Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Hướng tới cái... quái mới!

Xem hình "cái đẹp... mới" của "Chí Phèo & Thị Nở" ngày nay, mình suýt... phì cười vãi đái, hehe, đó là bởi vì thấy "cái đẹp mới" của Việt nam ta, sao nó... "quái" thế cơ chứ...

Thì "Chí Phèo & Thị Nở" Việt Nam thời nào chả... "quái"!

Ừ, thì mình cũng biết thế, nhưng phải công nhận bà Nguyễn Thị Sương có "đôi mắt tinh tường" thật đấy, như của Nam Cao chứ không phải bỡn...

Thế à? Bà Sương như... "Nam Cao tái thế"?

Chứ còn gì nữa! Đây nhá, phải có "đôi mắt" thật tinh tường thì trong một đống "quái" đông đúc - toàn "quái" là "quái" - ở Việt Nam ta hiện giờ, bà Sương mới "chộp" ra được "cặp quái", phải gọi là... tiêu biểu nhất và... đẹp đôi nhất, cho chúng ta xem!

Mình nhớ "hồi xưa", hihi, đùa tí, thực ra cũng chẳng "xưa" lắm, mới đây thôi, cách đây ba năm, bác Hoàng Ngọc-Tuấn cũng đã "túm cổ" cho chúng ta thấy "một cặp quái" trong cái "quái trạng văn hóa" Việt Nam ta. Hồi ấy, thú thực, mình vẫn phân vân không biết "cái quái trạng văn hóa" ấy có thực không, nhưng đến bây giờ thì mình tin thật rồi, tin quá đi chứ lị, hihi, tức là, cái "quái trạng văn hóa Việt Nam" là có đấy bà con ơi!

Và vì tin là nó có, nên mình mới lại tự hỏi, vì đâu nên nỗi?, hay, để cho nó "văn vẻ", văn hóa mà, mình bắt chước bác Nguyễn Đức Tùng tự hỏi như thế này: "Quái" đến từ đâu? Hehe...

Bây giờ mình xin đi tìm câu trả lời cho câu "tự hỏi" đó...

Mất công đi tìm mà làm gì, ông Hoàng Ngọc-Tuấn đã phát hiện ra cái "quái trạng văn hóa" của Việt nam, chắc chắn phải biết nó đến từ đâu, cứ hỏi ổng là xong!

Ờ, ờ, tất nhiên rồi! Nhưng mình không muốn "làm phiền" bác ý, hihi, bác ý có việc của bác ý, mình đã "xác định" rồi, không được lôi thôi, đã "tự hỏi" thì phải "tự trả lời", không nên làm phiền người khác, đúng không?!

Mình nghĩ thế này, mọi sự trên đời này, kể cả "quái", không thể "tự sinh ra" được, tức là phải có cái gì đó khác "tác động", thì nó mới "hình thành", mới "sinh sôi nảy nở" được, kiểu như cây cối hút nước, hút đất thì mới xanh tươi, trẻ em được học hành, nuôi dưỡng tử tế thì mới lớn khôn được, v.v... Tức là, văn hóa cũng thế, cũng phải được/bị "cái khác" tác động thì mới hình thành và phát triển được. Vậy, "vấn đề" ở đây là: "cái khác" là cái gì?

Tất nhiên, sẽ có nhiều bạn bảo "cái khác" là cái khác cơ, nhưng theo mình, "cái khác" chính là ngôn ngữ. Mà thật đấy, mình không nói gì khác đâu, chỉ xin "trích" lời Kinh Thánh ra đây: Khởi thủy là lời! Có nghĩa là: Nền văn minh của chúng ta được hình thành và phát triển, do tác động của "lời" - "ngôn ngữ"!

Hôm trước, mình đọc được "lời" của nhà thơ vừa đạt giải Nobel văn chương, Tomas Tranströmer, trong bài đối thoại của Black Raccoon, rằng: The language marches in step with the executioners. Therefore we must get a new language. [Ngôn ngữ đi chung nhịp bước với đao phủ thủ. Do đó chúng ta phải có một ngữ ngôn tinh mới.]. Mình suy nghĩ rất "mông lung", như thế nào là "chung nhịp bước với đao phủ", là "phải có một ngôn ngữ mới"?

Có một "lời" cũng của ông như thế này: "Mọi thứ đều đến từ bên trong, từ tiềm thức. Đó là cái nguồn của mọi thứ." Mình mới nghĩ: Phải chăng tiềm thức chính là "một ngôn ngữ mới" của nhà thơ? Nếu đúng như vậy, đối với những kẻ "không đánh thức" (vẫn dùng "ngôn ngữ cũ") được tiềm thức của mình, thì sao đây?

Thì "chung nhịp bước với đao phủ" chứ còn sao nữa hả trời!

Đây nhá, theo mình hiểu, nhà thơ Tomas Tranströmer, khi nói "ngôn ngữ chung nhịp bước với đao phủ", là muốn nói lên cái tính "hành hình" của ngôn ngữ, ngôn ngữ cũng "thi hành bản án" như "một đồ tể"!

Đọc bài này của Song Chi nói về cái sự học hành của trẻ em Việt Nam hiện giờ mà mình thấy... "rùng mình" cho cái "nền giáo dục" của nước nhà. Trong bài viết, đạo diễn Song Chi nói rằng: "Cũng chỉ tại cái nền giáo dục điên rồ, chạy theo thành tích, điểm số, chuộng cái hư danh-có sự phân biệt giữa trường chuyên, trường điểm, trường chọn…với trường thường, nên các ông bố bà mẹ mới phải thúc vào lưng con, ép con phải vào bằng được trường chuyên, không vào được thì…chạy tiền, nhờ cậy người quen. Rồi một xã hội điên rồ, chuộng bằng cấp hơn khả năng thực, nên mới có chuyện chạy điểm, chạy bằng, mua bằng, bằng giả bằng dỏm v.v…", thì mình thấy ngay cái sự "thi hành bản án như một đồ tể" của ngôn ngữ. "Ngôn ngữ giáo dục XHCN" trong nước hiện giờ đã "giết chết" hay "chém đứt đầu" những "cái thật", "cái đẹp", "cái văn minh", và - điều đáng nói -, là giờ đây chỉ còn lại "một quái trạng văn hóa" nửa người nửa ngợm, không ra một thể thống gì cả ở trên mảnh đất "èo uột" hình chữ S mà thôi!

Bậy nà, chứng minh đê!

Được thôi, mình chẳng cần lấy "bằng chứng" ở tận đâu xa, lấy ngay đích "Thị Nở" nhà mình đây thôi, hihi. Trên một trang mạng "văn hóa", mình đọc được lời này của Vi Thùy Linh "làn da cẩm thạch": "Có bao lăm ai cuồng say và liều lĩnh xả thân vì tình yêu, vì văn chương giữa cõi hiện sinh đang xuống cấp nhiều mặt, thực dụng bủa vây này? Để tạo được nghệ thuật ấy, không thể cũ và giả, bất tài lại hay tham. Không thể đánh đồng, đánh tráo ánh sáng giá trị mới, kinh điển với cũ kỹ, lười nhác, ấu trĩ, ngụy tạo, giả hiệu; nghệ sĩ thực tài với thi sĩ vỏ và nghệ sĩ rởm. Dẫu đời sống là một sân khấu lớn, tôi không đến các vũ hội hoá trang." Tức là "thị ta" cũng "nhận ra" cái xã hội Việt Nam hiện giờ là "cõi hiện sinh đang xuống cấp nhiều mặt, thực dụng bủa vây này", và tuy có nói rằng "Dẫu đời sống là một sân khấu lớn, tôi không đến các vũ hội hoá trang.", nhưng vẫn liên tục "mò" đến các "vũ hội hóa trang" đều đều...

Ừ, có thể, đối với những người "lớn lên dưới mái trường (định hướng) XHCN" như "làn da cẩm thạch" Vi Thùy Linh, hay "cơn gió đực" Đào Anh Khánh, hoặc ông Hoàng Ngọc Hiến, thì có thể như thế, nhưng ông Trịnh Lữ thì ổng từ Mỹ về cơ mà? Sao lại bảo ông là "quái"? Bậy nà...

Ấy, ấy, cũng thế cả thôi, ông Lữ tuy "lớn lên ở Mỹ" thật đấy, nhưng lại không "có một ngôn ngữ mới" là tiềm thức của chính ổng, và, có thể đã bị "ngôn ngữ XHCN"... "chặt đứt đầu" từ lâu rồi cũng nên! Có thể lắm!

Nói tóm lại, trong cái "quái trạng văn hóa Việt Nam" có rất nhiều "quái", nhiều vô kể và... đủ loại, từ quái "nằm trong lăng" cho đến quái "làm tình một mình trên mái", thế mới bỏ mẹ! Và, nói thật đấy, không biết cái "quái trạng văn hóa" Việt Nam ấy, sẽ đi về đâu?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét