Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

"Chí Phèo" trong dịch thuật, hay chuyện "Lấy thúng úp... "!

Đến giờ thì mình thấy, lời "phỏng đoán" của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường rằng "Chí Phèo & Thị Nở cũng có thể là mỗi chúng ta", càng ngày càng... đúng!

Hehe, nhưng trước khi chứng minh lời "phỏng đoán" của bác Thường là càng ngày càng đúng, mình muốn đi... vòng sang vài câu chuyện khác một chút, nhá, ngắn thôi mà!

Tức là gần đây mình mới để ý đến hơn vài trang mạng văn chương rất hay khác, là trang litviet.com và trang Da Màu. Đặc biệt với Da Màu mình cũng, nói như thế nào nhỉ, à, phải rồi, ..."táy máy" tham gia bình luận dưới các bài văn, bài thơ mình tâm đắc. Có một đợt cách đây khoảng tháng gì đó, Da Màu cho đăng tải các bài viết rất hay về chuyên đề Dịch thuật. Và gần như đồng thời, trang Tiền Vệ của hai bác Hoàng Ngọc-Tuấn và Nguyễn Hưng Quốc cũng đưa lên mục Đối thoại một loạt các bài viết về chuyện dịch thuật của dịch giả Cao Việt Dũng. Thật lòng thì mình cũng không muốn... "dây" vào câu chuyện về dịch thuật này đâu, bởi vì mình không biết rành tiếng Pháp, chỉ muốn... "dựa cột mà nghe" thôi, nên đã viết vài dòng, gọi là "bình luận chút chút", trên Da Màu mà thôi! Nếu BBT Tiền Vệ cho phép, mình xin trích một vài đoạn ra đây:

"Nhân có bình luận của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc – một trong các chủ biên của Tiền Vệ – ở đây, trong bài viết của nữ sĩ Thái Kim Lan về chữ “TÍN” của dịch thuật, tôi xin được nêu lên vài ý kiến của mình như thế này:

Chữ TÍN, tôi thấy, không chỉ cần thiết và quan trọng bậc nhất trong dịch thuật, mà hầu như, trong hầu hết các “vấn đề” của tri thức, và nói rộng ra, của cuộc sống. Con người, có trở thành đúng nghĩa là một “CON NGƯỜI” viết hoa hay không, có lẽ điều kiện tiên quyết là con người có chữ Tín hay không! Một bản dịch, giống như nguyên tác, nó có giá trị vì chứa đựng chữ Tín. Và, chữ Tín ấy, có được là do không là ai khác, ngoài chính “người làm ra nó” (tác giả, dịch giả).

Bên Tiền Vệ hiện có đăng tải hai bài viết về sự “dịch loạn” (hay ““đạo đức dịch thuật”) của Cao Việt Dũng, một dịch giả có tiếng lâu nay ở trong nước. Đọc những bài viết bàn về công việc dịch thuật trên Da Màu này, cộng với kinh nghiệm bản thân, tôi đi đến một suy nghĩ như thế này, xin được chia sẻ ra đây:

Nói gì thì nói, làm gì thì làm, chính cái chủ thể “con người” là quan trọng hơn cả trong mọi công việc, hay nói cho có vẻ “nghiêm trọng” một tí, là trong mọi “vấn đề”. :) Thế cho nên, nếu một dịch giả mà không có chữ TÍN, thì trước sau cái sự “BẤT TÍN” ấy sẽ lộ ra thôi, không thể “giấu nhẹm” đi được! Liên hệ với trường hợp của dịch giả Cao Việt Dũng, tuy vẫn chưa thấy ông ta trả lời hay phản biện lại chính thức trên Tiền Vệ, nhưng qua đó chúng ta có thể thấy được cái chữ Tín của “người” với chữ Tín của “tác phẩm” nó liên quan mật thiết với nhau như thế nào! Mà cũng đúng thôi, “Văn là Người” mà! Có phải không các bác?!

Tôi chợt có một suy nghĩ như thế này: Hồi xưa, khi mà ông Hồ Chí Minh

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh
dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.“(Hồ Chí Minh),

thì cái sự “dịch sử Đảng” của ông ta có chữ Tín hay không? Tôi nghĩ là đã không có! Bởi vì, như chúng ta nhận thấy (tôi không có ý xúc phạm cá nhân ông ta): bản thân con người Hồ Chí Minh đã không có chữ Tín và cái sự thể “sự nghiệp cách mạng” (Đường Kách Mệnh) mà ông ta “dịch” và đem về du nhập vào Việt Nam đã trở thành một sự BẤT TÍN “bét nhè” là chế độ độc tài toàn trị của ĐCSVN như hiện nay ở trong nước! Vậy thì…?

Tất nhiên, tôi có thể hơi “lạc đề” vì đem những điều mang hơi hướng “chính trị” ra sân chơi Da Màu này, nhưng cũng vì suy nghĩ rằng, mọi việc ở trên đời này liên quan mật thiết với nhau, nên xin được mạo muội nêu lên như thế!..."

Tức là cả cái đoạn "dài thườn thượt" trên của mình, cũng chỉ muốn nói lên một cái ý là: một dịch giả trí thức, bên cạnh hai tính cách ĐẠT và NHÃ, cần phải có tính cách TÍN nữa, và đây là tính cách quan trọng bậc nhất của một dịch giả trí thức! Công việc dịch thuật của dịch giả, vừa là một tác phẩm dịch sang ngôn ngữ khác, cũng vừa là một sự biểu hiện về bản thân con người dịch giả, đúng như nhận định của Georges-Louis Leclerc: "Le style, c'est l'homme..."!

Hôm trước, do vô tình thôi, mình đọc được phát biểu này của nhà văn Chân Phương trên litviet.com: "Đàm đạo về thơ là lấy thúng úp voi.", mình đã bật cười thích thú, nghĩ, ông nhà văn Chân Phương này quả có trí tưởng tượng thật là phong phú và tính cách... khá "trêu đời", hihi! Và mình đã học cái tính cách "trêu đời" ấy của bác Phương, nghĩ tiếp, vậy đàm đạo về dịch thuật thì sao?

Thì cũng là "lấy thúng úp..." chứ sao, nhưng ở đây, không phải là "voi", mà là... "Dê"! (Hehe, mình đã tự trả lời như thế!)

Để mình kể tiếp. Theo dõi những bài viết chỉ ra những lỗi dịch thuật của Cao Việt Dũng, thì mình thấy dịch giả trẻ họ Cao này, qua nhiều các văn bản nguyên tác khác nhau, nhưng phạm phải khá nhiều những lỗi giống nhau thuộc về cái gọi là "sắc thái từ ngữ"! Mà cái sự "dịch sai giống nhau" này, chính Cao Việt Dũng cũng đã nêu ra trong một bài viết của mình, bài Dịch giả Cao Việt Dũng - Suy nghĩ về dịch thuật và ngôn ngữ văn chương, chính là "dịch (diếc) như... "! Đây, mình xin trích lời của anh Cao Việt Dũng ra đây: "Thật đáng sợ khi gặp phải một dịch giả dịch nhà văn nào cũng giống như nhà văn nào, không một chút phân biệt, vì với những người như thế, thật ra chỉ tồn tại một tác phẩm duy nhất: tác phẩm của chính họ, một con đội tấm da sư tử, nhưng lại vẫn tự nhận mình là ; đó là một thái độ hai lần “ngụy tín”, theo thuật ngữ của Jean-Paul Sartre".

Và mình nghĩ, khi nhà thơ Chân Phương ví chuyện đàm đạo về thơ như việc "lấy thúng úp voi", đó là bởi vì Thơ là một thứ lớn lắm, lớn như... con voi ý, chúng ta không thể luận bàn (đem thúng ra úp) cho hết "con voi Thơ" được! Và nếu liên hệ với chuyện dịch thuật và thái độ của dịch giả Cao Việt Dũng trong mấy tuần qua thì, chuyện "bình luận dịch thuật", mà cụ thể là việc các tác giả nêu ra những lỗi dịch thuật trong nhiều bản dịch của Cao Việt Dũng và việc Cao Việt Dũng cứ "chối đây đẩy", theo mình nghĩ, như mình đã nêu ở trên, đúng là "lấy thúng úp Dê"! Ở đây, mặc dù "con Dê" bé hơn nhiều so với "con Voi", nhưng khổ quá, "nó" cứ nhẩy "tưng tưng" đi chỗ khác, lên tít tận... "đỉnh cao trí tuệ", không thèm "trò chuyện" gì cả...

Ừ, đấy là chuyện dịch thuật của "con ", thế chuyện "Chí Phèo của dịch thuật" là thế nào hả cha nội?

Hì, cũng đơn giản thôi, như chị Phạm Thị Hoài có nói rồi đó, quanh đi quẩn lại, toàn bộ câu chuyện cũng chỉ là chuyện về "tư cách trí thức Việt Nam" thôi mà! Đây này, chị Hoài đã viết: ""Thằng khách quan", tôi xin lỗi là phải dùng một từ như vậy, bởi vì trong tiếng Việt thì kẻ có tội rất to như thế phải bị gọi là thằng. Thằng khách quan nó có vô số hoá thân và đều được gọi tên rất rành mạch: lúc thì đó là thằng lịch sử, lúc thì đó là thằng bối cảnh, thằng hoàn cảnh, thằng tình hình chung, lúc thì đó là thằng ngoại xâm, thằng thế lực thù địch, thằng thực dân đế quốc, thằng thiên tai địch họa ... Nếu nghe như vậy thì người ta có cảm giác là: bao nhiêu thằng khách quan đểu cáng nhất đều hùa nhau vào ám dân tộc ta cả. Như vậy thì chẳng có lý do gì hy vọng và chẳng có một cuộc toạ đàm nào, một cuộc hội thảo nào cần thiết nữa.", tức là bao giờ ở Việt Nam ta, cũng "đổ tội" cho "những thằng khách quan" hết á, kiểu "lỗi tại anh đánh máy", "Loạt bài này tôi dịch hơi vội cho kịp các số báo và vẫn đợi đến khi hết loạt để xem lại tổng thể.", v.v... và v.v..., chứ không phải là nhận lỗi cái "rụp": Ừ, tao sai, cám ơn mày, lần sau tao rút kinh nghiệm!

Chị Hoài còn nói tiếp: "Người Việt chẳng cần lặn lội sang Tầu đi học, mà chính là người Tầu mang một núi khí giới, một rừng người đến trước, rồi sau đó khuân một hòm sách sang sau. Dĩ nhiên là người Việt vừa học vừa chửi, giống hệt như vừa học vừa chửi Pháp, vừa học vừa chửi Liên Xô, và bây giờ vừa học vừa chửi Mỹ. Cái sự vừa học vừa chửi này biến thiên qua nhiều cấp độ và tuỳ vào diễn biến hay triển vọng trong mối quan hệ giữa thầy và trò.", tức là, mình xin nói "toạc móng heo" ra như thế này, liên hệ với việc dịch thuật mà chúng ta đang bàn luận ở đây, "con " của chúng ta, đúng là "vừa dịch vừa... chửi"! Mà "vừa dịch vừa chửi", thì không là "Chí Phèo" trong dịch thuật thì là gì hả trời?!

"Con " vừa dịch vừa "chửi". Bao giờ cũng thế, cứ dịch xong là "chửi". Bắt đầu "chửi" trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi "" "chửi" đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình "" "chửi" ngay tất cả "làng Vũ Ðại". Nhưng cả "làng Vũ Ðại" ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật!...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét