? Lại để những thứ “vi trùng” như là… “Nay ở trong thơ nên có thép” nó xâm nhiễm làm mất hết những cảm xúc tình người? Mà đúng thật đấy, như thực tế lịch sử thế giới đã cho chúng ta thấy: Chính cái “Thép” (trong đạn bom chẳng hạn) có ở trong thơ đã “sản sinh” ra một đống những giòi bọ, sâu bọ, ruồi bọ, chuột bọ,…! Vậy thì…?
Tất nhiên, tôi không thể nói lên “những điều mềm mại và ấm áp” hay được bằng những nhà thơ nhà văn, tôi xin nhường lời lại cho những thi sĩ của loài người, nhất là cho những thi sĩ của “phái Đẹp”!
Mong đón chờ những sáng tác mới của Nguyễn Thị Thanh Bình!
Xin cám ơn nữ thi sĩ! Trân trọng.
Trương Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét