Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Viết nhân chuyện "đi bơi" của Kafka và "đi đời" của nhà Kim...

Nhớ năm ngoái anh Viện có một bài viết "điểm mặt" văn học Việt Nam, năm nay không biết thế nào anh Viện ơi!?

Hôm nay mình tranh thủ, gọi là... "trong thời gian chờ đợi", hihi, cũng thử "điểm mặt" một vài sự kiện, không phải về văn học, mà là về... "đi" của nhân loại xem sao, nhé, hehe!

Cũng nhớ năm ngoái, nhân giải World Cup 2010, bác Hoàng Ngọc-Tuấn gửi đến chúng ta một loạt bài dịch về bóng đá rất hay, đọc mà mình cũng thấy... "khoái trá" như bác ý, hihi! Nhắc lại chuyện này, chẳng qua là mình có cái ý muốn nói như thế này: Vẫn biết rằng, "dưới mặt trời và trong bóng tối" thì túc cầu là trò thể thao được chúng ta ưa chuộng nhất, nhưng, với những kẻ... "lừa banh sút bóng dốt" như mình, thì có lẽ, "đi... bơi" sẽ là "môn tập sức khỏe" thích nhất, có lẽ thế!

Đó là bởi vì, trong cái năm 2011 "yêu dấu" này, có nhiều sự kiện chính trị xã hội dồn dập xảy ra trên cái thế giới - cũng "yêu dấu" - này của chúng ta. Mở đầu có lẽ, là cái đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, cái đảng mà cũng..., nói như thế nào nhỉ?, à, đúng rồi, ..."yêu dấu" của dân do dân và vì dân như ai, để "bầu bán" ra những nhân vật "lãnh đạo yêu dấu" cho nhân dân Việt Nam trên con đường đi... đâu đó mình chưa biết được, để mình sẽ nói sau vậy, nhé, hehe...

Rồi tiếp theo, là những thiên tai giáng xuống đầu nhân loại, tiêu biểu nhất là sự kiện động đất ở Tohoku, gây ra thiệt hại nặng nề về sinh mạng con người và của cải vật chất đối với nhân dân Nhật Bản. Rồi những "cuộc xuống đường" của nhân dân Ả-rập, và sự đàn áp của chính quyền độc tài đối với họ, những cái chết của những người dân bình thường, và sau đó, của "những nhân vật lãnh tụ yêu dấu" như là Osama bin Laden, Gaddafi, ...

Đối với nhân dân Việt Nam "yêu dấu" của chúng ta thì sao cha nội?

Hehe, thì cũng rứa chứ sao, làm sao thoát khỏi... "lưới trời lồng lộng"! Đây nhá, mình kể sơ sơ ra đây vài vụ nhá: Vinashin vỡ nợ này, bắt Cù Huy Hà Vũ này, biểu tình chống bành trướng của Trung Quốc này, những cuộc bắt bớ bỏ tù này, "đạp vào mặt" này, ...này, ....này, ...này!

Đấy, thấy chưa?! Và cuối cùng, gần đây nhất, là sự "đi đời nhà... Kim (Jong-il)"! Nhân vật Kim này, cũng là một "lãnh tụ" rất chi là "yêu dấu" đấy, nhưng không phải của nhân dân Việt Nam(?), mà là của nhân dân Bắc Triều!

Mình liệt kê... "loằng ngoằng" ra như thế, gọi là... "điểm mặt" vài sự kiện chính của năm 2011 (chắc chắn vẫn còn thiếu), chẳng qua cũng là mình muốn nói lên một cái sự rất chi là... "hỗn loạn" của loài người chúng ta!

Mà đúng như thế đấy! Để mình giải thích: chả là hôm trước, khi mình đọc câu này trong bài "Đi bơi" của Richard Flanagan trên Tiền Vệ: "...Nhưng những niềm tin chính trị của Turgenev hay Dickens không còn là lý do tại sao chúng ta đọc những nhà văn này, cũng như sự ngược đãi đối với Pasternak hay việc tịch thu những kiệt tác của Grossman không phải là nguyên do khiến những cuốn sách này được xem là quan trọng. Chúng tiếp tục được đọc, có lẽ, bởi vì chúng ta nhận ra rằng, một cách giản dị, chúng phản ánh trung thực sự hỗn loạn của cuộc sống."(Phan Quỳnh Trâm dịch), thì mình chợt nhớ đến câu này của Eduardo Galeano trong bài "Sử yếu của văn minh":

"Và chúng ta đã mệt mỏi, không muốn đi lang thang qua rừng và dọc theo những bờ sông nữa...

...Xa xa sau lưng mình, chúng ta đã bỏ lại cái thuở còn đi lang thang không có nhà cửa và không có điểm đến.

Kết quả của văn minh rất đáng ngạc nhiên: cuộc sống của chúng ta đã trở nên an toàn hơn nhưng ít tự do hơn, và chúng ta phải làm việc nặng nhọc hơn..."(Hoàng Ngọc-Tuấn dịch)

Tức là, mình nghĩ, cái gọi là "cuộc sống của chúng ta đã trở nên an toàn hơn nhưng ít tự do hơn, và chúng ta phải làm việc nặng nhọc hơn" phải chăng là cách nói khác - cho "nhẹ nhàng hơn" chăng? - của "sự hỗn loạn" của cuộc sống?!

Có thể lắm, bởi vì thế giới ngày nay, ý mình nói cái "văn minh của loài người chúng ta", với bao "chủ nghĩa" và các "công cuộc cách mạng" này nọ, ví dụ như cái "định hướng XHCN của ĐCSVN yêu dấu" chẳng hạn, đã trở thành một mớ "hỗn loạn", mà tất cả những ai có sự tỉnh táo (như... mình chẳng hạn, hehe!) cũng đều có thể nhận thấy!

Ừ, cũng có thể là như thế! Mà cái "sự hỗn loạn của cuộc sống" này, là do... "những thằng nào" gây ra vậy cha nội?

Hehe, tất cả "những sự hỗn loạn của cuộc sống", đều do "những thằng bầy hầy" gây ra hết...

Chứ không phải do... "những thằng khách quan" gây ra hả cha nội?

Hehe, không phải đâu, những sự hỗn loạn của cuộc sống, không phải do "những thằng khách quan" gây ra như chị Hoài nói đâu, mà chính là do "những thằng bầy hầy" gây ra!

Quay trở lại chuyện "đi bơi". Mình thấy thế này, tức là mình đặt câu hỏi: Khi loài người "chúng ta đã mệt mỏi, không muốn đi lang thang qua rừng và dọc theo những bờ sông nữa... Xa xa sau lưng mình, chúng ta đã bỏ lại cái thuở còn đi lang thang không có nhà cửa và không có điểm đến", những nhà văn nhà thơ, như Kafka chẳng hạn, họ "đi bơi", còn chúng ta - những người còn lại -, làm gì?

Mình không biết rõ lắm, nhưng mình được biết "việc làm cả đời" của "lãnh tụ yêu dấu" họ Kim là..."đi xem". Và hệ quả của việc cả đời không làm gì sất, (ở đây mình xin mở ngoặc một chút như thế này: "những kẻ bầy hầy" - tuy có nhiều bằng nhưng dốt, không biết làm gì cả, chỉ "nói mồm mị dân" rất giỏi và đàn áp nhân dân để giữ quyền lực thì rất "thiện nghệ", song lại được bầu vào quốc hội phát biểu ngu ngơ, hoặc làm lãnh đạo thì tỏ ra yếu kém, hoặc đứng đầu chính quyền nhưng đất nước nghèo nàn vẫn hoàn nghèo nàn, v.v... -, thực ra là một lũ "ăn không ngồi rồi" báo cô thiên hạ, và tất cả những sự "nhàn cư vi bất thiện" ấy của bọn chúng, đã là biểu hiện của một "sự hỗn loạn" của một xã hội, của một đất nước rồi!) chỉ "đi xem" thôi của họ Kim này, đã gây ra "sự hỗn loạn" là từ đời ông Kim Nhật Thành nắm quyền thống trị cả đất nước bắc Triều, qua đời bố Kim Chính Nhật, đến đời con bây giờ là Kim Chính Vân. Nếu chúng ta bàn riêng về cuộc đời của Kim Jong-il, tức là một cái sự là: một kẻ không biết có bằng cấp gì không, nhưng suốt ngày chỉ thích "đi xem" và bảo vệ (rồi truyền tiếp cho con) "ngai vàng của thằng bố để lại" như nhà họ Kim vừa chết đây, đối với lẽ thường tình của cuộc sống văn minh nhân loại, không là "sự hỗn loạn" thì là gì đây?

Có rất nhiều sự hỗn loạn của loài người chúng ta, nhưng việc kể ra, đáng tiếc là mình không đủ "trình độ" để viết rõ ràng và chi tiết ra đây được, có lẽ các nhà văn nhà thơ của chúng ta, họ viết được hay hơn nhiều, chắc chắn thế! Mình, chỉ xin nêu ra đây một cái sự hỗn loạn của Việt Nam ta là: một tay "cha căng chú kiết" như một... bóng ma là Hồ Chí Minh, song lại "bắt" tất cả "những người còn lại" phải gọi bằng "bác", bằng "cha già dân tộc", ấy không là sự hỗn loạn, thì là gì đây hả trời?! Nhưng mà thôi, mình, với tư cách là một... thằng người bình thường thôi, chỉ biết làm những chuyện bình thường thôi, như là đi xem... bóng đá chẳng hạn thôi, và tất nhiên thôi, cả "đi bơi" nữa, hehe, bởi vì, "đi xem bóng đá" và "đi bơi", là những môn chơi... rất "lành mạnh văn minh" các bạn ạ! Chúng ta hãy đi bơi đi! Như Kafka! Đừng có dại mà theo ĐCSVN "đi... đời"! Như nhà Kim! Nhá!

Chúc tất cả các bạn một mùa Giáng Sinh an lành!

Thân ái,

Trương Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét