Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Nếu tự do, thì gọi là thơ!

Thực ra những điều mình sắp nói ra đây, "bà con" hẳn đã... biết tỏng tòng tong rồi! Kiểu như, gớm, "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" ý, hì, hì...!

Nhưng quả thực, mình không thể đừng... "nói mãi" ra đây được, mình phải lên tiếng, cũng giống như cái sự "quen mui lấy mùi ăn mãi", hay, nôm na ra, thấy "phở ngon" thì ta cứ "ăn", tội gì, đúng không?!

Số là hôm rầy, mình có đọc được ở một trang mạng, rằng "Thơ là âm-nhạc trong ngôn-ngữ rất tự-nhiên (a priori) của con người, mặc zù không fải ai cũng là thi-sĩ. Thơ hay (tuyệt vời) là đỉnh cao nhất của ngôn-ngữ, và thi-nhân đúng là một vũ-trụ nhỏ có trong tâm-hồn mình nhiều sợi “tơ” va vào cảm-jác để thành thơ."(Nguyễn Quỳnh)! Tức là, hình như mình đã tìm ra được câu "định nghĩa" cho thơ rồi đấy: Thơ là âm-nhạc trong ngôn-ngữ rất tự-nhiên (a priori) của con người, có phải không "bà con"?!

Đúng quá còn gì, hehe, cãi vào đâu được nữa!

Để mình nói tiếp. Thế này nhá, dĩ nhiên, ai cũng biết là hầu như tất cả các bản nhạc, gọi là "forevergreen", đều có lời là những bài thơ hay, những bài thơ "forevergreen", tức là, vì thơ "forevergreen", nên nhạc cũng "forevergreen"? Theo mình nghĩ, thơ và nhạc bổ sung cho nhau, nhưng "điều kiện tiên quyết" (a priori), thì "thơ (phải) là âm nhạc trong ngôn ngữ tự nhiên của con người" cái đã! Một bài thơ "không hay", chắc chắn, chẳng có "tay" nhạc sĩ nào lại "dở người", "lướt phím" piano đi phổ nhạc cho nó bao giờ! Chắc thế!

Đấy là cái tính "âm nhạc" của thơ. Bàn về điều này, thì chắc mình không đủ "tài nghệ" để bàn, xin nhường các vị nhạc sĩ độc giả của Tiền Vệ vậy. Mình chỉ muốn bàn về cái "ngôn-ngữ rất tự-nhiên (a priori) của con người", mà giáo sư Nguyễn Quỳnh muốn nói ở đây thôi, nhá!

Tức là, bên cạnh ngôn ngữ "rất tự nhiên", hẳn tồn tại một loại ngôn ngữ rất... "không tự nhiên", đúng không? Và, để hiểu được thế nào là "ngôn ngữ rất không tự nhiên", thì chúng ta phải tìm hiểu xem cái vế trước nó như thế nào đã!

Vậy, thế nào thì gọi là "ngôn ngữ rất tự nhiên"? Có một câu thơ thế này:

"Những nhà thơ trẻ:
Hãy viết bất cứ cách nào bạn thích
Quá nhiều máu đã chảy dưới cầu
để còn tiếp tục tin
rằng chỉ có một con đường là đúng.
Trong thơ mọi sự đều được phép."
(Hoàng Ngọc-Tuấn dịch)

Cái mình muốn nói ra ở đây, chính là ở câu thơ cuối: "Trong thơ mọi sự đều được phép"! Nghĩa là, khi làm thơ, nhà thơ đích thực không cần chờ ai "cho phép" mình viết thơ cả, mà cứ viết, cứ để "dòng thơ" tuôn trào, ý nghĩ bay bổng!

Vậy sự "không cần chờ ai cho phép viết thơ" chính là "sự rất tự nhiên" của ngôn ngữ?

Đúng đấy, và chính xác hơn nữa, chính là "sự tự do"!

Mình nhớ đến một bài thơ của anh Viện, bài "Những cuộc săn đuổi", trong đó có câu:

"Nhà tù không cần định nghĩa bởi bốn bức tường kín"

và câu:

"Bốn bức tường kín và những hàng rào kẽm gai vẫn đi theo tôi
Tôi leo lên mái nhà và hét “bầu trời, bầu trời”
Và tôi thấy bầu trời giống như một cái nắp nồi đang luộc tôi cho thời gian"

Những câu thơ quả thật "rất tự nhiên" và nó vang lên như một bản nhạc về ước vọng tự do, ý tưởng của bài thơ thật là bao la, rộng mở! Tiếng hét "bầu trời, bầu trời", như hai nốt nhạc nhấn (phải hiểu là người nhạc sĩ piano lúc này ấn bàn tay mình rất mạnh, dứt khoát, vào bàn phím) dõng dạc kêu đòi sự tự do!

Thơ, nhất là thơ hay, phải là những bản tình ca của tự do! Một (đống) cảm nghĩ nào đấy, nếu ta đọc lên mà thấy "tù túng" trong câu chữ, "chật hẹp" trong ý tưởng, đó không phải là thơ! Chẳng hạn:

"Trận chiến Lịch Sử
Đã phá tung mọi xiềng xích?

Người họa sĩ trẻ
Từ sau song sắt
Vẫn bình tâm
Dành lòng biết ơn
Không dứt
Cho một người lính già."
(Nguyễn Khoa Điềm)

Cũng là những câu chữ về "bốn bức tường kín", hay "nhà tù (cộng sản)", đấy, nhưng không thể là những câu chữ viết bằng thứ "ngôn ngữ tự nhiên", chưa kể "rất tự nhiên", được! Tức là chúng chứa đựng sự tù túng thấy rõ, và ý tưởng của chúng rất chi là "gượng gạo", "chật hẹp", kiểu như: "nói lấy được", "lỡ mồm thì nói, nhưng không biết nói gì", không toát lên một ý gì của sự tự do cả! Bởi vì, đây nhá, mình "phân tích" thêm:

Chính vì không được "ai đó" cho phép (hoặc sợ "bề trên" chăng?!), nên Nguyễn Khoa Điềm phải viết "nửa vời" rằng: "Đã phá tung mọi xiềng xích?", với dấu hỏi ở cuối câu. Một nhà thơ tự do, chắc chắn sẽ không viết như vậy, mà, với ngôn ngữ tự do của mình, sẽ "choang thẳng cánh" rằng: Đã không phá tan mọi xiềng xích!... Đấy là chưa kể cái ý nói người họa sĩ trẻ, ở đây là Cù Huy Hà Vũ, "vẫn bình tâm", thì mình thấy ông Điềm thật là... "hồ đồ"! Một kẻ bị bắt bỏ tù oan, nhất là về chính trị, thì không thể "vẫn bình tâm" được. Ý định vẽ chân dung "cho một người lính già" của ông Vũ như thế nào, ai mà biết được, họa chăng chỉ ông Vũ, hay cùng lắm người nhà ông Vũ thôi! Vậy mà làm sao ông Điềm có thể "cảm nghĩ" chắc như "đinh đóng cột" như vậy cà? Đáng lý ra, nếu viết như vầy:

"Người họa sĩ trẻ
Từ sau song sắt
Tuy bất an
Vẫn dành lòng biết ơn
Không dứt
Cho một người lính già."

thì may ra có thể châm chước, gọi là thơ được chứ...

Nhưng ông Nguyễn Khoa Điềm mà viết thế, "chúng nó"... đập cho chết!

Thì thế, chính vì sợ "chúng nó đập cho chết", nên không thể sáng tác thành thơ được, câu chữ tù túng, ý tưởng chật hẹp là ở chỗ đó đó!

Nói tóm lại, nếu câu chữ đến từ sự TỰ DO, thì đó gọi là THƠ!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét