Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Thế nào thì gọi là... bạt mạng?

Đọc lời bình của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường xong, một thằng bạn mới hỏi mình như thế này: Này, hôm trước mày phán, nếu tự do thì gọi là thơ, thế bây giờ, cha nội có dám "ho he" thế nào thì gọi là... "bạt mạng" nữa không hè?

Lúc đầu mình chột dạ, nhưng sau thì phá lên cười, hahaha..., thằng này khá, câu hỏi của mày có thể nói là câu hỏi hay nhất... thế kỷ! Thế nào thì gọi là bạt mạng? Hay! Rất hay! Khá! hahaha...

Cười một lúc, cuối cùng mình nói, tao cũng chẳng biết nữa, nhưng hình như, theo tao, bạt mạng là cái..., hừm, nếu không là... "cách mạng", thì đó gọi là "bạt mạng"!

Lần này đến lượt thằng bạn mình... chột dạ (bởi vì mình nhìn mắt nó mà, lướt qua lướt lại, nhanh như mắt một thằng "việt gian"), nhưng sau đó nó cũng cười phá lên, cái gì, không cách mạng thì là bạt mạng, hà hà, mày định chơi chữ với tao đấy hả?

Tất nhiên đoạn kể trên đây của mình chỉ là... "hư cấu" thôi, chẳng có ai hỏi mình thế nào thì gọi là bạt mạng đâu, hehe, chẳng qua thấy nhà thơ Nguyễn Đăng Thường "dùng" từ "bạt mạng" rất... "nên thơ", nên mình cũng "liều mình như chẳng có", tức là mình cũng... "bạt mạng" viết bài này ra đây đấy mà, hihi...

Tức là câu chuyện là thế này: đã từ lâu mình nghĩ, cái sự "văn thơ ca phú", hay nói riêng về thơ (tất nhiên mình nói về "thơ thực thụ"), nó cũng như... toán, hay triết học ý, tự nhiên đến và rất... "bí hiểm", kiểu như trong toán: một cộng một bằng hai, là chân lý, hihi, đố ai giải thích được! Hoặc như trong triết học, cái thực chất, là cái không nhìn thấy được, còn cái nhìn thấy, lại là cái hư vô!

thơ cũng thế, "tự nhiên" như câu thơ này của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường:

Em ơi đợi anh dìa

Ðợi anh hoài em nhía

Mưa có rơi dầm dìa

Ngày có dài lia thia

Em ơi em, cứ ịa!...

Và rất "bí hiểm" như câu thơ này của nhà thơ Trần Dần:

".thơ là cái thăm thẳm."!

Thơ là cái thăm thẳm! Mình cứ nghĩ đi nghĩ lại mãi câu thơ này, nhưng vẫn không thể hiểu được, cuối cùng, đành phải chấp nhận nó! Đúng, cụ Trần Dần nói đúng, thơ là cái thăm thẳm, đó là một chân lý bí hiểm, cũng như định lý huyền ảo "một cộng một là hai" của toán học, và, kiểu như... mưa rơi (thì ướt áo và...) không cần phiên dịch!

Nhắc đến Trần Dần, mình nhớ đến bài viết này của Nguyễn Hưng Quốc, chính xác ra, câu văng tục... "bạt mạng" của Trần Dần: "Nắm, nắm cái con cặc!"...

Thì cái buổi "bình minh của cách mạng", ai mà chẳng "bạt mạng"! - Thằng bạn "chua" một câu xanh rờn...

Mình cười bảo nó, thì thế, nhưng cái "bạt mạng" của cụ Trần Dần nó khác, khác xa "sự bạt mạng của nhân dân", cụ Trần Dần "bạt mạng đi thẳng vào vấn đề", cụ văng tục chửi bố chúng nó lên, còn nhân dân ta thì... "bạt mạng xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", hoặc "bạt mạng đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng"...

Thì cũng phải thông cảm, nhân dân ta như những đứa trẻ ấy mà...

Thì mình có nói gì đâu, mà đúng đấy, mày nói đúng, nhân dân ta là những đứa trẻ...

Những đứa trẻ sau hồi chuông nửa đêm?!

Đúng! Ơ, hóa ra mày cũng biết bài thơ thăm thẳm đó à?

Biết chứ, bài thơ của Nguyễn Tôn Hiệt đó thì tao lạ gì, viết về những đứa trẻ "đều (bạt mạng) đòi cùng vượt biên nhưng không được phép", tao thích nhất câu thơ "bạt mạng" này của ông Hiệt:

"Khó diễn nhất là đoạn lính của Hê-rốt lùng giết hết trẻ con ở thành Bết-lê-hem sau lúc nửa đêm.

Cô giáo không biết phải làm cảnh máu chảy như thế nào.
Tôi bảo cô giáo phát cho bọn lính những chiếc khăn quàng đỏ.
Khi chúng quàng vào cổ đứa trẻ nào thì đứa ấy ngã xuống chết như bị cắt cổ.
Đoạn ấy diễn ra thật rùng rợn. Từng đàn trẻ con cổ đỏ ối nằm ngổn ngang trên sân khấu."

Đấy, mày nghe câu thơ có "thăm thẳm" không, nó làm tao nhớ đến câu thơ này của Trần Dần:

"tác phẩm là bản gốc? đời là bản sao?"

Tức là, "nhân dân ta" chính là "bản sao" của "những đứa trẻ sau hồi chuông nửa đêm" đấy! Những đứa trẻ buộc phải "bạt mạng", mặc dù chúng không bao giờ muốn "làm cách mạng" cả!

Nói đến đây, chắc mày đã hiểu là như thế nào rồi, khi tao nói: Nếu không là cách mạng, thì gọi là bạt mạng! Có phải không, cha nội?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét