Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Đi tìm... Tình thương đã mất!

Ở cái xứ mình đang sống - đất nước Hungary ấy mà -, người dân có câu châm ngôn rất hay là: Cái đơn giản nhất là cái vĩ đại nhất, và Tình thương là thứ đơn giản nhất trên thế gian này!

Tất nhiên, theo mình nghĩ, các dân tộc khác chắc cũng có những châm ngôn tương tự, nhưng mình nghiệm thấy, loài người chúng ta, sau suốt "chiều dài lịch sử mấy nghìn năm", có vẻ... "đã đánh mất" Tình thương - thứ vĩ đại nhất ấy của mình!

Nhớ năm ngoái, mình có đọc được một bài dịch của bác Trần Quốc Việt đăng trên talawas, bài "Aleksandr Solzhenitsyn - Con người đã quên Chúa". Bài dịch dài, nhưng tóm tắt lại, theo mình nghĩ, Solzhenitsyn dường như cũng chỉ muốn nói lên một điều cực kỳ đơn giản cho chúng ta là, từ khi đem Chúa đi đóng đinh trên cây thập tự, con người từ đó đã đánh mất tình thương!

Tất nhiên sẽ có nhiều bạn không đồng ý với suy nghĩ này của mình, nhưng trong mấy ngày cuối năm này, mình liên tiếp đọc được những bài viết bài dịch của nhiều tác giả, và nhận thấy, nội dung của chúng, đều như khẳng định suy nghĩ trên của mình là đúng.

Chẳng hạn như trong bài Nhân loại do bác Hoàng Ngọc-Tuấn dịch, mình đọc được đoạn này: "Giờ đây chúng ta không biết phải chăng mình là kiệt tác của Thượng Đế hay là trò giễu dở của Quỷ Sứ". Tức là, nhà văn Eduardo Galeano muốn nhắn nhủ cho chúng ta rằng, giờ đây trên thế giới đã hình thành hai loại người: một là "thiên thần", hai là "quỷ sứ". Và chúng ta đều biết, "thiên thần" thì có tình thương, còn "quỷ sứ" thì không, hay nói cách của mình là, loại người đánh mất tình thương thì trở thành "quỷ sứ"!

Mà đúng như thế đấy. Đây nhá, trong bài dịch khác (cũng của bác Tuấn), mình đọc được đoạn này:

"Nước mắt của mặt trời rơi xuống đất và tạo nên bùn.
Và từ chất bùn ấy con người đã ra đời."

Tức là, như trong bài trước mình có nói, con người chúng ta, nguyên thủy được tạo bởi "nước mắt yêu thương của mặt trời", hay bởi "tình thương của Thượng Đế".

Điều này cũng dễ hiểu thôi, (bởi nó đơn giản mà!), cuộc sống thưở đầu tiên của loài người, như Galeano đã nói:

"Cuộc sống, không tên, không ký ức, rất cô đơn. Nó có đôi bàn tay, nhưng không có ai để sờ chạm. Nó có cái miệng, nhưng không có ai để chuyện trò. Cuộc sống là một, và một vẫn là không.
Thế rồi khát vọng giương cung bắn. Mũi tên của khát vọng chẻ ngay chính giữa cuộc sống, và cuộc sống trở thành hai.
Hai mảnh nhìn thấy nhau và cười. Chúng lại cười, và sờ chạm vào nhau.",

được "sinh sôi nảy nở", chính là do "tiếng cười"! Mà "tiếng cười", là biểu hiện của tình thương, đúng không các bạn?!

Vậy thì do đâu và do ai, mà loài người chúng ta, giờ đây "đã đánh mất tình thương"?

Để trả lời câu hỏi có vẻ "phức tạp ghê" này, có lẽ mình không đủ... "sức", hehe, nhưng mình cứ thử, nhé!

Mình nghĩ, từ khi "Chúa bỏ loài người ra đi" (ở đây mình xin mở ngoặc một chút như thế này: cái sự "bỏ loài người ra đi của Chúa", cũng là do loài người chúng ta, chính xác ra, do "những con Quỷ Sứ" gây ra đấy!), thì may mắn thay cho chúng ta là, chúng ta còn có những nhà văn nhà thơ, họ luôn luôn, bằng tác phẩm của mình, nhắc nhở cho chúng ta hãy ghi nhớ và trao cho nhau tình thương trong cuộc sống trần gian nhiều "hỗn loạn" như ngày nay này. Trong một bài dịch của Hoàng Ngọc Trâm, mình cứ bị ám ảnh mãi bởi đoạn văn này của Paulo Coelho: "Lạy Chúa, xin Ngài bảo vệ chúng tôi, bởi vì Cuộc Sống là cách duy nhất để chúng tôi có thể chứng thực sự kỳ diệu của Ngài. Mong sao đất đai tiếp tục biến những hạt giống thành lúa mì, mong sao chúng tôi tiếp tục biến lúa mì thành bánh mì. Và điều này có thể thực hiện được nếu chúng tôi có Tình Thương...", hay đoạn này trong bài "Đám mây và cồn cát", cũng của Paul Coelho: "tất cả cũng vì, ngày xưa, có một đám mây đã biết yêu, và đã không ngần ngại dâng hiến cuộc đời chàng cho tình yêu đó." Tất cả chúng ta, chắc chắn đều đồng ý với mình là, Tình Yêu, cũng là một "dạng" của Tình Thương! Có biết bao những tác phẩm văn chương viết về Tình thương mà các nhà văn (Thiên Sứ - nói như chị Phạm Thị Hoài) đã để lại cho chúng ta và chúng ta đã "không màng"?!

Và như thế, những thứ gì, gọi là "giết đi tình thương", hay "hủy diệt văn chương", chính là tội đồ cho sự "đánh mất tình thương" của loài người, mình nghĩ thế!

Chúng ta có thể tìm thấy "lời buộc tội" đích đáng ấy trong tùy bút mới nhất của Eduerdo Galeano, bài "Những cái cớ":

"Trong hàng ngũ những người khởi đầu cuộc cách mạng, không còn một ai sót lại. Tất cả đều bị thanh trừng: họ bị chôn sống, bị bắt giam, hay bị trục xuất. Và họ bị xoá bỏ khỏi những bức ảnh chính thức và những cuốn sách viết về lịch sử.

Cuộc cách mạng đã tôn vinh lên ngai vàng kẻ thô lậu nhất trong hàng ngũ lãnh đạo của nó.

Stalin giết hết những người mà hắn không thấy vừa lòng, những người nói “không”, những người không nói “dạ”, những người mà hắn thấy nguy hiểm cho hôm nay, và những người mà hắn thấy có thể sẽ trở nên nguy hiểm cho ngày mai, hắn giết họ vì những gì họ đã làm và những gì mà họ có thể sẽ làm, hắn giết để trừng phạt, hay để phòng ngừa."

Chủ nghĩa cộng sản đã "đẻ" ra một loạt "những con quỷ sứ" cho loài người chúng ta. Và Việt Nam cũng không thoát khỏi cái "hình phạt" khốn nạn đó!

Nhắc đến Stalin - một trong các con "Quỷ Sứ lớn nhất" - mà mình chợt nhớ tới "anh" Tố Hữu nhà ta. Hôm trước, bác Khuất Đẩu có nói trong bài viết "Khóc trong mê muội và sợ hãi" rằng, Tố Hữu đã trở thành nhà thơ lố bịch và mê muội nhất khi khóc một người mà sau đó chính dân Liên Xô nguyền rủa là tên đồ tể, thì mình mới nghĩ rằng, "ông Lành" nhà ta, trở thành "lố bịch và mê muội" cũng phải thôi, từ hồi tập nói, "Tiếng đầu lòng con gọi Stalin", thì lấy đâu ra mà không "lố bịch và mê muội", "anh" Tố Hữu nhà ta đã "đánh mất tình thương", bỏ nhà bỏ cửa, và tai hại hơn, bỏ cha bỏ mẹ, bỏ anh chị em, bỏ tất cả những người thân, để "đi theo cách mạng" như tất cả những người cộng sản Việt Nam khác, những kẻ mà, hoặc là tập kết ra miền Bắc, hoặc lên rừng nằm vùng, hoặc "xung phong đi bộ đội vượt Trường Sơn cứu nước", và sau này, từ khi "cách mạng thành công" cho đến tận bây giờ, đã "tôn vinh lên ngai vàng kẻ thô lậu nhất trong hàng ngũ lãnh đạo của nó" và, đồng thời, đặt lên bàn thờ tổ tiên" như "cha già dân tộc" một tay "cha căng chú kiết" là Hồ Chí Minh. Một con người bình thường có tình thương, không bao giờ làm cái điều "hỗn loạn" ấy cả!

Thế tức là anh Tố Hữu, quá "dốt" phải không cha nội?

Hehe, đúng rồi, anh ấy "dốt", đã đành, tai hại cho dân lành Việt Nam là, kéo theo cả một lũ "lãnh đạo nối gót" cũng "dốt" như thế!

Có thể nói, một minh chứng "sinh động nhất" cho sự thiếu tình thương của nhân loại chúng ta, là đất nước Bắc Triều Tiên. Mình nghiệm ra điều này, cứ cái gì mà con người ta cố tình "tỏ vẻ" ra là có, nhưng thực sự là, cái ấy thiếu. Mình lấy ví dụ, chẳng hạn như qua "cái nho nhỏ" là sự dịch "sai bét nhè" của Cao Việt Dũng, chúng ta thấy được rằng, anh CVD luôn "tỏ vẻ" ra là mình nắm vững tiếng Pháp, mình là "cao thủ" đây, song thực tế thì anh ấy lại... "dốt", phạm bao nhiêu là lỗi trong quá trình dịch thuật. Hoặc như "cái to to" hơn một chút là cái sự mà Đảng CSVN luôn "ra rả" suốt ngày ở trong nước là "quang vinh muôn năm", hay "chính nghĩa sáng ngời", hay "đỉnh cao chói lọi", nhưng thực tế thì "thối nát", "lưu manh", hay... "bầy hầy" bỏ mẹ!

Quay lại Bắc Triều Tiên, chúng ta hẳn đồng ý với bác Khuất Đẩu rằng, sự khóc lóc (biểu hiện sự thương tiếc vị lãnh tụ họ Kim vửa chết) của người dân Bắc Triều Tiên là sự giả vờ, bị ép buộc, họ chỉ cố tình "tỏ vẻ" ra là thương tiếc thôi. Tức là, từ kẻ đứng đầu, cho đến những người dân bình thường, qua mấy chục năm "xây dựng XHCN", đã trở thành những con người không biết tình thương là gì. Mà đúng như thế đấy, nhìn ảnh người con trai Kim Jong-un, mình chưa thấy cái anh con trai này... cười bao giờ cả! Mình mới nghĩ, thế này thì bỏ mẹ, một con người không có một chút tình thương nào, còn "cay nghiệt" hơn ông bố của anh ta, mà lên "ngai vàng" cai trị, thì cái đất nước Bắc Triều Tiên này còn... "khổ" dài, huhu...

Nhưng thôi, có lẽ mình viết cũng đã dài, mình xin tạm ngừng ở đây, mình phải đi chuẩn bị đón giao thừa với người thân đây, hihi.

Kính chúc tất cả các bạn một Năm Mới An Khang Thịnh Vượng và đầy Tình thương!

Trương Đức.


Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Viết nhân chuyện "đi bơi" của Kafka và "đi đời" của nhà Kim...

Nhớ năm ngoái anh Viện có một bài viết "điểm mặt" văn học Việt Nam, năm nay không biết thế nào anh Viện ơi!?

Hôm nay mình tranh thủ, gọi là... "trong thời gian chờ đợi", hihi, cũng thử "điểm mặt" một vài sự kiện, không phải về văn học, mà là về... "đi" của nhân loại xem sao, nhé, hehe!

Cũng nhớ năm ngoái, nhân giải World Cup 2010, bác Hoàng Ngọc-Tuấn gửi đến chúng ta một loạt bài dịch về bóng đá rất hay, đọc mà mình cũng thấy... "khoái trá" như bác ý, hihi! Nhắc lại chuyện này, chẳng qua là mình có cái ý muốn nói như thế này: Vẫn biết rằng, "dưới mặt trời và trong bóng tối" thì túc cầu là trò thể thao được chúng ta ưa chuộng nhất, nhưng, với những kẻ... "lừa banh sút bóng dốt" như mình, thì có lẽ, "đi... bơi" sẽ là "môn tập sức khỏe" thích nhất, có lẽ thế!

Đó là bởi vì, trong cái năm 2011 "yêu dấu" này, có nhiều sự kiện chính trị xã hội dồn dập xảy ra trên cái thế giới - cũng "yêu dấu" - này của chúng ta. Mở đầu có lẽ, là cái đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, cái đảng mà cũng..., nói như thế nào nhỉ?, à, đúng rồi, ..."yêu dấu" của dân do dân và vì dân như ai, để "bầu bán" ra những nhân vật "lãnh đạo yêu dấu" cho nhân dân Việt Nam trên con đường đi... đâu đó mình chưa biết được, để mình sẽ nói sau vậy, nhé, hehe...

Rồi tiếp theo, là những thiên tai giáng xuống đầu nhân loại, tiêu biểu nhất là sự kiện động đất ở Tohoku, gây ra thiệt hại nặng nề về sinh mạng con người và của cải vật chất đối với nhân dân Nhật Bản. Rồi những "cuộc xuống đường" của nhân dân Ả-rập, và sự đàn áp của chính quyền độc tài đối với họ, những cái chết của những người dân bình thường, và sau đó, của "những nhân vật lãnh tụ yêu dấu" như là Osama bin Laden, Gaddafi, ...

Đối với nhân dân Việt Nam "yêu dấu" của chúng ta thì sao cha nội?

Hehe, thì cũng rứa chứ sao, làm sao thoát khỏi... "lưới trời lồng lộng"! Đây nhá, mình kể sơ sơ ra đây vài vụ nhá: Vinashin vỡ nợ này, bắt Cù Huy Hà Vũ này, biểu tình chống bành trướng của Trung Quốc này, những cuộc bắt bớ bỏ tù này, "đạp vào mặt" này, ...này, ....này, ...này!

Đấy, thấy chưa?! Và cuối cùng, gần đây nhất, là sự "đi đời nhà... Kim (Jong-il)"! Nhân vật Kim này, cũng là một "lãnh tụ" rất chi là "yêu dấu" đấy, nhưng không phải của nhân dân Việt Nam(?), mà là của nhân dân Bắc Triều!

Mình liệt kê... "loằng ngoằng" ra như thế, gọi là... "điểm mặt" vài sự kiện chính của năm 2011 (chắc chắn vẫn còn thiếu), chẳng qua cũng là mình muốn nói lên một cái sự rất chi là... "hỗn loạn" của loài người chúng ta!

Mà đúng như thế đấy! Để mình giải thích: chả là hôm trước, khi mình đọc câu này trong bài "Đi bơi" của Richard Flanagan trên Tiền Vệ: "...Nhưng những niềm tin chính trị của Turgenev hay Dickens không còn là lý do tại sao chúng ta đọc những nhà văn này, cũng như sự ngược đãi đối với Pasternak hay việc tịch thu những kiệt tác của Grossman không phải là nguyên do khiến những cuốn sách này được xem là quan trọng. Chúng tiếp tục được đọc, có lẽ, bởi vì chúng ta nhận ra rằng, một cách giản dị, chúng phản ánh trung thực sự hỗn loạn của cuộc sống."(Phan Quỳnh Trâm dịch), thì mình chợt nhớ đến câu này của Eduardo Galeano trong bài "Sử yếu của văn minh":

"Và chúng ta đã mệt mỏi, không muốn đi lang thang qua rừng và dọc theo những bờ sông nữa...

...Xa xa sau lưng mình, chúng ta đã bỏ lại cái thuở còn đi lang thang không có nhà cửa và không có điểm đến.

Kết quả của văn minh rất đáng ngạc nhiên: cuộc sống của chúng ta đã trở nên an toàn hơn nhưng ít tự do hơn, và chúng ta phải làm việc nặng nhọc hơn..."(Hoàng Ngọc-Tuấn dịch)

Tức là, mình nghĩ, cái gọi là "cuộc sống của chúng ta đã trở nên an toàn hơn nhưng ít tự do hơn, và chúng ta phải làm việc nặng nhọc hơn" phải chăng là cách nói khác - cho "nhẹ nhàng hơn" chăng? - của "sự hỗn loạn" của cuộc sống?!

Có thể lắm, bởi vì thế giới ngày nay, ý mình nói cái "văn minh của loài người chúng ta", với bao "chủ nghĩa" và các "công cuộc cách mạng" này nọ, ví dụ như cái "định hướng XHCN của ĐCSVN yêu dấu" chẳng hạn, đã trở thành một mớ "hỗn loạn", mà tất cả những ai có sự tỉnh táo (như... mình chẳng hạn, hehe!) cũng đều có thể nhận thấy!

Ừ, cũng có thể là như thế! Mà cái "sự hỗn loạn của cuộc sống" này, là do... "những thằng nào" gây ra vậy cha nội?

Hehe, tất cả "những sự hỗn loạn của cuộc sống", đều do "những thằng bầy hầy" gây ra hết...

Chứ không phải do... "những thằng khách quan" gây ra hả cha nội?

Hehe, không phải đâu, những sự hỗn loạn của cuộc sống, không phải do "những thằng khách quan" gây ra như chị Hoài nói đâu, mà chính là do "những thằng bầy hầy" gây ra!

Quay trở lại chuyện "đi bơi". Mình thấy thế này, tức là mình đặt câu hỏi: Khi loài người "chúng ta đã mệt mỏi, không muốn đi lang thang qua rừng và dọc theo những bờ sông nữa... Xa xa sau lưng mình, chúng ta đã bỏ lại cái thuở còn đi lang thang không có nhà cửa và không có điểm đến", những nhà văn nhà thơ, như Kafka chẳng hạn, họ "đi bơi", còn chúng ta - những người còn lại -, làm gì?

Mình không biết rõ lắm, nhưng mình được biết "việc làm cả đời" của "lãnh tụ yêu dấu" họ Kim là..."đi xem". Và hệ quả của việc cả đời không làm gì sất, (ở đây mình xin mở ngoặc một chút như thế này: "những kẻ bầy hầy" - tuy có nhiều bằng nhưng dốt, không biết làm gì cả, chỉ "nói mồm mị dân" rất giỏi và đàn áp nhân dân để giữ quyền lực thì rất "thiện nghệ", song lại được bầu vào quốc hội phát biểu ngu ngơ, hoặc làm lãnh đạo thì tỏ ra yếu kém, hoặc đứng đầu chính quyền nhưng đất nước nghèo nàn vẫn hoàn nghèo nàn, v.v... -, thực ra là một lũ "ăn không ngồi rồi" báo cô thiên hạ, và tất cả những sự "nhàn cư vi bất thiện" ấy của bọn chúng, đã là biểu hiện của một "sự hỗn loạn" của một xã hội, của một đất nước rồi!) chỉ "đi xem" thôi của họ Kim này, đã gây ra "sự hỗn loạn" là từ đời ông Kim Nhật Thành nắm quyền thống trị cả đất nước bắc Triều, qua đời bố Kim Chính Nhật, đến đời con bây giờ là Kim Chính Vân. Nếu chúng ta bàn riêng về cuộc đời của Kim Jong-il, tức là một cái sự là: một kẻ không biết có bằng cấp gì không, nhưng suốt ngày chỉ thích "đi xem" và bảo vệ (rồi truyền tiếp cho con) "ngai vàng của thằng bố để lại" như nhà họ Kim vừa chết đây, đối với lẽ thường tình của cuộc sống văn minh nhân loại, không là "sự hỗn loạn" thì là gì đây?

Có rất nhiều sự hỗn loạn của loài người chúng ta, nhưng việc kể ra, đáng tiếc là mình không đủ "trình độ" để viết rõ ràng và chi tiết ra đây được, có lẽ các nhà văn nhà thơ của chúng ta, họ viết được hay hơn nhiều, chắc chắn thế! Mình, chỉ xin nêu ra đây một cái sự hỗn loạn của Việt Nam ta là: một tay "cha căng chú kiết" như một... bóng ma là Hồ Chí Minh, song lại "bắt" tất cả "những người còn lại" phải gọi bằng "bác", bằng "cha già dân tộc", ấy không là sự hỗn loạn, thì là gì đây hả trời?! Nhưng mà thôi, mình, với tư cách là một... thằng người bình thường thôi, chỉ biết làm những chuyện bình thường thôi, như là đi xem... bóng đá chẳng hạn thôi, và tất nhiên thôi, cả "đi bơi" nữa, hehe, bởi vì, "đi xem bóng đá" và "đi bơi", là những môn chơi... rất "lành mạnh văn minh" các bạn ạ! Chúng ta hãy đi bơi đi! Như Kafka! Đừng có dại mà theo ĐCSVN "đi... đời"! Như nhà Kim! Nhá!

Chúc tất cả các bạn một mùa Giáng Sinh an lành!

Thân ái,

Trương Đức

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

"Chí Phèo" trong dịch thuật, hay chuyện "Lấy thúng úp... "!

Đến giờ thì mình thấy, lời "phỏng đoán" của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường rằng "Chí Phèo & Thị Nở cũng có thể là mỗi chúng ta", càng ngày càng... đúng!

Hehe, nhưng trước khi chứng minh lời "phỏng đoán" của bác Thường là càng ngày càng đúng, mình muốn đi... vòng sang vài câu chuyện khác một chút, nhá, ngắn thôi mà!

Tức là gần đây mình mới để ý đến hơn vài trang mạng văn chương rất hay khác, là trang litviet.com và trang Da Màu. Đặc biệt với Da Màu mình cũng, nói như thế nào nhỉ, à, phải rồi, ..."táy máy" tham gia bình luận dưới các bài văn, bài thơ mình tâm đắc. Có một đợt cách đây khoảng tháng gì đó, Da Màu cho đăng tải các bài viết rất hay về chuyên đề Dịch thuật. Và gần như đồng thời, trang Tiền Vệ của hai bác Hoàng Ngọc-Tuấn và Nguyễn Hưng Quốc cũng đưa lên mục Đối thoại một loạt các bài viết về chuyện dịch thuật của dịch giả Cao Việt Dũng. Thật lòng thì mình cũng không muốn... "dây" vào câu chuyện về dịch thuật này đâu, bởi vì mình không biết rành tiếng Pháp, chỉ muốn... "dựa cột mà nghe" thôi, nên đã viết vài dòng, gọi là "bình luận chút chút", trên Da Màu mà thôi! Nếu BBT Tiền Vệ cho phép, mình xin trích một vài đoạn ra đây:

"Nhân có bình luận của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc – một trong các chủ biên của Tiền Vệ – ở đây, trong bài viết của nữ sĩ Thái Kim Lan về chữ “TÍN” của dịch thuật, tôi xin được nêu lên vài ý kiến của mình như thế này:

Chữ TÍN, tôi thấy, không chỉ cần thiết và quan trọng bậc nhất trong dịch thuật, mà hầu như, trong hầu hết các “vấn đề” của tri thức, và nói rộng ra, của cuộc sống. Con người, có trở thành đúng nghĩa là một “CON NGƯỜI” viết hoa hay không, có lẽ điều kiện tiên quyết là con người có chữ Tín hay không! Một bản dịch, giống như nguyên tác, nó có giá trị vì chứa đựng chữ Tín. Và, chữ Tín ấy, có được là do không là ai khác, ngoài chính “người làm ra nó” (tác giả, dịch giả).

Bên Tiền Vệ hiện có đăng tải hai bài viết về sự “dịch loạn” (hay ““đạo đức dịch thuật”) của Cao Việt Dũng, một dịch giả có tiếng lâu nay ở trong nước. Đọc những bài viết bàn về công việc dịch thuật trên Da Màu này, cộng với kinh nghiệm bản thân, tôi đi đến một suy nghĩ như thế này, xin được chia sẻ ra đây:

Nói gì thì nói, làm gì thì làm, chính cái chủ thể “con người” là quan trọng hơn cả trong mọi công việc, hay nói cho có vẻ “nghiêm trọng” một tí, là trong mọi “vấn đề”. :) Thế cho nên, nếu một dịch giả mà không có chữ TÍN, thì trước sau cái sự “BẤT TÍN” ấy sẽ lộ ra thôi, không thể “giấu nhẹm” đi được! Liên hệ với trường hợp của dịch giả Cao Việt Dũng, tuy vẫn chưa thấy ông ta trả lời hay phản biện lại chính thức trên Tiền Vệ, nhưng qua đó chúng ta có thể thấy được cái chữ Tín của “người” với chữ Tín của “tác phẩm” nó liên quan mật thiết với nhau như thế nào! Mà cũng đúng thôi, “Văn là Người” mà! Có phải không các bác?!

Tôi chợt có một suy nghĩ như thế này: Hồi xưa, khi mà ông Hồ Chí Minh

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh
dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.“(Hồ Chí Minh),

thì cái sự “dịch sử Đảng” của ông ta có chữ Tín hay không? Tôi nghĩ là đã không có! Bởi vì, như chúng ta nhận thấy (tôi không có ý xúc phạm cá nhân ông ta): bản thân con người Hồ Chí Minh đã không có chữ Tín và cái sự thể “sự nghiệp cách mạng” (Đường Kách Mệnh) mà ông ta “dịch” và đem về du nhập vào Việt Nam đã trở thành một sự BẤT TÍN “bét nhè” là chế độ độc tài toàn trị của ĐCSVN như hiện nay ở trong nước! Vậy thì…?

Tất nhiên, tôi có thể hơi “lạc đề” vì đem những điều mang hơi hướng “chính trị” ra sân chơi Da Màu này, nhưng cũng vì suy nghĩ rằng, mọi việc ở trên đời này liên quan mật thiết với nhau, nên xin được mạo muội nêu lên như thế!..."

Tức là cả cái đoạn "dài thườn thượt" trên của mình, cũng chỉ muốn nói lên một cái ý là: một dịch giả trí thức, bên cạnh hai tính cách ĐẠT và NHÃ, cần phải có tính cách TÍN nữa, và đây là tính cách quan trọng bậc nhất của một dịch giả trí thức! Công việc dịch thuật của dịch giả, vừa là một tác phẩm dịch sang ngôn ngữ khác, cũng vừa là một sự biểu hiện về bản thân con người dịch giả, đúng như nhận định của Georges-Louis Leclerc: "Le style, c'est l'homme..."!

Hôm trước, do vô tình thôi, mình đọc được phát biểu này của nhà văn Chân Phương trên litviet.com: "Đàm đạo về thơ là lấy thúng úp voi.", mình đã bật cười thích thú, nghĩ, ông nhà văn Chân Phương này quả có trí tưởng tượng thật là phong phú và tính cách... khá "trêu đời", hihi! Và mình đã học cái tính cách "trêu đời" ấy của bác Phương, nghĩ tiếp, vậy đàm đạo về dịch thuật thì sao?

Thì cũng là "lấy thúng úp..." chứ sao, nhưng ở đây, không phải là "voi", mà là... "Dê"! (Hehe, mình đã tự trả lời như thế!)

Để mình kể tiếp. Theo dõi những bài viết chỉ ra những lỗi dịch thuật của Cao Việt Dũng, thì mình thấy dịch giả trẻ họ Cao này, qua nhiều các văn bản nguyên tác khác nhau, nhưng phạm phải khá nhiều những lỗi giống nhau thuộc về cái gọi là "sắc thái từ ngữ"! Mà cái sự "dịch sai giống nhau" này, chính Cao Việt Dũng cũng đã nêu ra trong một bài viết của mình, bài Dịch giả Cao Việt Dũng - Suy nghĩ về dịch thuật và ngôn ngữ văn chương, chính là "dịch (diếc) như... "! Đây, mình xin trích lời của anh Cao Việt Dũng ra đây: "Thật đáng sợ khi gặp phải một dịch giả dịch nhà văn nào cũng giống như nhà văn nào, không một chút phân biệt, vì với những người như thế, thật ra chỉ tồn tại một tác phẩm duy nhất: tác phẩm của chính họ, một con đội tấm da sư tử, nhưng lại vẫn tự nhận mình là ; đó là một thái độ hai lần “ngụy tín”, theo thuật ngữ của Jean-Paul Sartre".

Và mình nghĩ, khi nhà thơ Chân Phương ví chuyện đàm đạo về thơ như việc "lấy thúng úp voi", đó là bởi vì Thơ là một thứ lớn lắm, lớn như... con voi ý, chúng ta không thể luận bàn (đem thúng ra úp) cho hết "con voi Thơ" được! Và nếu liên hệ với chuyện dịch thuật và thái độ của dịch giả Cao Việt Dũng trong mấy tuần qua thì, chuyện "bình luận dịch thuật", mà cụ thể là việc các tác giả nêu ra những lỗi dịch thuật trong nhiều bản dịch của Cao Việt Dũng và việc Cao Việt Dũng cứ "chối đây đẩy", theo mình nghĩ, như mình đã nêu ở trên, đúng là "lấy thúng úp Dê"! Ở đây, mặc dù "con Dê" bé hơn nhiều so với "con Voi", nhưng khổ quá, "nó" cứ nhẩy "tưng tưng" đi chỗ khác, lên tít tận... "đỉnh cao trí tuệ", không thèm "trò chuyện" gì cả...

Ừ, đấy là chuyện dịch thuật của "con ", thế chuyện "Chí Phèo của dịch thuật" là thế nào hả cha nội?

Hì, cũng đơn giản thôi, như chị Phạm Thị Hoài có nói rồi đó, quanh đi quẩn lại, toàn bộ câu chuyện cũng chỉ là chuyện về "tư cách trí thức Việt Nam" thôi mà! Đây này, chị Hoài đã viết: ""Thằng khách quan", tôi xin lỗi là phải dùng một từ như vậy, bởi vì trong tiếng Việt thì kẻ có tội rất to như thế phải bị gọi là thằng. Thằng khách quan nó có vô số hoá thân và đều được gọi tên rất rành mạch: lúc thì đó là thằng lịch sử, lúc thì đó là thằng bối cảnh, thằng hoàn cảnh, thằng tình hình chung, lúc thì đó là thằng ngoại xâm, thằng thế lực thù địch, thằng thực dân đế quốc, thằng thiên tai địch họa ... Nếu nghe như vậy thì người ta có cảm giác là: bao nhiêu thằng khách quan đểu cáng nhất đều hùa nhau vào ám dân tộc ta cả. Như vậy thì chẳng có lý do gì hy vọng và chẳng có một cuộc toạ đàm nào, một cuộc hội thảo nào cần thiết nữa.", tức là bao giờ ở Việt Nam ta, cũng "đổ tội" cho "những thằng khách quan" hết á, kiểu "lỗi tại anh đánh máy", "Loạt bài này tôi dịch hơi vội cho kịp các số báo và vẫn đợi đến khi hết loạt để xem lại tổng thể.", v.v... và v.v..., chứ không phải là nhận lỗi cái "rụp": Ừ, tao sai, cám ơn mày, lần sau tao rút kinh nghiệm!

Chị Hoài còn nói tiếp: "Người Việt chẳng cần lặn lội sang Tầu đi học, mà chính là người Tầu mang một núi khí giới, một rừng người đến trước, rồi sau đó khuân một hòm sách sang sau. Dĩ nhiên là người Việt vừa học vừa chửi, giống hệt như vừa học vừa chửi Pháp, vừa học vừa chửi Liên Xô, và bây giờ vừa học vừa chửi Mỹ. Cái sự vừa học vừa chửi này biến thiên qua nhiều cấp độ và tuỳ vào diễn biến hay triển vọng trong mối quan hệ giữa thầy và trò.", tức là, mình xin nói "toạc móng heo" ra như thế này, liên hệ với việc dịch thuật mà chúng ta đang bàn luận ở đây, "con " của chúng ta, đúng là "vừa dịch vừa... chửi"! Mà "vừa dịch vừa chửi", thì không là "Chí Phèo" trong dịch thuật thì là gì hả trời?!

"Con " vừa dịch vừa "chửi". Bao giờ cũng thế, cứ dịch xong là "chửi". Bắt đầu "chửi" trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi "" "chửi" đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình "" "chửi" ngay tất cả "làng Vũ Ðại". Nhưng cả "làng Vũ Ðại" ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật!...

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

"Đảng là tao đây", hay sự... bầy hầy của hệ thống toàn trị!

Đọc bài viết "Giới lãnh đạo có cần thông minh lắm không?" của bác Nguyễn Hưng Quốc - bài nói giới lãnh đạo ĐCSVN có nhiều bằng cấp nhưng dốt -, mà mình nhớ đến hai chữ "bầy hầy" trong một bài viết đăng trên Tiền Vệ của anh Viện.

Bài viết của anh Viện nói đến cái sự "bầy hầy" xung quanh (trong(?)) việc in cuốn sách Thơ đến từ đâu của nhà thơ bác sĩ kiêm phóng viên Nguyễn Đức Tùng ở Việt Nam, nhưng ở đây mình không muốn nêu ra cái chuyện... "bầy hầy" in thơ đó nữa, mình muốn đi... sâu vào bản chất của cái gọi là Lịch sử Việt Nam!

Kinh, nói gì mà nghe ghê thế cha nội, "đi sâu vào bản chất Lịch sử Việt Nam", có điên không đấy? Lần trước đã nói về sự tự-biến-mình thành "cứt" của hệ thống toàn trị rồi, chúng nó chắc cũng biết rồi, khổ lắm, nói mãi, lần này vẫn không chịu tha cho "chúng nó" à?

Hehe, tha làm sao được, còn cái lai quần cũng... nói, hehe!

Đùa chút vậy thôi, chứ mình là mình muốn nói nốt ra đây cái sự thể rất chi là "bầy hầy" của lịch sử Việt Nam ta! Đây nhá, như chúng ta biết, mọi sự thể trên đời này, cái gì cũng có cái gọi là... "quá trình phát triển" của nó, và như thế, lịch sử cũng vậy! Chúng ta hãy nhìn lại mà xem, thời xa xưa thì mình không biết nó như thế nào, nhưng nếu chỉ nhìn vào hai ví dụ lịch sử: Một là cái sự hình thành triều đại nhà Tiền Lê. Sau khi Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị ám hại, Vệ Vương Toàn lên làm vua, Lê Hoàn làm phụ chính, xưng là Phó Vương. Triều thần sợ Lê Hoàn cướp ngôi vua nhỏ, Định Quốc Công Nguyễn Bặc và ngoại giáp Đinh Điền dẫn quân về kinh đô định giết Lê Hoàn, thua trận bị Lê Hoàn giết. Năm 980, quân Tống nhân cơ hội đem quân sang muốn cướp nước, triều thần và thái hậu họ Dương (về sau giới văn nghệ đặt tên bà này là Dương Vân Nga) đưa Lê Hoàn lên làm vua lập ra nhà Tiền Lê. Tuy nhiên, theo quan điểmNho giáo của các nhà chép sử sau này, như trong Đại Việt sử ký toàn thư đã viết thì ông bị chê trách về đạo vợ chồng do ông đã lập Dương Vân Nga, hoàng hậu của Đinh Tiên Hoàng làm một trong năm hoàng hậu của mình cũng như về việc không sớm lập người kế vị để sau này dẫn đến việc tranh giành quyền bính giữa các con. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho nhà Tiền Lê nhanh chóng sụp đổ (trích Wikipedia). Tức là Lê Hoàn đã làm một chuyện rất "bầy hầy" khi chém giết con cái và ăn ngủ với vợ của Đinh Tiên Hoàng.

Chuyện "bầy hầy" thứ hai là của triều đại Lê Lợi, mình không muốn nhắc lại những dài dòng nào là anh em con cháu nhà Lê (xin mở ngoặc ở đây: Lê Lợi xuất thân từ một tên nông dân) giết hại lẫn nhau, tranh cướp ngai vàng của triều đại này, chỉ xin nêu ra đây chuyện "vụ án Lệ Chi Viên", con cháu Lê Lợi giết hại gia tộc Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ.

Tức là, mình xin tóm tắt lại như thế này: Lịch sử Việt Nam, suốt theo chiều dài bốn nghìn năm, là cả một chuỗi những chuyện "bầy hầy"!

Và, đây là cái ý chính mình muốn viết ra đây: Cả cái gọi là "Cuộc cách mạng Việt Nam" của những người cộng sản Việt Nam, cũng là một sự rất bầy hầy không kém "các triều đại cha ông" đi trước. Đây nhá, mình xin nói tiếp:

Như ở bài trước mình có nói, có thể ở vào "buổi bình minh của cách mạng", những người cộng sản Việt Nam họ cũng không muốn trở nên... "bầy hầy" như cha ông vua chúa đi trước, nhưng do cái gọi là "bản sắc dân tộc bầy hầy" đã "bám chặt" vào họ như một thứ "dòng máu di truyền" từ đời này sang đời khác, lúc nào họ cũng sống trong một ảo tưởng "ta đây là vua, là nhất, là tiên phong, là anh hùng, là đỉnh cao chói lọi, v.v...", chứ không biết rằng bản thân mình cũng... "cứt như ai", nên rốt cục: bản chất bầy hầy vẫn phải lộ ra là bản chất... bầy hầy!

"Bầy hầy" ấy, có phải là... "tính Đảng" không cha nội?

Hehe, chính xác! Bầy hầy chính là tính Đảng!

Để hiểu thêm được cái tính "bầy hầy" này của ĐCSVN, mình xin giới thiệu bài tùy bút này của Eduardo Galeano, mà trong đó có câu:

"...Rồi mặt trời, kẻ sáng tạo cuộc sống, ngồi xuống để trầm tư về tác phẩm của mình.
Mặt trời cảm nhận được hơi thở sâu thẳm của cái thế giới mới ra đời đang mở ra trước mắt mình, và nghe được những tiếng nói đầu tiên của thế giới ấy.
Vẻ đẹp choáng ngợp gây đau nhói.

Nước mắt của mặt trời rơi xuống đất và tạo nên bùn.
Và từ chất bùn ấy con người đã ra đời."
(Hoàng Ngọc-Tuấn dịch)

Mặt trời đã nhỏ những giọt "nước mắt yêu thương" xuống để trộn vào đất sét (cho mềm) và nặn nên con người chúng ta!

Tức là, "bình thường" ra thì như thế! Nhưng, những người cộng sản Việt Nam được "ra đời", trớ trêu thay cho chúng ta, lại không theo một cách "bình thường": cái "chất bùn làm nên con người" của họ, được "làm mềm", không phải bằng "nước mắt mặt trời", mà bằng một thứ "nước... bọt" hay "nước... đái" gì đó (Mình xin mở ngoặc ở đây về "nước bọt" và "nước đái" một chút: Phải chăng cái "nước bọt" và "nước đái" đấy chính là cái "nước bọt" và "nước đái" trong hai câu thơ này của anh Viện:

"Thế rồi tôi đã đi ra khỏi nó bằng một bãi nước bọt"(trích "Lịch sử")



"Nó đái vào những cuộc ra đi trên bến cảng đẫm nước mắt để chui vào một con ốc trên bàn nhậu đẫm nước bọt"(trích "Cơn điên của tôi")?), hay nói theo ngôn ngữ "thời thượng" của những người cộng sản là, "nước... CHXHCN Việt Nam"!

Mà cũng đúng thôi, những người cộng sản Việt Nam đúng là đã được tạo nên từ một thứ "bùn" trộn "nước đái" và "nước bọt"! Bởi vì, thực tế cho ta thấy: Họ đã, đang và vẫn tiếp tục gây ra bao chuyện bầy hầy trên cái mảnh đất hình chữ S mà họ ngang nhiên chiếm đoạt (muôn năm) làm của riêng, và, khốn nạn hơn nữa, với sự áp đặt "định hướng XHCN" lên đầu mọi người dân, họ âm mưu biến cả dân tộc Việt Nam cũng thành... "một đống bầy hầy" cùng với họ!

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Còn Đặng Thân thì... cười!

Tôi được biết đến Đặng Thân là do một chị bạn văn chương giới thiệu. Ngày ấy chị bảo: “Này, mày đọc “Hiếp” của ĐT đi, “thằng cha” ấy viết hay lắm!”. Tò mò tôi đọc, rồi khi đọc xong, buột miệng tôi đã thốt lên rằng, hay, “thằng cha” này viết khá, văn chương gì như thể… “hiếp” con người ta ý! :)

Thế rồi từ đó, cảm cái chất văn chương rất “(k)hiếp” ấy, tôi để ý và… “chăm” đọc Đặng Thân hơn. Mặc dù ngoài đời không quen biết gì anh, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn trao đổi chuyện trò với chị bạn về nhà văn Đặng Thân. Đọc những tác phẩm của anh đăng tải trên Da Màu, Tiền Vệ, vanchuongviet.org, talawas … tôi có “rút” ra một kết luận như thế này: Văn chương của ĐT là một loại văn chương “tự thân” rất độc đáo!

Vừa rồi nghe tin tác phẩm “333.9 (Những mảnh hồn trần)” của anh đã được in ra, tôi cũng cảm thấy vui mừng lây, bởi vì thấy cái câu “dặn dò” (chị Nhung kể lại cho tôi là có nói với ĐT rằng: Phải in, có in ở dưới “địa ngục” cũng phải in!) của chị bạn đã trở thành hiện thực. Viết về nhà văn ĐT đã có nhiều nhà văn nhà thơ nhà phê bình văn học viết rồi. Tôi chỉ xin được chia sẻ ra đây vài suy nghĩ, gọi là “riêng rẽ”, của mình như thế này:

Như một câu văn của anh (mà tôi rất thích) là, “Người ta vẫn nói chính các nhân vật đã tự đẻ ra truyện, còn truyện thì đẻ ra nhà văn“, thì cái “tam đoạn luận” của văn chương Đặng Thân chính là: 1. Các nhân vật tự đẻ ra truyện, 2. Truyện thì đẻ ra nhà văn, và 3. Nhà văn Đặng Thân thì đẻ ra các nhân vật.

Trong loại hình nghệ thuật Nhiếp ảnh, “đỉnh cao” của nó theo tôi có lẽ là chụp ảnh nude. Người nghệ sĩ photographer khi chụp ảnh nude là muốn ghi lại cho đời một vẻ đẹp vĩnh cửu và thực sự nhất, vẻ đẹp của… “tòa thiên nhiên”. Tức là, khi bắt tay vào công việc nghệ thuật, nôm na là “phó nháy” của chúng ta đã bắt model phải cởi hết quần áo ra, “trần trùng trục” trước mặt, rồi chụp hình suốt buổi…

Khi nhìn tấm hình “tiểu sử” của Đặng Thân trên Tiền Vệ, tôi đã “liên tưởng” công việc sáng tác văn chương của anh với việc chụp hình nude của nghệ sĩ nhiếp ảnh. Mà quả đúng thế, đọc các tác phẩm của anh, tôi có cảm giác là nhà văn Đặng Thân, trước khi đưa các nhân vật ra “xuất đầu lộ diện” với độc giả, dường như anh đã “lột trần” tất cả các thứ “xiêm y mão mũ” của họ, chỉ giữ lại “mảnh hồn trần (trùng trục)” của họ mà thôi! Và, không quá lời chút nào khi tôi nói: Cái tinh thần “không xống không áo gì hết” ấy, chúng ta có thể gặp lại hầu hết qua suốt “chiều sâu” tác phẩm của Đặng Thân:

“…thế nghĩa là càng sống càng mặc quần áo lại càng chẳng được làm người hay sao
cởi truồng
phải cởi truồng
nếu không rất uổng
cái nhân sinh
cái tỉnh tình tinh
…”(trích “Factum(a) Cave(i)” – Đặng Thân)

Đó là bởi vì, theo tôi nghĩ, bí quyết nghệ thuật cuả Đặng Thân trong văn chương, chính là ở cái bút pháp “lột trần” này của anh. Và cái bút pháp này có được, đó là do nhà văn tài ba của chúng ta đã “luyện” được môn võ “phân thân” đặc biệt, hiếm những nhà văn khác làm được: Những nhân vật của ĐT, xét cho cùng, chính là “những mảnh hồn trần (trùng trục)” mà anh đã “(tự) phân thân” ra từ “(tâm) hồn” của mình! Mà cũng đúng thôi, như nhà thơ vừa đạt giải Nobel văn chương người Thụy Điển, Tomas Tranströmer có nói: “… Mọi thứ đều đến từ bên trong, từ tiềm thức. Đó là cái nguồn của mọi thứ.“, thì các nhân vật của Đặng Thân, ra đời được, chính là họ đến từ “bên trong” của “cha đẻ” của họ.

Cũng dẫn một ý của một bài viết khác của anh:

Các cụ Mường cảnh báo trong chuyện trai gái các chàng đừng có “ăn dưa bở”:
Nhá heng kha
Va heng hi.
(Nghĩa là: Đừng tưởng cứ trông thấy đùi là thấy được lồn)

Thì ngày nay, với tình hình văn học ít có tác phẩm “để đời” thực sự như của Việt nam ta (vì thiếu tính “lột tả cái chân thực”), khi nói về tác phẩm văn chương mới nhất của Đặng Thân, chúng ta có thể phát biểu một cách “tin chắc” như thế này: Không “tưởng bở” gì nữa, đọc “333.9″, chắc chắn chúng ta sẽ thấy được… “những mảnh hồn trần (trùng trục)” của cuộc đời! :)

Để kết thúc, mượn ý một câu châm ngôn của người Do Thái, tôi có thể phát biểu về Đặng Thân như sau: Có thể những nhà văn khác của Hội Nhà Văn Việt Nam, họ… “nàm mưa nàm gió”(*), còn Đặng Thân thì… cười!

Trân trọng.
Trương Đức

*(Chị bạn có kể cho tôi nghe là nhà văn ĐT đã nói những nhà văn của HNVVN là “một lũ… nàm mưa nàm gió“)

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

"Bản sắc dân tộc", hay Khi hệ thống toàn trị tự-biến-mình thành... "cứt"!

Hôm nay mình lại muốn "đặt bút", hihi, chính xác ra - theo cách nói của thời đại "a còng" -, là phải nói là... "gõ phím", để viết về... "cứt"!

Hê, không chuyện gì "thơm tho" hơn để nói hay sao mà lại nói về thứ thối tha ấy hả cha nội?

Hehe, tất nhiên là có, nhưng khổ quá, mình đọc xong bài "Khi hệ thống toàn trị tự-cho-mình là giặc" của nhà văn Nguyễn Hoàng Văn thì không thể... đừng được, cảm xúc nó trào dâng, ứ ự, không thể không cho nó... "thoát" ra ngoài được, hè, hè, khổ quá, thông cảm cho mình, nhá!

Bài tiểu luận của Nguyễn Hoàng Văn đích đáng đấy chứ, liên quan gì đến...

Ấy, ấy, ấy, đừng nói nữa, từ từ để mình trình bày! Chuyện gì cũng có "đầu cua tai nheo" của nó, không được nóng vội! Thế này nhá, mình bắt đầu ngay thôi đây...

Mình nghiệm ra điều này, ở trên đời, một trong những thứ mà nhân gian "ghét cay ghét đắng" và "ghê tởm khinh bỉ" nhất, có lẽ là... CỨT! Mà đúng đấy, vì thông thường thì ai cũng biết là nó (cứt) vừa thối vừa hôi, vừa bẩn vừa mất... vệ sinh! Nhưng, có một điều "trớ trêu" cho chúng ta như thế này: CỨT, tuy thế, lại là thứ do chính chúng ta "làm ra" đấy chứ?! Tại sao con người chúng ta lại "làm ra" cái để rồi "phỉ nhổ" nó, "hắt hủi" nó? Chưa kể là CỨT, như một thứ "gần gũi thân thuộc" - kiểu "rứt ruột đẻ ra" - "chui ra" từ trong chính ruột gan của chúng ta?! Vậy thì...?

Thì cuộc đời là một chuỗi những "nghịch lý" mà lị, than vãn nỗi gì, cha nội?

Ờ, mình cũng biết thế, mình chỉ gọi là... "than vãn" một chút thế thôi, chứ, xin thú thực, chính vì cái sự thể "nghịch lý cuộc đời" ấy mà mình muốn viết về "CỨT" hôm nay đấy, hehe!

Mình xin nói tiếp, khi nói về "CỨT", trên bình diện sinh lý học, có lẽ chúng ta, lúc đó cũng đều nghĩ "CỨT" - một cái gì đấy là rác, là cặn bã, mang mùi thối tha, đã bị chúng ta "thải" ra ngoài vì đã không còn tác dụng với thân thể và sức khỏe của chúng ta nữa, tức là một cái thuộc về... "cõi chết"! Mà một cái thuộc về "cõi chết" rồi, thì thông thường, mình vẫn nói trên bình diện sinh lý học, nên "để yên" cho nó, hoặc "chôn vùi" vĩnh viễn nó đi!

Thông thường là thế, ấy vậy mà, mình lại biết có một nơi, một nhóm người sống ở đó, không những không "chôn vùi" nó đi, mà còn hàng ngày, "ướp ủ", "tô son chét phấn", "bơm tưới nước hoa"..., thậm chí, tự-biến-mình thành "CỨT"!

Thế à, ở đâu?

Khoan đã! Trước khi đi vào trả lời, mình xin kể sơ qua về "CỨT" cái đã!

Do vô tình, khi đọc được đoạn văn này của Nguyễn Hoàng Văn, đoạn "Và khi khẳng định rằng tương lai dân tộc phải là “xã hội chủ nghĩa” thì, trên phương diện tư tưởng, hệ thống toàn trị đang cố níu kéo sự tồn tại của nó bằng cách “trao đổi chất” với những môi trường đã... chết. Trao đổi với thế giới Marx – Lenin, đã chết. Trao đổi với quá khứ “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” đang chết, đang ngoắc ngoải hấp hối trước sự bành trướng của chủ nghĩa... bành trướng.", mình mới nhớ đến một bài viết khác cũng của nhà "bắt mạch tư tưởng" sắc sảo NHV mà trong đó có câu văn này: "Diễn dịch một cách khác: nếu René Descartes dùng khả năng tư duy để nhận chân sự hiện hữu “Tôi suy nghĩ, do đó tôi tồn tại!” thì, ở đây, vấn đề có thể nhìn qua lăng kính bài tiết: “Tôi đi ỉa, do đó tôi tồn tại!”."...

Lắt léo thế, nhưng được rồi, cha nội nói tiếp đi!

Hì, có gì đâu, "lắt léo" sao được bằng ông Văn nhà Tiền Vệ, hihi, ổng "lắt léo" bằng... vạn mình chứ lị, hì, hì! Tức là, ở đây mình muốn nhấn mạnh đến cái mối tương quan gần như là... "quấn quýt lấy nhau" của "sự tồn tại" và "sự trao đổi chất", hay, dùng từ "nôm na" hơn là, "sự bài tiết": Không ị được thì chết, có ị thì có sống!

Và, tất nhiên, ở đây, cái ý chính, là mình cũng muốn nêu ra sự khác biệt của "tôi đi ỉa" với "trao đổi chất với những môi trường đã... chết"! Sự khác biệt ấy là gì? "Tôi đi ỉa", thì chắc các bạn đã biết, là "tôi đi ỉa... ra ngoài", đúng không?! Còn "trao đổi chất với những môi trường đã chết" thì sao?

Là sao???

Hừm! Dễ thế mà không biết! Thứ nhất, cứt là thuộc về "những môi trường đã chết", đúng không?! Thứ hai, "trao đổi chất" là "đưa cứt đi chỗ khác chơi", đúng không?! "Trao đổi chất với môi trường đã chết", như thế, tức là, trong trường hợp của hệ thống toàn trị, sự bài tiết của nó (đưa "cứt" trở về với "cứt") chính là: "tôi đi ỉa... vào trong", và do đó: "tôi tồn tại" ("Khi hệ thống dai dẳng cái chủ trương nín nhịn, dai dẳng cái chủ trương trên che đậy thương tật và nhấn chìm cơn đau, từ thập niên này sang thập niên khác, hậu quả sẽ như thế nào?" - trích Nguyễn Hoàng Văn)!

Đi ỉa vào trong? Nghĩa là không ỉa? Thế thì chết, sống làm sao được?!

Thì thế, mình đã bảo rồi mà, "nghịch lý" lắm, "phi lý" kinh khủng! Thế mà hệ thống toàn trị - Đảng Cộng Sản Việt Nam - vẫn "tồn tại" chình ình ra đấy, thế có "ghê răng" không?!

Ghê răng, ghê răng! Rồi, nói tiếp đi!

Ừ, mình muốn nói tiếp về cái sự "tồn tại" của cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh". Chúng ta cũng biết là mọi chuyện trên đời này đều do con người làm ra. Cái tình trạng hiện giờ ở Việt Nam ta (định hướng XHCN), là "môi trường đã chết", và có được, là do những người của ĐCSVN nối tiếp "Đường Kách Mệnh" của ông Hồ Chí Minh (cái gọi là "Đường Kách Mệnh" do ông Hồ Chí Minh đã "dịch sử Đảng" từ "những môi trường chết" là chủ nghĩa cộng sản của Mác, Lênin, Stalin, Mao... mà ra), "áp đặt" lên đầu nhân dân? Nhưng vì sao nên nỗi? Theo mình, có thể lúc ban đầu, các chả (ở đây phải hiểu là những người cộng sản, kể cả ông Hồ) cũng là "những con người yêu nước thực sự" thôi, nhưng do lầm lỡ "đi ỉa vào trong", tức là "trao đổi chất với những môi trường đã chết", rồi sau đó, vì ruột gan ngày càng chứa đầy những "chất thải ô uế" là "cứt" đó, nên ngày càng "tối dạ" ra, không nhìn thấy "lối thoát". Chế độ "độc lập - tự do - hạnh phúc" gì mà dân kêu khổ quá chừng, không có tự do, hở tí là bắt bớ tù đày, rồi công an nhà nước gì lại bảo: "còn Đảng còn mình"? Một chế độ đầy "thối nát" theo đúng nghĩa của những từ này...

Nhưng, những người cộng sản, ở Đông Âu XHCN cũ chẳng hạn, cũng cùng một cách "đi ỉa vào trong", họ đã bị "bục dạ" cách đây hơn hai mươi năm rồi còn gì?

Đúng, đó là bởi vì họ, những người cộng sản Đông Âu, đã không có "bản sắc dân tộc" như của "bọn cộng sản nhà ta", "bọn chúng nó" khác, cái cách "ăn ngủ đụ ỉa", tức là "tồn tại", nó khác!

Ôi, hai tiếng "Tồn Tại"! "To Be or Not To Be?" Phải chăng con người chúng ta sinh ra ở trên đời này, là để cải thiện cái "To Be" ấy? Mình không biết được! Nhưng, mình lại biết một tâm hồn cao cả của loài người là nhà văn Raymond Federman, ông đã quan tâm đến việc "cải thiện những cái chết" của nhân loại chúng ta, và, mình nghĩ, nói riêng cho cái đất nước Việt Nam ta, phải chăng những cái gọi là "sớ dâng", hoặc như bài viết tâm huyết "Khi hệ thống toàn trị tự-cho-mình là giặc", chính là những "trăn trở" tìm cách "cải thiện Cuộc Tồn Tại của chúng ta"? Tức là chỉ cách cho hệ thống toàn trị hãy... "đi ỉa ra ngoài"?

Mình nghĩ rất khó, khi mà, hệ thống toàn trị, không những tự-cho-mình là giặc, mà còn tự-biến-mình thành... "cứt"!

Hu,hu...

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Bất tín... bét nhè!

Nhân có bình luận của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc – một trong các chủ biên của Tiền Vệ – ở đây, trong bài viết của nữ sĩ Thái Kim Lan về chữ “TÍN” của dịch thuật, tôi xin được nêu lên vài ý kiến của mình như thế này:

Chữ TÍN, tôi thấy, không chỉ cần thiết và quan trọng bậc nhất trong dịch thuật, mà hầu như, trong hầu hết các “vấn đề” của tri thức, và nói rộng ra, của cuộc sống. Con người, có trở thành đúng nghĩa là một “CON NGƯỜI” viết hoa hay không, có lẽ điều kiện tiên quyết là con người có chữ Tín hay không! Một bản dịch, giống như nguyên tác, nó có giá trị vì chứa đựng chữ Tín. Và, chữ Tín ấy, có được là do không là ai khác, ngoài chính “người làm ra nó” (tác giả, dịch giả).

Bên Tiền Vệ hiện có đăng tải hai bài viết về sự “dịch loạn” (hay ““đạo đức dịch thuật”) của Cao Việt Dũng, một dịch giả có tiếng lâu nay ở trong nước. Đọc những bài viết bàn về công việc dịch thuật trên Da Màu này, cộng với kinh nghiệm bản thân, tôi đi đến một suy nghĩ như thế này, xin được chia sẻ ra đây:

Nói gì thì nói, làm gì thì làm, chính cái chủ thể “con người” là quan trọng hơn cả trong mọi công việc, hay nói cho có vẻ “nghiêm trọng” một tí, là trong mọi “vấn đề”. :) Thế cho nên, nếu một dịch giả mà không có chữ TÍN, thì trước sau cái sự “BẤT TÍN” ấy sẽ lộ ra thôi, không thể “giấu nhẹm” đi được! Liên hệ với trường hợp của dịch giả Cao Việt Dũng, tuy vẫn chưa thấy ông ta trả lời hay phản biện lại chính thức trên Tiền Vệ, nhưng qua đó chúng ta có thể thấy được cái chữ Tín của “người” với chữ Tín của “tác phẩm” nó liên quan mật thiết với nhau như thế nào! Mà cũng đúng thôi, “Văn là Người” mà! Có phải không các bác?!

Tôi chợt có một suy nghĩ như thế này: Hồi xưa, khi mà ông Hồ Chí Minh

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh
dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.“(Hồ Chí Minh),

thì cái sự “dịch sử Đảng” của ông ta có chữ Tín hay không? Tôi nghĩ là đã không có! Bởi vì, như chúng ta nhận thấy (tôi không có ý xúc phạm cá nhân ông ta): bản thân con người Hồ Chí Minh đã không có chữ Tín và cái sự thể “sự nghiệp cách mạng” (Đường Kách Mệnh) mà ông ta “dịch” và đem về du nhập vào Việt Nam đã trở thành một sự BẤT TÍN “bét nhè” là chế độ độc tài toàn trị của ĐCSVN như hiện nay ở trong nước! Vậy thì…?

Tất nhiên, tôi có thể hơi “lạc đề” vì đem những điều mang hơi hướng “chính trị” ra sân chơi Da Màu này, nhưng cũng vì suy nghĩ rằng, mọi việc ở trên đời này liên quan mật thiết với nhau, nên xin được mạo muội nêu lên như thế!

Tiện đây, xin “góp vui” một câu hỏi như sau: tính từ “lợi hại” của tiếng Việt ta, nên dịch ra tiếng nước ngoài như thế nào để có thể vừa “tín”, vừa “nhã”, lại vừa “đạt” được?

Trân trọng.
Trương Đức

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Dòng sữa Mẹ

Thưa vâng, giá gì những bọn người như thế đừng bao giờ sinh ra (phải bóp cổ từ trong bụng mẹ) để thêm ô nhiễm và làm chật, “nức nở” trái đất này. Bọn chúng đúng là thứ giòi bọ, sâu bọ, ruồi bọ… và cuối cùng rồi cũng phải đến lúc chui rúc cống rãnh…!

Thưa nữ thi sĩ Thanh Bình,

Tôi thực sự vui mừng khi được nhà thơ nhắc đến trong bình luận của mình. Đọc những lời trên, tôi nhớ đến một đoạn văn của nữ thi sĩ trong truyện ngắn “Bệnh dửng dưng” như sau:

Tôi buồn vì niềm mất mát lớn lao ấy đến mắc bệnh thẫn thờ. Nhưng căn bệnh của tôi biết đâu còn có liều thuốc thời gian chữa trị được. Còn những người với công việc tầm thường như gã thường trực, học thức như bác sĩ Lân… hình như họ đang bị xâm nhiễm nặng thứ vi trùng làm huỷ diệt những cảm xúc tình người. Họ sẵn sàng xoay mặt với những đau khổ của đồng loại và chỉ biết làm đầy bao tử mình. Rồi họ đổ lỗi cho những tệ trạng nghèo đói, mục ruỗng từ trên xuống. Con bệnh này vì thế tôi sợ sẽ hết thuốc chữa nếu càng ngày càng lan dần, lan mạnh trong xã hội tôi đang sống.

Thú thực, nếu có ai đó hỏi tôi, là tôi thích đọc thơ ca của “đàn bà” hơn hay thơ ca của “đàn ông”, thì tôi sẽ trả lời ngay không một chút do dự, rằng mình thích thơ ca của những nữ thi sĩ hơn cả. Bởi vì, tôi nghĩ, thi sĩ “đàn ông” làm thơ với cảm hứng đều xuất phát từ một cái Đẹp gì đó, và cái Đẹp nhất trên đời này, theo tôi và rất nhiều nhiều… “người đàn ông” khác, chính là “Người Đàn Bà”! Có phải vậy không nữ thi sĩ Thanh Bình?! Và, thơ ca, hay hơn cả, tôi tự suy diễn theo cái cách “phù thủy” :) của mình, phải chính là do “cái Đẹp nhất” làm ra!

Một ý nữa, thơ ca đi vào lòng người, đó là do nó mang tải một thứ “sức hấp dẫn” mềm mại và ấm áp như dòng sữa mẹ. Loài người chúng ta, chào đời và lớn lên, bắt đầu từ dòng sữa mẹ. Vậy tại sao xã hội con người hiện nay – không riêng chỉ xã hội Việt Nam -, lại không “duy trì” và “quay trở lại” với “Dòng Sữa Mẹ”? Lại để những thứ “vi trùng” như là… “Nay ở trong thơ nên có thép” nó xâm nhiễm làm mất hết những cảm xúc tình người? Mà đúng thật đấy, như thực tế lịch sử thế giới đã cho chúng ta thấy: Chính cái “Thép” (trong đạn bom chẳng hạn) có ở trong thơ đã “sản sinh” ra một đống những giòi bọ, sâu bọ, ruồi bọ, chuột bọ,…! Vậy thì…?

Tất nhiên, tôi không thể nói lên “những điều mềm mại và ấm áp” hay được bằng những nhà thơ nhà văn, tôi xin nhường lời lại cho những thi sĩ của loài người, nhất là cho những thi sĩ của “phái Đẹp”! :)

Mong đón chờ những sáng tác mới của Nguyễn Thị Thanh Bình!
Xin cám ơn nữ thi sĩ! Trân trọng.
Trương Đức

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

"Đường kách mệnh" hay Những tháng năm... "phản động"

Phải nói là mình đã bị... "sững sờ" khi đọc được câu thơ sau đây của nhà thơ Trần Hữu Dũng trên Tiền Vệ:

"Bài học cách mạng
Ba đời viết bằng máu
Trong gia phả dòng tộc tôi."

Đó là bởi vì mình nhớ đến bài hát này của Trịnh Công Sơn, bài "Hát trên những xác người", và, tất nhiên, đến cả... cuốn "Đường Kách Mệnh" của nhân vật "xác ướp" Hồ Chí Minh!

Có một điều chắc chắn như thế này: ông nhạc sỹ tài ba họ Trịnh và ông "cha già vĩ đại" họ Hồ, cả hai người đã viết lên "tác phẩm" của mình - một người: bài hát, người kia: cuốn sách -, bằng... bút mực bình thường. Nhưng, cái gọi là "Cách mạng Việt Nam", đấy là mình gọi theo cách nói của những người cộng sản "con cháu ông Hồ" chỉ những cuộc chiến tranh xảy ra trên mảnh đất Việt Nam ở thế kỷ trước, xét cho cùng, cũng như cái gia phả của bao dòng tộc Việt Nam ta, là được/bị viết bằng... máu! Máu của những xác người!

Hôm trước, mình đọc được một bài "phỏng vấn" rất hay của nhà văn Liêu Thái, trong đó có đoạn: "Cụm từ này đang rất hot, nhưng không dễ nhận ra nó, từ từ nha, nó nói là chuyện nó nói, thật đấy, nó thành thật, nhưng tin nó như thế nào thì là chuyện hên xui và thuộc về sức mạnh cá nhân cũng như thế lực phe nhóm... À há! Nó tên là Phản Động, có người nhầm nó là bóng ma, cũng có người nghĩ rằng nó đang ngộ Phật, có người còn cho rằng nó là một Bồ-tát, hay là một Niết-bàn khác sau khi Phật nhập diệt. Cứ thế, mỗi người đều gán cho nó một cái định nghĩa trên... một cái định nghĩa trên... một cái định nghĩa."

Mình mới nghĩ như thế này: Cho dù những người cộng sản Việt Nam có "tô son trét phấn" đến thế nào đi nữa, cái gọi là "Cách mạng Việt Nam", chính là một thứ "Phản động", chính là một thứ "Bóng ma" theo đúng ý nghĩa của những từ này!

Bậy nà, cha nội nói gì nghe lạ rứa hè, "Cách mạng Việt Nam" phải là "diễm lệ và hào hùng" chứ, tại sao lại là phản động, là bóng ma được, bậy nà!

He, he, chẳng có gì lạ cả! Nếu phản động được định nghĩa trên... một định nghĩa (trên... một định nghĩa trên... một định nghĩa) là "đi ngược lại với chiều hướng phát triển chung của loài người", thì Cách mạng Việt Nam không là phản động thì là gì đây hả trời?! Hãy nhìn mà xem, trong suốt "quá trình làm cách mạng" hay nói như nhà thơ Trần Hữu Dũng là "học bài học cách mạng", bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu nước mắt đã rơi, bao nhiêu máu đã đổ cho cái "cuộc cách mạng" thổ tả này?!

Ờ, ờ, nghe cũng có lý, thế còn "bóng ma", tại sao lại là "bóng ma"?

À há, "bóng ma", vấn đề chính là ở đây đấy!

Mình nhớ mãi một câu văn này trong truyện dài "Những tháng năm cuồng nộ" của nhà văn Khuất Đẩu: "Bóng ma vô hình đã thực sự lởn vởn khắp mọi nhà. Nó đến lúc nào không ai biết, nó đi lúc nào cũng chẳng ai hay. Nhưng trước mặt, sau lưng, bên phải, bên trái, trên trời dưới đất đâu đâu cũng có nó. Từ đây, mọi người lại co rúm như làng đang có dịch!".

Mình thấy như thế này, không cần phải nói dài dòng mà làm gì, lịch sử cái nước Việt Nam ta, chính là lịch sử của... "những bóng ma"! Đây nhá, suốt từ những thời "dựng nước và giữ nước" xa xưa của An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu..., cho đến "giải phóng và thống nhất đất nước" của những người cộng sản mà đứng đầu là nhân vật Hồ Chí Minh, do chiến tranh chém giết nhau liên miên, mà có rất nhiều người chết "như ngả rạ", tức là: hàng đàn, hàng đàn xác người - "bóng ma" -, được... "sinh ra"! Và, vì thế, lịch sử, chính là được "những bóng ma" này ghi nên mà thành!

Về "lịch sử bóng ma" của những thời xa lắc xa lơ, như là của "Vua Hùng", Bà Trưng, Bà Triệu..., mình không muốn bàn tới, bởi vì nó cũ quá rồi, cũ như trái đất ý, hihi, mình chỉ muốn nói về cái thời ngày nay của chúng ta thôi, cho nó... gần, mới cả, dễ kiểm chứng, đúng không, nhá?!

Mình xin bắt đầu... À, nhưng trước tiên, có một điều như thế này, mình muốn nêu ra đây, đó là chỉ "những bóng ma" mới cuồng nộ, con người bình thường không bao giờ cuồng nộ cả!

Rồi, bây giờ mình xin tiếp tục:

Từ những năm đầu của thế kỷ trước, có một "bóng ma" (mình nói là "bóng ma", bởi vì nhân thân của nhân vật Hồ Chí Minh rất chi là mờ ám, thoắt ẩn, thoát hiện và làm những việc "không bình thường" như... bóng ma!) xuất hiện để đem vào Việt Nam cái gọi là "Đường Kách Mệnh". Và, cũng từ đó "những bóng ma cộng sản" cũng hình thành, ngày càng đông đúc trên "mảnh đất lắm người nhiều ma" cong cong hình chữ S của chúng ta. "Những bóng ma" có thể thấy "hiển hiện" rõ nhất trong "Cuộc Cải Cách Ruộng Đất". Hồi đó, những người cộng sản Việt Nam đã gây ra một sự "cuồng nộ" dã man nhất trong "lịch sử cách mạng" của họ đối với dân tộc Việt Nam. Hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng, chết một cái chết vô nghĩa và oan ức, tiêu biểu là cái chết của bà Nguyễn Thị Năm. Và những "xác chết" đó, không phải mình mê tín dị đoan đâu, tạo thành vô số "những bóng ma" lởn vởn mãi trên bầu trời Việt Nam! Thật đó!

Sau đó, những người cộng sản Việt Nam (có giai thoại là Hồ Chí Minh đã khóc(?)), vẫn tiếp tục... "hát trên những xác người", dường như chưa thỏa mãn cơn cuồng nộ (lên đồng tập thể) đẫm máu ấy, họ tiến hành làm cuộc "Nam tiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước". Lại bao xác người, toàn thanh niên trai trẻ, ngã xuống... Tầng tầng lớp lớp bóng ma ngày càng "sinh sôi nảy nở"!

Dĩ nhiên, như mình có nói ở bài trước trên Tiền Vệ, là mình không muốn nhắc lại các những điều vô nghĩa của chiến tranh, không muốn khơi dậy những nỗi đau của các bà mẹ Việt Nam, nhưng cái "hiện thực", là tồn tại "những bóng ma", là có đấy trên quê hương Việt Nam của chúng ta!

Những bóng ma cộng sản vẫn đang gây ra "những tháng năm cuồng nộ" cho dân tộc Việt Nam! Ngày mỗi ngày, những bóng ma mới lại xuất hiện, lại gây nên những "cuồng nộ mới", mà theo cách dùng từ "thời thượng", hay nói như nhà văn Liêu Thái, là những "Phản Động"! Và trớ trêu thay, chúng ta không thể thấy được quê hương đến bao giờ thì hết "bóng ma" khi mà từ 1969 đến giờ, vẫn còn một "bóng ma" (mình nói cái xác ướp của họ Hồ là bóng ma, một phần xác người đã chết là bóng ma, phần nữa, như mình có nói ở trên, ông ta là một "bóng ma" sinh thời, thì khi chết, "bóng ma" lại trở về "bóng ma" thôi) trấn ngự giữa Ba Đình! Chúng ta không thể thấy được, phải chăng bởi vì chúng ta là những người bình thường, không phải là "những bóng ma", "Chỉ những xác chết mới nhìn thấy kết thúc của cuộc chiến tranh"? (Only the dead have seen the end of war! - Plato).

Viết đến đây, nhìn qua Tiền Vệ, mình thấy bác Nguyễn Đăng Thường tặng một bông hồng nhung cho nữ sĩ Thanh Bình, mình cũng bắt chước bác Thường, cũng xin tặng nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình một bông hồng nhung, và, tiện đây, xin tặng nhà văn Liêu Thái một đôi... dép dự phòng, để lần sau có "đi... phỏng vấn", nếu chẳng may mải lo "rút êm quên... cầm dép", có cái mà đi cho đỡ đau chân, hihi!

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Tự do trong bể... dâu!

Thưa bác Đào Hiếu và bác Trần Ngọc Bảo,

Dẫn chuyện cá trong bể và cá ngoài sông ngòi để định nghĩa thế nào là tự do, theo thiển ý của tôi, là hai bác hơi bị… hời hợt trong lý luận!

Tự do không thể là sự “an thân”, hay nói như bác TNB là sự bằng lòng. Mà ngược lại, tự do, trên phương diện tâm lý, chính là sự luôn luôn cảm thấy không bằng lòng. Bởi vì, khi chúng ta bằng lòng, chứng tỏ chúng ta khuất phục một cái gì đấy đang thống trị chúng ta, mà khuất phục sự thống trị, có nghĩa là chịu sự nô lệ. Tôi lấy ví dụ: chúng ta bằng lòng với sự khắc khổ của nhà tu, tức là chịu làm nô lệ cho cái Đạo (ở đây là đạo Phật) và không cần những thứ khác. Hoặc tôi có thể nói ngay đến tình hình của người dân Việt Nam ta: có rất nhiều người “bằng lòng” với chế độ độc tài hiện giờ, sống ung dung với những gì mình có, nhà lầu, xe hơi, ăn chơi nhảy múa, v.v…, nhưng họ có tự do không? Không! Họ không có, bởi vì họ đã “quen” sống trong “bể” như con cá cảnh rồi! Tôi xin hỏi hai bác: Nếu một ngày đẹp trời, chủ nhân của con cá tự dưng không thích nuôi cá cảnh nữa, muốn nuôi mèo chẳng hạn, đem hết cá đi cho mèo ăn, thì cái “sự bằng lòng” (tự do) của cá có còn nữa hay không?

Chúng ta – con người -, nếu sống trên đời này, hãy đừng ví kiếp người như “sự tồn sinh vật vờ bằng lòng” của loài cá! Chúng ta phải có sự “tự do sống” của chúng ta. Thượng đế sinh ra chúng ta cũng là cho chúng ta một sự tự do. Đừng thấy cái vỏ “an bài” do Đảng CSVN ban cho mà quên đi cái sự mất tự do! Đừng bằng lòng với cái “ban phát” đểu cáng của nhà cầm quyền độc tài, họ rất sợ nếu người dân được tự do!

Và điều quan trọng: Đừng tự ru ngủ bản thân, hãy cảnh giác: sự bằng lòng không bao giờ là sự tự do cả!

Trân trọng.
Trương Đức

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Ne fordíts, hay Đừng dịch em!

Trong khi chờ đợi giáo sư Nguyễn Quỳnh trả lời nhà thơ Quỳnh Thi, tôi xin được góp một vài ý kiến của mình nhân chuyện “thơ dịch” như thế này:

Hôm trước, tôi cũng đã suy nghĩ khá lâu khi đọc được cái ý này trong một bài thơ của anh Viện: “Nhưng tôi chỉ có thể là thi sĩ khi thơ của tôi làm cho người chết sống lại và những người đang sống cần phải biết chết đi.” Tức là, sáng tác thơ ca, đối với anh Viện, như một cách bốc thang thuốc “cải tử hoàn sinh” cho những người chết và, nếu chẳng may có “những người đang sống” uống đúng thang thuốc này, “cần phải biết chết đi”! “Sống” hay “chết”? Câu trả lời, chính là ở vị thế của “kẻ uống thuốc”, hay chính xác ra, “người đọc”!

Và, theo tinh thần đó, tôi nghĩ, cái ý của anh Viện, đối với những người “dịch thơ dịch văn” – dịch giả -, nó cũng có thể đúng trong rất nhiều trường hợp!

Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều những tác phẩm văn học dịch, mà dịch giả dường như hoàn toàn làm cho tác giả nguyên tác “sống lại”, tức là dịch rất thành công.

Và chúng ta cũng gặp phải không ít những trường hợp ngược lại, tức là dịch giả “vô tình làm chết” tác giả nguyên tác một cách không thương xót! Để tránh đụng chạm, tôi xin được miễn trích dẫn ra đây cụ thể là những trường hợp “dịch chết người” nào.

Cụ thể về bài thơ dịch “Ne felejcs – Đừng quên em” của Nguyễn Hồng Nhung: Một phần vì biết tiếng Hungary, một phần tự thấy sự cảm thụ thơ (tiếng Việt hay tiếng Hung) của mình không có lắm, nên tôi chẳng muốn “bàn loạn” về bài thơ dịch này của chị Nhung ra ở đây. Và tôi nghĩ, giáo sư Nguyễn Quỳnh đã “bình” rất hay về bài thơ dịch này rồi, tôi đã đọc được trên vanchuongviet.org.

Tuy vậy, tôi vẫn muốn nêu ra đây cái ý kiến của mình như thế này: Riêng THƠ, “hay ho” nhất là thưởng thức trong ngôn ngữ nguyên tác, bởi vì, như nhà thơ Nguyễn Đăng Thường đã có nói: “Với tôi thơ làm xong là xác chết, thơ đăng báo là xác ướp”, tức là bản “thơ dịch” của bài THƠ gốc, sau khi “làm xong” và “đăng báo”, có lẽ đã trở thành một cái gì đó… “tệ hại” hơn “xác chết” và “xác ướp” từ lâu rồi!

Tất nhiên, việc “sống” hay “chết” của thơ dịch, cụ thể là bài thơ dịch này của Nguyễn Hồng Nhung, như tôi có nói ở trên, tùy thuộc vào “góp nhìn” của từng người đọc chúng ta, tôi không đi sâu vào nữa.

Tiện đây, tôi xin nêu ra đây với nhà thơ Quỳnh Thi rằng, trên trang vanchuongviet.org có bài viết của giáo sư Nguyễn Quỳnh về “cách viết lập dị” của ông rất rõ ràng, thi sĩ họ Quỳnh có thể tham khảo thêm.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Thời của những con chuột cống lộng hành trên mặt đất...

Đề tài "chiến tranh", mình biết chứ, nó chán như... con gián, hehe, nhưng lại không thể... không bàn về nó được, kiểu như "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" ý, hihi!

Mình nhớ những năm trước, tất nhiên mình đang nói về cái hồi talawas còn "sống", hihi, cứ đến 30/4 là lại "rộ" lên trên diễn đàn của Phạm Thị Hoài chuyện "tháng Tư gãy súng", tức là mọi người đều bàn tán sôi nổi về Cuộc chiến Việt Nam 1954-1975. Mình đọc được nhiều những ý kiến, suy nghĩ, phải nói là rất sâu sắc về cuộc chiến đẫm máu và vô nghĩa này, và, thú thực, mình cũng đã tự hỏi một câu hỏi rất chi là... "vô nghĩa" là: Tại sao có chiến tranh trên quả đất này?

Và, "nhiệm mầu" thay, hôm nay, mình đã "tìm thấy" câu trả lời cho câu hỏi "vô nghĩa" ấy của mình, đương nhiên, câu trả lời không "vô nghĩa" chút nào, hihi, bởi vì mình thấy nó đúng lắm, chí lí lắm, và, lý do chính, anh Viện đã chỉ ra cho mình biết, hihi! Đây, câu trả lời nó đây:

Chiến tranh có trên quả đất này, đó là bởi vì từ xưa đến nay, tất cả các thời đại, đều là "Thời của những con chuột cống lộng hành trên mặt đất"!

Chiến tranh và "lũ chuột cống" thì liên quan gì đến nhau? Mới cả, thế "mèo" đi đâu hết để "bọn chuột cống" chúng lộng hành trên mặt đất cha nội?

Hehe, có chứ, có liên quan chứ, là "chuột cống", nên chúng tham lam và độc ác, tham lam và độc ác thì dẫn đến cướp bóc và chém giết, tức là chiến tranh, đúng không?! Thế mới bỏ mẹ! Còn "mèo" mà có mặt thì... nói chuyện chi nữa! Nhưng khoan hẵng bàn đến "chuyện mèo", để mình nói hết cái ý này đã, cái ý rằng, từ khi Chúa Giê-su chết đi trên cây thánh giá, hình như những lời của Chúa không "vọng mãi ngàn năm" nữa thì phải, hoặc có "vọng mãi ngàn năm", nhưng chúng ta đã không "nghe thấy ngàn năm"? Có thể chăng?

Hôm trước, mình bị "ám ảnh" mãi bởi câu thơ này của Raymond Radiguet, mình đọc được trên Tiền Vệ:

"Đàn ông hoá trang làm những
anh lính chiến. Không ai biết chuyện gì
đã xảy ra..."

Câu thơ ám ảnh mình, bởi vì, mình nghĩ, tại sao Raymond viết về "lễ hội" mà lại nói rằng "đàn ông hóa trang làm những anh lính chiến"? Rồi "không ai biết chuyện gì đã xảy ra"? Phải chăng cuộc sống trên mặt này từ xưa đến nay chẳng qua là những "lễ hội" với "đàn ông hóa trang làm những anh lính chiến" và "không ai biết chuyện gì đã xảy ra"?

Nhớ hồi vừa đọc cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh xong, mình đã tự hỏi, tại sao tác giả lại đặt tên cho cuốn sách là "Nỗi buồn chiến tranh" nhỉ? Và hồi đấy mình cũng chỉ tự trả lời, chắc chiến tranh, dù là "giải phóng miền Nam" đi chăng nữa, cuối cùng, chỉ là một "nỗi buồn" mà thôi!

Giờ đây, sau câu thơ của Radiguet, mình đã "hiểu" thêm rằng: chiến tranh "buồn", là vì "những người lính", tất thảy, do "đàn ông (và cả đàn bà) hóa trang" mà thành, và chiến tranh, nói như nhà văn Vũ Thư Hiên, xét cho cùng là "lễ hội hóa trang lên đồng tập thể", và, - vì là "lên đồng" - nên "không ai biết chuyện gì đã xảy ra"!

Có thể nêu ra đây những sự "hóa trang thành những anh lính chiến" của "đàn ông Việt Nam" ta, nhưng mình không muốn cho lắm, bởi vì, nêu ra mà làm gì, chỉ tổ khơi dậy nỗi đau lòng của bao người mẹ (còn sống và đã chết) Việt Nam ở cả hai phía, mấy cả, như mình có nói ở trên, nó buồn và chán lắm, chán như con gián!

Điều mình muốn nói lên ở đây, chính là cái sự "không ai biết chuyện gì đã xảy ra". Những người "đàn ông hóa trang thành những anh lính chiến", tất nhiên, họ không thể biết "chuyện gì đã xảy ra" rồi, bởi vì nếu biết, họ đã "không hóa trang làm những anh lính chiến", đúng không?! Mình xin hỏi như thế này, hehe, thế chúng ta, những con người may mắn "không hóa trang làm những anh lính chiến", có biết "chuyện gì đã xảy ra" không? Cũng không nốt, hehe, chắc chắn thế!

Chúng ta hãy đọc tiếp bài thơ của Raymond:

"Những cái bóng lần lượt đi vào
phòng. Chẳng có gì đem biếu họ
Thế thì có cần phải giết chết họ?"

Thật sâu sắc! Nhà thơ mới hai mươi tuổi đã phải rời khỏi mặt đất (ông không muốn sống cùng "thời của những con chuột cống lộng hành" chăng?) này đã đặt một câu hỏi nhân văn nhất cho loài người chúng ta: Thế thì có cần phải giết chết họ? Tức là, mọi cuộc chém giết - chiến tranh-, đều vô nghĩa!

Radiguet viết tiếp:

"Nếu bạn trông thấy bức tường khi nó
hoàn toàn trống trơn bạn sẽ thấy sợ."

Phải chăng cuộc sống phù sinh của chúng ta trên quả đất này - cộng sản hay tư sản, độc tài hay dân chủ -, cuối cùng cũng chỉ là "bức tường hoàn toàn trống trơn"?! Và, nếu hiểu ra điều này, chúng ta "sẽ thấy sợ"?

Theo mình là như vậy đấy! Chẳng nói đâu xa, hãy nhìn cái quá khứ "vua của các vua Ả-rập" của Gaddafi" nó mới "diễm lệ và hào hùng" biết bao, vậy mà, đã trở thành "bi tráng và thảm hại" đến chừng nào trong phút chốc! Còn nếu muốn liên hệ với chuyện "nước bọt mình", tức là "nhìn về Ba Đình", thì mình cũng có thể nói rằng, cuộc đời Hồ Chí Minh, nói như nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, "vĩ đại bao la" cái khỉ mốc gì khi mà cuối cùng, chết từ tám hoánh vẫn "nằm khểnh dái tóp teo một mình" giữa bốn bức tường lạnh giá hoang vu, để bên ngoài, "lũ chuột cống đàn em lộng hành", ngày ngày làm khổ dân đen?!

Thôi, thôi, biết rồi! Chuyện "chuột cống" như thế đủ rồi! Giờ nói chuyện "mèo" đi cha nội!

Ừ, thì nói chuyện "mèo" nào! Mình thấy cái thế giới này, cụ thể là cái mảnh đất Việt Nam ta, khó có thể sinh ra "những chú mèo Tom bắt chuột cống" được! Mà đúng thế đấy, bởi vì con người chúng ta đã quên Chúa", không chịu khó "nghe những lời dạy yêu thương của Chúa", mặc dù lời của Chúa "vang vọng mãi ngàn năm" đấy chứ! Bên cạnh đó, chúng ta cũng chẳng "ngó ngàng" gì đến những cuốn sách, bài thơ của các nhà thơ nhà văn đã chỉ ra cho chúng ta thấy: đâu là "lũ chuột cống"!

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Hướng tới cái... quái mới!

Xem hình "cái đẹp... mới" của "Chí Phèo & Thị Nở" ngày nay, mình suýt... phì cười vãi đái, hehe, đó là bởi vì thấy "cái đẹp mới" của Việt nam ta, sao nó... "quái" thế cơ chứ...

Thì "Chí Phèo & Thị Nở" Việt Nam thời nào chả... "quái"!

Ừ, thì mình cũng biết thế, nhưng phải công nhận bà Nguyễn Thị Sương có "đôi mắt tinh tường" thật đấy, như của Nam Cao chứ không phải bỡn...

Thế à? Bà Sương như... "Nam Cao tái thế"?

Chứ còn gì nữa! Đây nhá, phải có "đôi mắt" thật tinh tường thì trong một đống "quái" đông đúc - toàn "quái" là "quái" - ở Việt Nam ta hiện giờ, bà Sương mới "chộp" ra được "cặp quái", phải gọi là... tiêu biểu nhất và... đẹp đôi nhất, cho chúng ta xem!

Mình nhớ "hồi xưa", hihi, đùa tí, thực ra cũng chẳng "xưa" lắm, mới đây thôi, cách đây ba năm, bác Hoàng Ngọc-Tuấn cũng đã "túm cổ" cho chúng ta thấy "một cặp quái" trong cái "quái trạng văn hóa" Việt Nam ta. Hồi ấy, thú thực, mình vẫn phân vân không biết "cái quái trạng văn hóa" ấy có thực không, nhưng đến bây giờ thì mình tin thật rồi, tin quá đi chứ lị, hihi, tức là, cái "quái trạng văn hóa Việt Nam" là có đấy bà con ơi!

Và vì tin là nó có, nên mình mới lại tự hỏi, vì đâu nên nỗi?, hay, để cho nó "văn vẻ", văn hóa mà, mình bắt chước bác Nguyễn Đức Tùng tự hỏi như thế này: "Quái" đến từ đâu? Hehe...

Bây giờ mình xin đi tìm câu trả lời cho câu "tự hỏi" đó...

Mất công đi tìm mà làm gì, ông Hoàng Ngọc-Tuấn đã phát hiện ra cái "quái trạng văn hóa" của Việt nam, chắc chắn phải biết nó đến từ đâu, cứ hỏi ổng là xong!

Ờ, ờ, tất nhiên rồi! Nhưng mình không muốn "làm phiền" bác ý, hihi, bác ý có việc của bác ý, mình đã "xác định" rồi, không được lôi thôi, đã "tự hỏi" thì phải "tự trả lời", không nên làm phiền người khác, đúng không?!

Mình nghĩ thế này, mọi sự trên đời này, kể cả "quái", không thể "tự sinh ra" được, tức là phải có cái gì đó khác "tác động", thì nó mới "hình thành", mới "sinh sôi nảy nở" được, kiểu như cây cối hút nước, hút đất thì mới xanh tươi, trẻ em được học hành, nuôi dưỡng tử tế thì mới lớn khôn được, v.v... Tức là, văn hóa cũng thế, cũng phải được/bị "cái khác" tác động thì mới hình thành và phát triển được. Vậy, "vấn đề" ở đây là: "cái khác" là cái gì?

Tất nhiên, sẽ có nhiều bạn bảo "cái khác" là cái khác cơ, nhưng theo mình, "cái khác" chính là ngôn ngữ. Mà thật đấy, mình không nói gì khác đâu, chỉ xin "trích" lời Kinh Thánh ra đây: Khởi thủy là lời! Có nghĩa là: Nền văn minh của chúng ta được hình thành và phát triển, do tác động của "lời" - "ngôn ngữ"!

Hôm trước, mình đọc được "lời" của nhà thơ vừa đạt giải Nobel văn chương, Tomas Tranströmer, trong bài đối thoại của Black Raccoon, rằng: The language marches in step with the executioners. Therefore we must get a new language. [Ngôn ngữ đi chung nhịp bước với đao phủ thủ. Do đó chúng ta phải có một ngữ ngôn tinh mới.]. Mình suy nghĩ rất "mông lung", như thế nào là "chung nhịp bước với đao phủ", là "phải có một ngôn ngữ mới"?

Có một "lời" cũng của ông như thế này: "Mọi thứ đều đến từ bên trong, từ tiềm thức. Đó là cái nguồn của mọi thứ." Mình mới nghĩ: Phải chăng tiềm thức chính là "một ngôn ngữ mới" của nhà thơ? Nếu đúng như vậy, đối với những kẻ "không đánh thức" (vẫn dùng "ngôn ngữ cũ") được tiềm thức của mình, thì sao đây?

Thì "chung nhịp bước với đao phủ" chứ còn sao nữa hả trời!

Đây nhá, theo mình hiểu, nhà thơ Tomas Tranströmer, khi nói "ngôn ngữ chung nhịp bước với đao phủ", là muốn nói lên cái tính "hành hình" của ngôn ngữ, ngôn ngữ cũng "thi hành bản án" như "một đồ tể"!

Đọc bài này của Song Chi nói về cái sự học hành của trẻ em Việt Nam hiện giờ mà mình thấy... "rùng mình" cho cái "nền giáo dục" của nước nhà. Trong bài viết, đạo diễn Song Chi nói rằng: "Cũng chỉ tại cái nền giáo dục điên rồ, chạy theo thành tích, điểm số, chuộng cái hư danh-có sự phân biệt giữa trường chuyên, trường điểm, trường chọn…với trường thường, nên các ông bố bà mẹ mới phải thúc vào lưng con, ép con phải vào bằng được trường chuyên, không vào được thì…chạy tiền, nhờ cậy người quen. Rồi một xã hội điên rồ, chuộng bằng cấp hơn khả năng thực, nên mới có chuyện chạy điểm, chạy bằng, mua bằng, bằng giả bằng dỏm v.v…", thì mình thấy ngay cái sự "thi hành bản án như một đồ tể" của ngôn ngữ. "Ngôn ngữ giáo dục XHCN" trong nước hiện giờ đã "giết chết" hay "chém đứt đầu" những "cái thật", "cái đẹp", "cái văn minh", và - điều đáng nói -, là giờ đây chỉ còn lại "một quái trạng văn hóa" nửa người nửa ngợm, không ra một thể thống gì cả ở trên mảnh đất "èo uột" hình chữ S mà thôi!

Bậy nà, chứng minh đê!

Được thôi, mình chẳng cần lấy "bằng chứng" ở tận đâu xa, lấy ngay đích "Thị Nở" nhà mình đây thôi, hihi. Trên một trang mạng "văn hóa", mình đọc được lời này của Vi Thùy Linh "làn da cẩm thạch": "Có bao lăm ai cuồng say và liều lĩnh xả thân vì tình yêu, vì văn chương giữa cõi hiện sinh đang xuống cấp nhiều mặt, thực dụng bủa vây này? Để tạo được nghệ thuật ấy, không thể cũ và giả, bất tài lại hay tham. Không thể đánh đồng, đánh tráo ánh sáng giá trị mới, kinh điển với cũ kỹ, lười nhác, ấu trĩ, ngụy tạo, giả hiệu; nghệ sĩ thực tài với thi sĩ vỏ và nghệ sĩ rởm. Dẫu đời sống là một sân khấu lớn, tôi không đến các vũ hội hoá trang." Tức là "thị ta" cũng "nhận ra" cái xã hội Việt Nam hiện giờ là "cõi hiện sinh đang xuống cấp nhiều mặt, thực dụng bủa vây này", và tuy có nói rằng "Dẫu đời sống là một sân khấu lớn, tôi không đến các vũ hội hoá trang.", nhưng vẫn liên tục "mò" đến các "vũ hội hóa trang" đều đều...

Ừ, có thể, đối với những người "lớn lên dưới mái trường (định hướng) XHCN" như "làn da cẩm thạch" Vi Thùy Linh, hay "cơn gió đực" Đào Anh Khánh, hoặc ông Hoàng Ngọc Hiến, thì có thể như thế, nhưng ông Trịnh Lữ thì ổng từ Mỹ về cơ mà? Sao lại bảo ông là "quái"? Bậy nà...

Ấy, ấy, cũng thế cả thôi, ông Lữ tuy "lớn lên ở Mỹ" thật đấy, nhưng lại không "có một ngôn ngữ mới" là tiềm thức của chính ổng, và, có thể đã bị "ngôn ngữ XHCN"... "chặt đứt đầu" từ lâu rồi cũng nên! Có thể lắm!

Nói tóm lại, trong cái "quái trạng văn hóa Việt Nam" có rất nhiều "quái", nhiều vô kể và... đủ loại, từ quái "nằm trong lăng" cho đến quái "làm tình một mình trên mái", thế mới bỏ mẹ! Và, nói thật đấy, không biết cái "quái trạng văn hóa" Việt Nam ấy, sẽ đi về đâu?

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Chí Phèo & Thị Nở cũng có thể là... mỗi chúng ta!

Mình giật mình đánh... thót, khi đọc được bài thơ này của bác Nguyễn Đăng Thường bên trang Da Màu. Đó là bởi vì đoạn kết của bài thơ... nó đúng quá, chí lý quá!

Đây nhá, nếu mình chỉ "lôi" câu này: "Chí Phèo nay đã trở thành ngài Lãnh Tụ" ra thôi, là đã thấy bác ý nói quả... đích đáng, đúng không?!

Và, mình xin nói như thế này nhé, chỉ có nhà văn nhà thơ đích thực mới có thể "giải nghĩa" xác đáng cho "mọi sự" ở trên đời này, theo mình là thế!

Và, mình nói không ngoa đâu nhá, tức là, qua đó, thế mới thấy Nam Cao ngày xưa không chỉ là một nhà văn "sống mòn" qua ngày đoạn tháng, mà ông còn là một nhà tiên tri có "đôi mắt" nhìn thấu chuyện đời một cách... "đáng sợ" cho "mỗi chúng ta" ngày nay - những kẻ cũng "sống mòn" qua ngày đoạn tháng như Nam Cao ngày xưa, chẳng hạn như là mình, hehe, nhưng lại không có "đôi mắt tinh tường" như của cụ!

Nói dông nói dài, chẳng qua mình muốn nói lên cái ý như thế này: văn học và đời (chính trị?), nó liên quan gì với nhau? Hay, mượn lời nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, "& Chí Phèo, & Thị Nở, có thể là... mỗi chúng ta"?

Sau khi "giật mình tự hỏi" như vậy, mình đã "chạy" qua Tiền Vệ, một phần là để đọc tin "chuột cống lại trở về với cống", phần nữa là xem xem tình hình "văn học và chính trị" đã đến đâu rồi!

Đọc qua đọc lại một hồi, thì mình thấy như thế này: cái "sự đời", tức là "văn học và chính trị" ấy mà, nó... "éo le" lắm cơ! Mà đúng thế đấy! Một bên, nhà văn Phan Quỳnh Trâm cho rằng:

"...Điều đó nói lên rằng tư cách chính trị hoàn toàn độc lập với tư cách của nhà văn... Tôi chỉ muốn phân biệt nhà văn với tư cách công dân và với tư cách người cầm bút. Tôi cho sự lẫn lộn giữa hai tư cách ấy không có lợi gì cho văn học."

Còn một bên, nhà thơ Nguyễn Đăng Thường nhấn mạnh:

"Có nhiều cuốn sách viết về tiểu thuyết chính trị của Thế kỷ 20, vì tiểu thuyết chính trị là thể loại nổi bật nhứt của cái thế kỷ đẫm máu này. Tiểu thuyết chính trị đã cho ra đời những tác phẩm lớn ký tên Disraeli, Kafka, Joyce, Orwell, Hemingway, Malaparte, Greene, Grass, Kundera, Naipaul, Solshenitsyn, Gordimer, Garcia Marquez, Carpentier, Semprun, Asturias, Heller, Vonnegut... PQT có nên tìm đọc trưốc, trước khi viết về “văn học và chính trị?

Tôi đang viết một bài về Văn chương là... chính trị nhưng rất uể oải vì muốn tránh “đụng chạm”, tránh “đánh phá” giấc ngủ an lành của các độc giả tự đắc có thể đánh mũi biết ngay cái hay, cái dở. Sau đây là một đoạn trích trong bài tôi đang viết về sự sai lầm của PQT, hầu cho thấy sơ qua vì sao tôi không đồng ý với PQT trong trường hợp nếu tôi chán ngán bỏ luôn không viết tiếp:

Bài viết của Phan Quỳnh Trâm đặt sai câu hỏi, sai vấn đề, dựa trên quan niệm cũ ‘nghệ thuật vị nghệ thuật’. Tác giả dị ứng chính trị trong văn chương ta nói riêng và truyện có nội dung chính trị nói chung vì sự liên kết với văn chương hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa. Tác giả đã hiểu từ “chính trị” theo nghĩa xấu, nghĩa hẹp nhứt. Loại văn chương này (VCXHCN) dở, không phải vì nó chính trị, mà vì nó là văn chương tuyên truyền, không đến từ đời sống thật, tình huống bịa đặt, nhân vật là những con rối để chứng minh nọ kia kia nọ...”"

Thì mình thấy, cả hai người đều có lý, nhưng, những lý luận của họ, nói như thế nào để khỏi bị "mất lòng nhau" nhỉ?, hihi, đúng rồi, cả hai đã... "chưa tới bến"! Ha, ha, tức là, như thế này nhé, mình xin nói ngay đây:

Thứ nhất: nữ văn Phan Quỳnh Trâm, mình nhận xét là cổ "chưa tới bến", là bởi vì đã cho rằng có hai tư cách - tư cách công dân (chính trị) và tư cách người cầm bút (nhà văn) - đứng "hoàn toàn độc lập" trong "một con người sáng tác văn học". Theo mình, nhận định như cổ, như bác Thường đã nói, là "tự mâu thuẫn", bởi vì không thể có hai tư cách trong cùng một con người. Những nhà văn đích thực, theo mình, trong họ chỉ tồn tại một (và chỉ một) tư cách, đó là "tư cách người cầm bút" (hay có thể gọi là tư cách trí thức nói chung). Cái gọi là tư cách công dân (tôn trọng pháp luật, có trách nhiệm với xã hội, v.v...), chẳng qua là một "nền nếp sống" mà có thể do Phan Quỳnh Trâm luôn bị "phạm trù đạo đức" nó ám ảnh nên mới suy nghĩ và nhận định như vậy, chắc chắn thế! Bởi vì, chúng ta phải hiểu rằng, một khi nhà văn - ở đây chúng ta đang nói đến những người cầm bút đích thực - đã đạt đến cái "tầm cao hơn" rằng, "nhà văn được xem là những con người của chữ nghĩa, những người trí thức, và những điều họ nói, họ phát biểu thường được người ta trân trọng lắng nghe, nói cách khác, chúng có ảnh hưởng đến xã hội, đến chính trị"(Phan Quỳnh Trâm), tức là họ "đứng trên" cả xã hội, chính trị. Nói cách khác, khi đã có "tư cách nhà văn", thì "tư cách công dân" của họ, không còn nữa, chính xác hơn, đã trở thành "tư cách nhà văn"! Mình chỉ xin nêu ra một "luận điểm" chúng minh cho điều này, rằng: "tư cách công dân" chẳng qua là một thứ "tư cách" do những "công dân khác" dưới tầm nhà văn nghĩ ra, và, thế là hàng loạt công dân còn lại phải "bám theo", còn những nhà văn thì họ "tự do", và tất nhiên, họ đã để "tuột" (hay nói như anh Viện là "đạp chân vào bầu trời") lại sau lưng tất cả những gì gọi là "tư cách công dân" ấy. Bởi vì, một lẽ thường tình, họ "tôn trọng luật pháp" và "trách nhiệm với xã hội" hơn hết thảy chúng ta, đó là điều chắc chắn! Ở đây, còn một ý như thế này, mình cũng xin nói luôn: như thế nào là một "tư cách công dân" đúng? Phải chăng khi ông nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát biểu rằng xóa điều 4 Hiến pháp là tự sát, là ông ta đã thể hiện "tư cách công dân" đúng? Hoặc, khi nguyên tổng thống Mỹ là Bush bố ra lệnh ném bom Irak, là lúc ổng thi hành tư cách công dân một cách chính đáng nhất?

Nói tóm lại, nhà văn đích thực là chỉ một người với một tư cách duy nhất, tư cách nhà văn. Có như vậy họ mới sáng tác được những tác phẩm để đời. Những kẻ cầm bút mà vẫn "loay hoay" không biết làm gì với "tư cách công dân" của mình, về thực chất, không phải là những nhà văn! Những loại người này nhiều lắm, cứ hàng đàn, như bầy "chim cách cụt biết bay", họ "sáng tác" là cứ phải kéo nhau vào "trại sáng tác", hoặc nếu có "hiện đại hóa thơ ca" thì cứ phải "tụ bạ" lại với nhau, "ứng khẩu" với nhau, thì mới được!

Thế còn nhà thơ Nguyễn Đăng Thường của chúng ta thì sao? Ông "chưa tới bến" ở điểm nào?

Hi,hi, bác Thường "chưa tới bến" là ở chỗ bác ý đã không nói thẳng ra ngay từ đầu với Phan Quỳnh Trâm là "văn học là... chính trị". Nếu bác ý nói ngay từ ở đối thoại đầu của bác ý, không chỉ dừng lại ở chỗ "Phan Quỳnh Trâm tự... mâu thuẫn", thì sự thể "đâu đến nỗi"?! Đúng không?!

Nhưng mà, nhưng mà... Nam Cao thì có liên quan gì đến câu chuyện này?

Ấy, ấy, có chứ! Nam Cao, vì "sống mòn" với "tư cách nhà văn" của mình, nên đã để lại cho đời "những tư cách công dân" bất diệt là "Chí Phèo & Thị Nở"! Và, mình giật mình đánh "thót" là vì thấy được ý nghĩa của điều nhà thơ Nguyễn Đăng Thường viết, là ngày nay, do có quá ít "tư cách nhà văn", nên "tư cách công dân" được thể "lên ngôi" (do vì ít đọc? hay do "viết như... cứt"?), "Chí Phèo & Thị Nở" có thể thấy nhan nhản "trong nhà, ngoài đường", ở làng V(ĩ)ũ Đại bây giờ!

Phải chăng có một cuộc "tiến hóa" của loài "con Rồng cháu Tiên" đi từ Long Quân & Âu Cơ thành Chí Phèo & Thị Nở ở cái làng Việt Nam Vĩ Đại của chúng ta?

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Ánh chớp trong đêm dài

Đọc bài “lại nghĩ về thơ” này của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường xong, tôi tâm đắc nhất câu này: “Nói tóm lại, một bài thơ kiểu đó để làm gì trong những ngày tháng tất bật hôm nay? Thơ, hay là cứt… thi sĩ? Để làm gì? Để làm gì? Một bài thơ Lý Bạch, Thôi Hiệu có thể “tự hay” để thi hữu có thể tiếp cận “liền tù tì”, vì nó nằm trong một hệ mỹ học quen thuộc, duy nhứt, bất di bất dịch. Thơ văn xuôi của Rimbaud phải chờ các nhà phê bình diễn dịch thêm, thì độc giả mới hiểu… nổi.“.

Trên trang Tiền Vệ tôi có đọc được một bài đối thoại “nghĩ về thơ” của Nhã Thuyên, có lẽ, theo tôi, rất “ăn nhập” vào “dòng suy nghĩ” của bài viết này. Tôi xin trích lại ra đây: “Bài thơ vừa ráo bàn phím sẽ luôn là bài thơ hay nhất, với tôi, vì nó nằm giữa một quá khứ đang trôi tuột đi vào hư rỗng và cái khoảnh khắc hiện tại ngắn ngủi mà người viết còn đang cảm thấy. Ngoài giây phút ấy là sự chết.“(Nhã Thuyên).

Tức là, một “bài thơ hay” là một thứ “ánh chớp” về Cái đẹp (của tư tưởng) mà thi nhân đã nhanh tay “chớp” lại cho… chỉ chính bản thân thi sĩ, chứ không cho ai khác! Mà đã là “ánh chớp”, thì “bài thơ hay” là nó “hay trong tức khắc”, “hay trong lần đầu tiên”, nó khó có thể “diễn dịch”, nếu tôi không muốn nói là “nó không thể diễn dịch”!

Tôi thấy câu trả lời của nhà văn William Faulkner, rằng “Xin bà hãy đọc thêm một lần nữa“, rất hay và thâm thúy! Bởi vì ông “biết tỏng” nữ độc giả kia đã không hiểu “ngay trong lần đầu tiên”, nên có đọc lại nghìn lần cũng không thể hiểu nổi, và ông cũng chẳng mất công “diễn dịch” mà làm gì.

Tôi cũng hay “nghĩ về thơ” qua việc đọc thơ của các nhà thơ mình yêu thích. Bởi vì, như nhà thơ Nguyễn Đăng Thường cũng đã nói ở cuối bình luận mới nhất của ông: “Ngoài ra, nhà thơ không phải là một người hầu bàn sẽ mang đến tận tay người đọc những bài thơ “tự hay” như một “món ngon”. Người đọc phải bước vào cái thế giới riêng biệt của thi nhân (của một nhà thơ đúng nghĩa). Nếu không thì vẫn có thể “quăng cuốn thơ ra cửa sổ” (Thanh Tâm Tuyền, trích dẫn không chính xác).”, tôi cũng “nghĩ về thơ” như một “bức tranh đẹp”, nếu ta không “bước vào cái thế giới riêng biệt của họa sĩ”, sẽ không “chớp” được cái Hay, cái Đẹp của bức tranh. Người họa sĩ đã “tốn công” vẽ ra một bức tranh đẹp, chẳng lẽ bên dưới anh ta lại phải “ghi chú” là mình đã vẽ cái gì, vẽ bằng màu gì? Thơ cũng vậy, “ráo bàn phím” xong là… xong! Chấm hết!

Dĩ nhiên ở đây tôi không có ý ám chỉ gì đến cái việc “hỏi” của độc giả Thu cả. Tôi chỉ muốn nêu lên vài lời “lại nghĩ về thơ” của tôi mà thôi. Nếu có điều gì “ấm ớ” trong bình luận này của tôi, tôi xin “đi chỗ khác chơi” vậy!

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Lời của Chúa

Từ hồi đọc bài viết của Đặng Thân nói rằng, anh Viện là “nhà thơ thánh ám”, tôi đã mường tượng phần nào cái nghĩa “thánh ám” trong văn chương Nguyễn Viện, chỉ mường tượng thôi, chưa thấy rõ nét. Và từ đó tôi say mê đọc anh, cũng hòng để đi đến được cái “bức tường thánh” mà, theo trí tưởng tượng của tôi, anh Viện đang, vừa “ngồi bên lề rất trái”, vừa “đạp chân vào bầu trời” trên đó. Và, phép lạ xảy ra chăng, đọc bài “Những bản thế vì khai sinh bị xé rách (1) và (2)” này của anh, tôi chợt thấy mình đang đứng dưới chân “bức tường thánh” ấy.

Anh Viện nói: “Và tôi vẫn viết như một kẻ lạc đường.”!

Thời gian talawas “còn sống”, tôi có đọc được một bài viết của Aleksandr Solzhenitsyn, trong đó nhà văn Nga nổi tiếng này phát biểu rằng: “Thuở nhỏ, cách đây hơn nửa thế kỷ, tôi nhớ là thường nghe nhiều người có tuổi đưa ra lời giải thích như sau về những tai ương lớn đã giáng xuống nước Nga: con người đã quên Chúa; vì vậy đã xảy ra mọi cơ sự.”

Trên trang vanchuongviet.org, giáo sư Nguyễn Quỳnh có nói về thơ rất… “thơ” rằng: “Thơ là âm-nhạc trong ngôn-ngữ rất tự-nhiên (a priori) của con người”, và anh Viện thì cho tôi một định nghĩa khác cũng rất “thơ” như thế này: “Thơ là một thứ bùa chú cho những cuộc lên/xuống đường của con người. Nhưng thơ trước hết và sau hết vẫn là nghệ thuật của ngôn từ”.

Tôi dẫn dắt dài dòng, cũng chỉ để nói lên một ý như thế này: nếu coi tự do và sự thật là một thứ “ngôn ngữ” của Thượng Đế, thì văn chương, nghệ thuật chính là những “bản dịch” của thứ “ngôn ngữ” ấy, và, các tác giả – nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sỹ, v.v…, tất nhiên, đích thực, – chính là những “dịch giả” cho “những lời của Chúa”, khi họ sáng tác. Anh Viện là “nhà văn thánh ám”, chính là ở ý như vậy, bởi vì, không ngoa chút nào, anh đã rất thành công trong việc “phiên dịch” những lời của “Thượng Đế” ra tiếng Việt trong các tác phẩm của mình. Người đọc như tôi, khi đọc những câu văn câu thơ của Nguyễn Viện, cảm nhận được ngay cái tự do và cái sự thật mà anh muốn nhắc đến, cảm nhận được ngay cái sự “dấn thân” của anh trong văn chương. Bởi vì, nói nôm na như thế này cho dễ hiểu: anh Viện nói, như… “thánh nói”!

Tôi chỉ xin trích một câu văn này của anh Viện, ngụ ý là để “chứng minh” cho những gì tôi phát biểu ở trên: “Và ánh sáng đã đến thế gian xua đi tăm tối, cho dù tăm tối không nhận biết được ánh sáng.”

Những “lời của Chúa” hàng ngày vẫn đang đến với chúng ta để xua đi “tăm tối”, cho dù, (khốn khổ thay!) chúng ta vẫn không nhận biết, vẫn “quên Chúa”! Đó là bởi vì, chúng ta không biết mình là “những kẻ lạc đường”!

Những kẻ không biết mình “đang lạc đường”, đương nhiên không cần (nghe, thấy, cảm nhận) đến “lời chỉ đường của Chúa”, và, tất nhiên, cũng chẳng thể hiểu được “những bản dịch lời của Chúa” qua các nhà văn nhà thơ!

Cái ý của anh Viện khi nói “Và tôi vẫn viết như một kẻ lạc đường.”, theo tôi, chính là ở cái ý nghĩa này!