Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Thời của những tên "khùng bố" lộng hành trên mặt đất

"Tôi làm đồng bào thấy rõ không?"
Trương Đức
Dạo này mình lại bận bịu với một câu hỏi trong đầu: Câu hỏi nào là một câu hỏi lớn? Và sau khi xem lễ bế mạc Thế vận hội Olimpic London 2012 vừa rồi, thì mình thấy, một trong những câu hỏi lớn nhất cho nhân loại, có lẽ là câu hỏi của Shakespeare: "To be or not to be", "(Chúng) ta tồn tại hay không tồn tại?"! Đây thật là một câu hỏi lớn, và, mãi đến bây giờ loài người chúng ta vẫn chưa trả lời được. Và mình cũng thấy, một trong những yếu tố làm cho câu hỏi trở thành... "lớn", chính là điều này, tức là sau một thời gian khá dài vẫn chưa tìm ra câu trả lời xác đáng!
Đấy là nói về loài người trên thế gian này nói chung, thế còn riêng với người "An Nam" ta thì sao? Có câu hỏi gì "nhớn" không? Người Việt Nam chúng ta chắc chắn cũng có những "câu hỏi nhớn" cho mình. Mình có thể liệt kê ra đây vài câu theo cái "bộ sưu tập" của mình, ví dụ như câu hỏi (nghe nói của Lý Thường Kiệt), rằng "Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?" (Cớ sao lũ giặc (Tàu) sang xâm phạm?), hoặc câu hỏi (một thời vang bóng) của chị Hoài rằng "talawas?(Ta là ai?)", v.v...
Này cha nội, thế câu hỏi của "cụ" Hồ là "Tôi nói đồng bào nghe rõ không?" không phải là câu hỏi "nhớn" à?
Hehe, đúng, đó không phải câu hỏi "nhớn", bởi vì đồng bào hồi đó đã trả lời ngay tắp lự rằng "Có!", một câu hỏi mà dễ trả lời như thế, không phải là câu hỏi "nhớn"!
Ờ, ờ, thôi được rồi, nói tiếp đi cha nội!
Hehe, thế này nhé, mình nói về các câu hỏi lớn của loài người, chẳng qua là mình nghĩ thế này, cuộc sống của chúng ta trên trái đất này, xét cho cùng, cũng chỉ là một cuộc "đi tìm các câu trả lời" cho "những câu hỏi lớn" do chính con người chúng ta đặt ra. Bởi vì từ xa xưa, ngay như chính Adam và Eva, khi đứng trước quả táo "trái cấm" trên thiên đàng, họ đã chẳng phải hỏi rằng "to eat or not to eat?" đấy thôi! Và tại sao họ đã ăn? (Đây cũng là một câu hỏi lớn!) thì mãi đến bây giờ chúng ta cũng vẫn chưa trả lời được, hihi...
Ờ, ờ, thì con người từ sinh ra cho đến chết đi, lúc nào mà chẳng phải hỏi, cái gì đây, có ăn được không, tại sao lại thế, ai đấy, ...? Nhưng đó là bản tính tò mò của con người mà, cha nội không biết à?
Haha, biết chứ, biết chứ! Những gì mình biết thì mình nói là biết, những gì mình không biết thì mình nói là không biết, mình không phát biểu bừa bãi lung tung đâu, hehe!
Để mình nói tiếp. Con người chúng ta hay đặt ra các câu hỏi, bên cạnh lý do là do bản tính tò mò, còn có một nguyên nhân "sâu xa" hơn nữa là vì con người chúng ta quá... "khù khờ", như bác Khuất Đẩu có nói trong một bài viết của bác ý. Tức là vì quá "khù khờ", không biết gì, nên mới phải hỏi!
Tất nhiên mình không phải có ý nói rằng "cụ" Hồ hồi cái gọi là "khai sinh ra nước VNDCCH" 2-9 năm 1945 đứng giữa Ba Đình "lịch sử" có hỏi rằng "Tôi nói đồng bào nghe rõ không?", thì lúc ấy do "cụ" "khù khờ", không biết gì, mà mình muốn nói, cái sự khù khờ của "cụ" chính là khi "không biết" nhưng lại nói là "biết" cơ! Đây nhá, cái câu nói nổi tiếng của "cụ": "Không có gì quí hơn độc lập tự do", chắc chúng ta ai cũng "biết", ít nhất nghe qua hay đọc được một lần, nhưng chính nó cho chúng ta biết một điều rằng: "cụ" cha nội này... "khù khờ" thật, ở đời có khối điều "quí hơn độc lập tự do" đi ấy chứ, chẳng hạn như "sự sống" hay nói theo Shakespeare là "to be" chẳng hạn, đúng không?! Hoặc mình có thể lấy ngay cái "sự sống" của nhân dân Bắc Triều Tiên ra làm ví dụ: họ vẫn phải đánh đổi "độc lập tự do" với sự "to be" của họ, tức là "độc lập tự do" đối với họ chẳng là cái gì cả, báu gì, thèm vào, đếch cần, "sống khù khờ" cái đã!
Nhưng đối với những con người "khù khờ" thì họ có biết "độc lập tự do" là gì đâu mà cha nội nói như thế?
Hehe! Đã hẳn là như thế, nhưng chính những kẻ phát ngôn - trong trường hợp này là "cụ" Hồ - cũng có biết "độc lập tự do" là cái khỉ mốc gì đâu mà nói, mà phát biểu?! Cái sự không biết nhưng cứ oang oang là biết, không là "khù khờ" thì là gì hả trời?!
Nói dông nói dài như thế, chẳng qua mình muốn nói lên một điều như thế này: Làm người sống ở trên đời, không nên ba hoa khoác lác, biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, thế mới là biết! (Hehe, mình trích lời Khổng Tử ra đây cho nó... oách một tí, nhá!)
Đùa một chút, mình xin quay lại "vấn đề" câu hỏi lớn. Tức là mình muốn nói về một điều như thế này: Thế giới ngày nay, các bạn chắc cũng biết, bị bao trùm một nỗi sợ hãi khôn nguôi, sợ về khủng hoảng kinh tế, sợ về khủng bố chiến tranh, sợ về "chính chị chính em", sợ về "đa đảng đa nguyên", sợ về "nói thế nó đập tao chết", sợ về "một bộ phận sâu bọ không nhỏ", sợ về đói khát bệnh tật, sợ về tương lai mù mịt, v.v... và v.v... Riêng ở Việt Nam, nỗi sợ có vẻ... "mãnh liệt" hơn, bóp nghẹt từng hơi thở của mỗi con người, nỗi sợ "hoành hành" bao trùm lên khắp đất nước, len lỏi vào từng lớp học, chui rúc vào từng bộ óc của trẻ thơ, như anh Viện có "ghi chép" lại trong một bài thơ của anh, bài "Mày có sợ tao không?" đăng trên Tiền Vệ năm nào...
"Mày có sợ tao không?" là một câu hỏi lớn đấy cha nội nhỉ?
Hehe, tất nhiên rồi! Ngay anh Viện cũng có trả lời được đâu, nghe hỏi "Mày có sợ tao không?" anh Viện "không dám trợn mắt, chỉ quay đi" đấy thôi!
Hehe, sợ nhỉ, rồi, nói tiếp đi cha nội!
Nỗi sợ ở Việt Nam ngày nay như một bóng ma, ám ảnh ngay chính những kẻ gây ra nỗi sợ...
Những kẻ ấy là những "thằng" nào "dzậy" cha nội? Nói nghe coi!
Hehe, thời xưa thì mình không biết gọi là gì, nhưng thời nay, mình gọi chúng là "những tên khùng bố"...
"Khùng" hay "khủng"?
Khùng!
Cha nội có "khùng" không đấy? Làm gì có từ "khùng bố"!?
Hehe, có, có chứ, "máu gòe" và "máu góe" dưới ngòi bút anh Viện còn có nữa là! Mới cả mình đọc được trong cuốn tiểu thuyết "Thời của những tiên tri giả" của anh ấy câu này: "Đừng tin những gì thằng khùng nói. Hãy nhìn kĩ những việc thằng khùng làm". Có thể nói, cuộc sống trên trái đất này của loài người chúng ta đã bị những tên "khùng bố" hạng nặng tàn phá, làm cho càng ngày càng trở nên hoang dã, mông muội. Các nền văn minh mà con người ước vọng đạt tới mãi mãi ở phía trước, bởi vì nếu có người xây nên được một tí, thì ngay lập tức có một tên "khùng bố" xuất hiện phá đổ trong giây lát! Những tên "khùng bố" luôn treo biển "cách mạng" để "lôi kéo" được "đám đông khù khờ" đi theo chúng. "Đám đông khù khờ" không biết rằng "cách mạng" cũng là "án mạng", chỉ khác nhau về số nhân mạng bị giết hại, bị chết oan uổng...
Nghe ghê răng nhỉ, nhưng không có cách gì để giải thoát khỏi bọn "khùng bố" hả cha nội?
Có trời mới biết được! Bởi vì hàng năm những tên "khùng bố", cứ đến ngày 2 tháng 9 chúng lại làm lễ "tiếp sức" cho "bóng ma" của "cha già" của chúng, hòng "bóng ma" ấy "đ(ư)ời đ(ư)ời sống mãi trong sự nghiệp của chúng"!



Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

The sound of silence

Sức mạnh của câm lặng

Từ hồi talawas vẫn còn hoạt động, tôi đặc biệt chú ý đọc những bài viết, bài dịch được đăng tải trên mạng của tác giả Đinh Từ Thức. Đọc bài này, tuy rất hiểu những ý tưởng (chính đáng) của tác giả khi so sánh song song “phim câm” với “chủ nghĩa cộng sản”, nhưng tôi thấy vẫn cần nêu lên một vài suy nghĩ của mình xung quanh việc cho rằng: sự lụi tàn của nghệ thuật phim câm là biểu tượng cho sự lụi tàn của chủ nghĩa cộng sản.

Trước tiên, tôi xin nói về “nghệ thuật phim câm”:

Điện ảnh, đến giờ có vẻ như đang sống với thời kỳ huy hoàng nhất của mình, từ phim trắng-đen, “câm”, qua phim màu, có lời nói và đấy đủ âm thanh, cho đến bây giờ là 3D, sống động như thật ở ngoài đời! Sự phát triển dường như không có điểm đích. Có thể một ngày nào đó, phim sẽ trở thành một nghành nghệ thuật… “sống” ngay bên cạnh chúng ta không biết chừng?!

Tuy vậy, với cái dòng “tiến bộ” của nghệ thuật điện ảnh như thế, giới làm phim Hollywood nói riêng, nghành nghệ thuật điện ảnh thế giới nói chung, vẫn cho rằng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình, ở đây là điện ảnh, vẫn chính là “phim câm”. Tôi có thể lấy lời phát biểu của đạo diễn Hazanavicius rằng “Tiếng nói hữu dụng, nhưng chỉ hữu dụng thôi. Tuy nhiên nó cũng làm giảm giá trị của truyền thông. Khi một đứa trẻ không biết nói, cười với bạn, làm bạn xúc động khác với cái cười của người lớn. Ngay cả với những người bạn yêu, không phải lúc nào bạn cũng dùng lời nói để biểu lộ những việc quan trọng. Tôi nghĩ khi bạn không cần phải nói, đó mới thực sự là sức mạnh” để làm dẫn chứng cho điều này. Và tôi có thể phát biểu tiếp như thế này: “phim câm” là đỉnh cao trong nghệ thuật làm phim, một phần cũng chính bởi nó có một “sức mạnh” mang tải những điều cần nói đến được thế giới bên ngoài, cụ thể là tới người xem. Phần nữa, như chúng ta đều biết, sáng tạo nghệ thuật, xét cho cùng, chẳng qua là một quá trình thể hiện “cái tôi” của người nghệ sĩ. Mà mà như thế, “câm” nhưng lại “nói” lên được “tất cả”, tức là đỉnh cao, không thể là mức nghệ thuật “tàng tàng”, hoặc “bình bình” được. Không đâu xa, việc “phim câm” The Artist đạt được hơn 20 giải thưởng nghệ thuật, và “đỉnh cao” là Oscar, gồm toàn các giải hàng đầu như phim hay nhất, đạo diễn giỏi nhất, nam tài tử xuất sắc nhất. Điều này chứng tỏ “phim câm” vẫn chiếm vị trí cao nhất trong đánh giá giá trị nghệ thuật, ở đây là giá trị nghệ thuật điện ảnh. Đấy là tôi có vài ý kiến về giá trị nghệ thuật của “phim câm”. Tất nhiên, việc vì sao “phim câm” trắng đen lại không còn “thịnh hành” nữa, đã “lụi tàn”, thoáng qua, có vẻ như cho chúng ta thấy điều rằng: giá trị của nó đã không còn, đã… lỗi thời. Nhưng theo tôi nghĩ thì không phải vậy. “Phim câm” có vẻ “suy”, một phần do đòi hỏi của “commers” là phải màu mè, đầy đủ âm thanh và có lời thoại, một phần đa số những người làm phim luôn chạy theo lợi nhuận, nên ít người làm phim câm nghệ thuật nữa, tức là không phải lý do “đẳng cấp” nghệ thuật. Nói tóm lại, công việc sáng tạo ra một tác phẩm “không lời” (phim câm) nhưng tác phẩm vẫn có đủ sức mạnh để “nói lên” những ý tưởng mà người nghệ sĩ cần truyền tải, thì đó là đỉnh cao nghệ thuật. Một dẫn chứng “sát sườn”: phim The Artist là một “phim câm”, nhưng đã “đánh thức” được tư duy của tác giả Đinh Từ Thức, để ông viết xuống được bài viết này! :)

Về chủ nghĩa cộng sản: Chúng ta đều biết, bên cạnh những đặc trưng “xấu” của một xã hội theo thể chế cộng sản, như là dối trá, toàn trị, hủy diệt, thì có sự đàn áp dân chủ, cụ thể là không có sự tự do ngôn luận. Nhưng điều này không có nghĩa là cả xã hội là một “phim câm”, bởi vì nghệ thuật phim câm là sự sáng tạo tác phẩm trong tự do, với tất cả ngôn ngữ của điện ảnh “không lời”, không điều gì bị cấm đoán cả. Còn cái xã hội cộng sản là “tác phẩm” của độc tài, mà trong đó mọi sự tự do ngôn luận, tự do suy nghĩ, dẫn đến tự do sáng tạo, đều bị cấm đoán và trừng trị, nhiều trường hợp, bị tiêu diệt. Sự lụi tàn của chủ nghĩa cộng sản là tất yếu, trong khi Hollywood, hay giới nghệ thuật điện ảnh thế giới, vẫn đang tìm lại với nghệ thuật phim câm, làm “sống” lại nó trong ý nghĩa “đỉnh cao nghệ thuật”!

Tất nhiên, như tôi có nói ở trên, trong phần mở đầu, rằng tôi rất hiểu những ý tưởng của tác giả Đinh Từ Thức về sự suy tàn của chủ nghĩa cộng sản. Nhưng, theo tôi nghiệm ra, đấy chỉ là những ý tưởng nảy sinh khi ông mới chỉ xem phần “âm bản” của bộ “phim câm” The Artist, mà phần “dương bản” của bộ phim này, lại chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng khác!

Trân trọng.

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Sự lụi tàn của một dân tộc

Đến bây giờ thì mình hiểu tại sao "dân (Việt) gian" mình lại chỉ lấy "ăn ngủ đụ ỉa" làm "tứ khoái" của cuộc sống làm người trên thế gian này. Đó là bởi vì "dân (Việt) gian" ta chỉ thích những thứ không cần... "động não", thích những cái "có sẵn", thích những gì mang lại khoái cảm cho "tấm thân vật chất", và đã không biết rằng: "nghĩ" còn "khoái" hơn nhiều so với "ăn ngủ đụ ỉa", và vì thế, nhìn lại lịch sử Việt Nam từ ngàn xưa đến bây giờ, mình có thể phát biểu như thế này: dân tộc Việt Nam đang "tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc" đến... lụi tàn!

Mà thật đấy, các bạn ạ, sự lụi tàn của dân tộc Việt Nam là điều khách quan, nó là hiện thực và không phải do mình "ác ý" mà nói ra đâu! Để mình giải thích: sự lụi tàn của dân tộc, có thể nói đã bắt đầu từ những thời đại vua chúa xa xưa, từ thời Tiền Lê "bầy hầy" (chơi "nát đời" vợ con người ta) qua đời nhà Trần "du côn" (diệt nhà Lý "nhổ cỏ phải nhổ tận gốc"), xuyên nhà Hậu Lê (chu di tam tộc nhà Nguyễn Trãi) cho đến nhà Nguyễn Ánh "hèn mọn" (trả thù bằng cách đào tốc mồ mả nhà Quang Trung) và hiện giờ, đang diễn ra ở thời đại của chúng ta, là sự thống trị độc tài của ĐCSVN, đưa dân tộc sắp đến hồi "mạt vận".

Sẽ có nhiều bạn nói mình chỉ "điêu ngoa", làm gì có chuyện "lụi tàn" ở đây, nhưng nếu chúng ta làm một phép tính, gọi là "rút gọn thời gian", thì chúng ta sẽ thấy ngay tức khắc sự lụi tàn. Phép tính như thế này: Trước hết, mình xin nói điều này, về những triều đại vua chúa xa xưa thì mình không muốn "đếm xỉa" đến, bởi vì chúng đã quá... xa xưa, không biết đằng nào mà lần, tức là mình chỉ "tính" ở cái "thời đại Hồ Chí Minh" thôi đấy nhá, từ 1930 khi ĐCSVN ra đời cho đến bây giờ, 2012, trải qua 82 năm, xét ra, dân tộc Việt Nam chẳng "tiến bộ" cái gì cả, chỉ có "lụi" đi, càng ngày càng "lụi" đi, và nay mai, không khéo, cứ cái đà này, có thể "tàn" sớm hơn mình nghĩ chứ chẳng đùa!

Sự lụi tàn này của dân tộc là do đâu?

Có nhiều câu trả lời. Mình thích nhất câu trả lời này của anh Viện:

"Lịch sử chỉ là cơn khổ dâm của cả một dân tộc"

Tức là từ trước đến giờ, té ra lịch sử cả dân tộc Việt Nam ta là "vùng vẫy" trong "cơn khổ dâm", chứ chẳng phải là cái gì ghê gớm, hào hùng, như... "cách mạng tháng Tám", hoặc "chiến thắng Điện Biên lẫy lừng" chẳng hạn, hay "đại thắng mùa xuân 1975" đâu! Và "cơn khổ dâm", hiển nhiên, sau đó, nếu có sự "thụ thai", cũng chỉ "sinh ra" những "quái thai", hay những "đứa con khiếm khuyết về thể chất lẫn trí tuệ". Không những thế, dân tộc có được một vài mống "anh linh" hay "tuấn kiệt" gì gì đó, thì Đảng độc tài lập tức ra lệnh "bắt lấy nó", "giết chúng đi" qua các vụ "Cải cách ruộng đất", hay "Nhân văn-Giai phẩm", hoặc gần đây nhất là những vụ bắt bớ bỏ tù những nhà hoạt động dân chủ Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ,... Đấy là mình chưa kể biết bao "người con ưu tú" ở cả hai phía đã ngã xuống trong cuộc nội chiến đẫm máu hung tàn 1954-1975, và hàng trăm ngàn người chết mất xác dưới biển Đông trong cuộc "vượt biên bỏ cõi chết để đi tìm cõi sống" vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước.

Chỉ những người "khoái" nghĩ, như mình chẳng hạn, hehe, mới thấy được sự lụi tàn của dân tộc, còn những kẻ chỉ "thích" ăn, ngủ, đụ, ỉa, thì không bao giờ thấy được. Những người cộng sản Việt Nam là những kẻ chỉ thích "ăn ngủ đụ ỉa", không bao giờ họ chịu "động não" suy nghĩ cái gì cả. Từ cái tay mà đã được mệnh danh là "cha già dân tộc" là Hồ Chí Minh trở xuống cho đến những đảng viên cốt cán "lãnh đạo" đất nước sau này, tất thảy đều chẳng "động não tư duy" gì cả, đều "ăn sẵn"(một trong những biểu hiện của "sự ăn sẵn" là xúi giục nhân dân "cướp lấy chính quyền" về tay... Đảng cộng sản, rồi cứ thế thay phiên nhau "cai trị" hết đời cha đến đời con), mà như thế, đều là... dốt nát. Để minh họa cho điều này, mình chỉ cần "lôi" chuyện họ Hồ cứ thế "cắm đầu cắm cổ" bê nguyên(ăn sẵn mà lị) cái chủ thuyết "trời ơi đất hỡi" do mấy tay "nhàn cư vi bất thiện" Max, Ănghen nghĩ ra là chủ nghĩa cộng sản, đem về "mồi chài" dân lành Việt Nam, là đủ!

Tất nhiên, mình biết, nói về cái "dốt" của những con người theo đuổi chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, thì nói đến... "mùa quít" cũng không hết, và chắc chắn, "khổ lắm, biết rồi, nói mãi", hehe, nhưng dù sao mình vẫn phải nhắc lại, để chúng ta thấy được cái sự lụi tàn của dân tộc Việt Nam là có đấy, nó đang diễn ra, nấp dưới chiêu bài "định hướng XHCN"!

Đấy là sự lụi tàn của "Đảng lãnh đạo", còn của "đám dân lành" ở dưới thì sao?

Không nói đâu xa, mấy tháng nay, trên trang Tiền Vệ của chúng ta, qua một loạt bài của tác giả Hà Thúc Lang, cộng với việc làm "phép tính rút gọn thời gian" từ 2002 khi talawas ra đời (thời điểm Cao Việt Dũng tham gia ban biên tập talawas) cho đến nay, chúng ta có thể nhìn thấy rõ "sự đi từ là một dịch giả trẻ tài năng cho đến trở thành một dịch giả "dịch loạn", có "trình độ tiếng Việt thảm hại"! Mà cái sự này, không là "sự lụi tàn" thì là gì hả trời?!

Nói đến sự lụi tàn, mình chợt nhớ đến một bài viết của tác giả Đinh Từ Thức bên Da Màu, chính xác ra, đến câu này: "Phim câm là biểu tượng của xã hội cộng sản không có tự do ngôn luận". Bài viết nói về một bộ phim được giải Oscar tháng Hai vừa qua, cuốn The Artist và sự liên hệ đến sự lụi tàn của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu cũ và Liên Xô. Haha, mình mới chợt nghĩ, "sự lụi tàn" và "sự câm lặng" của Cao Việt Dũng, có vẻ cũng "giông giống" bộ phim câm The Artist đoạt giải Oscar (đọc là Ốt-ca) nhỉ, vậy thì chúng ta cũng hãy tặng cho anh Dũng một giải Oscar Việt Nam, lấy tên là Doscar (đọc là Dốt-ca) đi!

Nào! Xin mời anh Cao Việt Dũng lên nhận giải Doscar về dịch thuật năm 2011, lên đi nào, mau! Chúc mừng anh!

Lời kết: Tiện thể, mình cũng xin tặng luôn giải Doscar cho tất cả những "nhân vật trong cuộc làm người", không thích "nghĩ", chỉ biết "ăn ngủ đụ ỉa"! Hãy để ngày ấy lụi tàn!

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Việt Nam cường quốc... tro tàn!

Cái câu tục ngữ "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính", hẳn các bạn đều biết là ở Việt Nam ta nó đã có từ thời xa xưa, và có vẻ... "phản ánh" hợp với thực tế ra phết, hehe, nhưng đến một lúc nào đó thôi, chẳng hạn như đến trước khi... Đảng CSVN ra đời chẳng hạn, hehe, bởi vì kể từ sau đó, mình nghĩ, nó đã biến đổi thành câu này: "cha mẹ sinh con, Đảng sinh tính"!

Mà đúng như thế đấy, các bạn ạ, mình nói không sai đâu, đây nhá, mình xin giải thích:

Con người chúng ta, bình thường ra, sinh ra và sống ở trên đời này, có hai điều tuyệt đối không thể biết trước được: đó là chúng ta sinh ra ở đâu và cuộc đời chúng ta sẽ như thế nào (mình nói "tuyệt đối", bởi vì "cái chết", nhiều khi có thể "biết trước được", kiểu như Chúa Jesus đã biết trước mình sẽ chết trên cây thánh giá hai ngàn năm về trước để cứu rỗi loài người). Mà trong triết học, nhất là trong sáng tạo nghệ thuật, theo mình hiểu, khái niệm "không thể biết trước được" chính là nói về "sự tự do", kiểu như nếu biết trước được là sẽ phải sinh ra ở Việt Nam, mình có lẽ đã "khóc tấm tức" huhu hàng đêm trong bụng mẹ vì không thể "cưỡng lại định mệnh", hoặc như khi một nhà thơ ngồi xuống viết một áng thơ bất hủ: ông ta chắc chắn không thể biết trước "áng thơ" ấy mặt mũi ra sao, vóc dáng thế nào, bởi vì như thế, mới có cái gọi là "tự do sáng tác" chứ, phải không các bạn?! Nói dông nói dài, chẳng qua ý mình muốn nói đến cái sự kì diệu của cuộc sống ấy mà, sự tự do của cuộc sống: tự do sinh ra để tự do sống! Các bạn hẳn đồng ý hoàn toàn với mình như thế, đúng không?!

Ấy thế mà ở cái xứ "tù mù" là mảnh đất hình chữ S có tên "CHXHCN Việt Nam", một trong hai cái tự do cơ bản của cuộc sống, cụ thể là cái sự "chúng ta không thể biết trước được cuộc sống tự do của chúng ta sẽ như thế nào", có vẻ lại "không được phép"!

Mình xin quay lại câu "tục ngữ mới" của mình: "Cha mẹ sinh con, Đảng sinh tính". Có thể nói, đất nước Việt Nam ta qua hơn 80 năm độc trị của ĐCSVN, giờ đây đã "thấm nhuần" tính Đảng, cả về mặt xã hội lẫn đạo đức con người. Giới lãnh đạo là những đảng viên nòng cốt của Đảng, lần lượt trao cho nhau quyền sinh quyền sát trên đầu nhân dân đã qua thế hệ thứ hai, và cầm như chắc chắn, tiếp tục như lời ông Nguyễn Phú Trọng TBT có nói trong một dịp gần đây: ""Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam". Trước kia đã như vậy, hiện nay đang như vậy, và sau này cũng sẽ vẫn như vậy"!

Ở đây mình không muốn bàn về cái vai trò "thống trị truyền kiếp" của ĐCSVN, mà mình muốn nói về cái sự "dốt nát" của những kẻ mang danh "nhân tố hàng đầu" này. Mình thấy thế này: cái dốt nát nhất của những người CSVN là tự vạch ra cho mình một cái "ngưỡng tư tưởng" rất chi là "vĩ đại" ngang "tầm miệng cống", là tư tưởng của ông Hồ Chí Minh, để từ đó không "thằng nào" có thể "ngóc đầu" lên cao hơn được, "thằng nào" mà "ngo ngoe" ngóc lên cao hơn, "ông" chém cho bỏ mẹ! Mà, như chúng ta đều biết, tất cả những gì của cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh", đến giờ này, cuối cùng chỉ còn lại... "một đống tro tàn"!

Khi một tác phẩm, cuối cùng té ra chỉ là một thứ vô giá trị, một cái gì đấy mang một ý nghĩa "điêu tàn", thì chủ nhân của nó, chẳng qua chỉ là một tay dốt nát! Và, các bạn chắc chắn cũng đã biết, dốt nát thì sinh ra dối trá. Hơn 80 năm qua, Hồ Chí Minh và cái Đảng CSVN ông đẻ ra, đã dối trá đủ đường đối với dân tộc Việt Nam! Dối trá để cai trị, dối trá để khỏa lấp tội ác!

Cũng dễ hiểu thôi cái sự dối trá của họ tại sao lại có thể tồn tại kéo dài dường như mãi mãi trên đất nước Việt Nam được, đó là bởi vì riêng cái sự là sau Hồ Chí Minh không thể có ai khác "giỏi hơn" được, và như thế, những "kẻ kế thừa" đều phải lấy sự dối trá để che lấp sự dốt nát của mình, đấy là chưa kể điều rằng, họ đều phải "thấm nhuần" tính Đảng!

Và, điều khốn nạn cho dân lành Việt Nam, cũng qua lời ông TBT Nguyễn Phú Trọng - người chắc chắn "dốt nát" hơn "cha già dân tộc" trên nhiều phương diện - là "yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nước ta hiện nay rất to lớn, nặng nề, khó khăn, đòi hỏi Đảng phải nâng tầm lãnh đạo lên cao hơn nữa, nâng sức chiến đấu mạnh hơn nữa. Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng vừa thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 nhằm mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và đến giữa thế kỷ XXI trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa", tức là, mày sinh ra là người Việt Nam chứ gì, sống ở đất Việt Nam chứ gì, được rồi, ông cho mày quyền tự do sinh ra, nhưng chỉ quyền ấy thôi, mày phải sống "cuộc sống cách mạng" là "định hướng XHCN", tức là, mình nói theo cách của anh Viện: “Cách mạng rớt mạng mạng nhện thiên đàng lỗ thủng thoái hoá ngày mai lỗ cống”, hay gọn lại cho "dễ nhớ" là: “Cách mạng lỗ cống”!

Với cái xã hội mà con người dường như hoàn toàn từ khi sinh ra và bị Đảng "sinh tính" luôn để "sống", thì Việt Nam sẽ trở thành một "cường quốc... tro tàn" là điều không thể nào tránh khỏi, bởi vì, mình lại trích lời anh Viện:

"...Khi máu biến thành lũ
Những thành trì đổ sụp
Và trên những mảnh đất hoang
Những con chuột cống ăn thịt người
Và đám mây bay đi để lại mùi hôi thối cho gió độc

Khi máu biến thành lũ
Ngôn ngữ thành gươm đao
Những vết thương câm nín của con người thành lựu đạn
Chúa khóc như đứa bé bị bỏ rơi..."

Và, có thể một ngày không xa
Đu ma đu ma
Viet nam viet nam
Um ba la ta bà
Lâm tì ni ta ra ma
Tha ma tha ma

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Nay ở trong tô không nên có... mứt!

Những ngày đầu xuân này, một thằng bạn mới hỏi mình, để tiêu khiển cha nội chọn "uống trà" hay "xơi mứt", mình cười khà khà bảo nó, chọn uống trà, haha... Nhưng trước khi đi vào giải thích vì sao, mình xin nói sơ qua về chuyện khác một tí, chuyện "trí thức... ngớ ngẩn", hơ... hơ... hơ...

Chuyện như vầy: cuộc tranh luận về "sự trung thành" của "trí thức XHCN" đối với ĐCSVN, có lẽ còn... dài dài, hihi, bởi vì mình thấy, mỗi ngày trên trang mạng Tiền Vệ này lại thêm một "bổ... đề" lý thú khác, hehe, vậy nên hôm nay mình thử "tiếp cận bổ đề" ở một khía cạnh hoàn toàn mới lạ, nhá, nhưng mình xin nói trước, chỉ "thử" thôi đấy nhé, hehe...

Trong cuộc sống (mình đang nói với phạm trù triết học), hẳn chúng ta đều biết là có vô vàn những thứ vô hình nhưng lại tác động một cách "hữu hình" lên con đường đi tới văn minh của loài người chúng ta. Những thứ vô hình đó như là: sự thật, sự dối trá, tình thương, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, tôn giáo, Đảng, vô minh, văn minh, dân chủ, độc tài, v.v... Và, mình nghiệm ra, đấy là nói về cái chung là xã hội cộng đồng, còn với từng cá nhân, rốt cục chỉ có ba thứ biểu thị thực chất nhất và ảnh hưởng nặng nề nhất sự tồn tại của mỗi chúng ta, đó là ngôn từ, tư duy và tiềm thức, mình nghĩ thế. Tất nhiên sẽ có bạn cho ý kiến khác, nhưng ở đây, hôm nay, không phải là điều mình muốn bàn tới. Mà chủ yếu mình muốn "thể nghiệm" cái sự kết hợp của ba thứ vô hình quan trọng ấy của con người chúng ta trong cuộc sinh tồn, để mà, cụ thể là có thể tiếp cận được cái gọi là "vấn đề trí thức".

Trước hết, mình xin nhắc lại, có một điều cũng tương đối dễ "thấy" rằng, những gì đã gọi là "vô hình", thì đương nhiên không phải ai cũng "thấy" được dễ dàng, haha, bởi vì chúng, không... "sờ sờ" ra ở trước mặt, nên, vấn đề chính ở đây là chúng ta có "sờ thấy" hay "không sờ thấy" mà thôi, đúng không?! Mà "sờ thấy" ở đây, hiểu theo nghĩa triết học, lại thuộc về phạm trù "tri thức", tức là cũng... "vô hình" (như ai), không thể thấy được bằng mắt thường, hehe, mà phải vận dụng một "phương tiện" gì đó khác mới có thể thực thi cái sự "sờ thấy" được. Thế cho nên, mình xin nói một cách khác cái điều ấy như thế này: trên thế gian này, khi sống, đa số chúng ta, đều... "sống trong sờ soạng", hehe! Và như thế, mình có thể phát biểu như thế này: mình sờ soạng nên mình tồn tại, hahaha, hay nói theo ngôi thứ nhất giống với René Descarts là, tôi sờ soạng nên tôi tồn tại! Có lý phết, phải không các bạn?! Mình xin hỏi tiếp: cái sự "sờ soạng để sống" ấy, nhờ đâu mà có? Điều gì đã giúp loài người chúng ta trải qua mấy thiên niên kỷ nay để đạt được cái gọi là "xã hội văn minh" như hiện nay trên trái đất này?

Ờ, nhờ đâu mà có, cha nội?

Hihi, nhà thơ Tomas Tranströmer đã trả lời cho chúng ta: "...Mọi thứ đều đến từ bên trong, từ tiềm thức. Đó là cái nguồn của mọi thứ."(trích "Nhà thơ nói về thơ")

Mình chợt nhớ, trong một bài viết, chị Phạm Thị Hoài đã nói một ý, ở Việt Nam ta, người ta "đổ tội" tất cả lên đầu một cái thằng, gọi là "thằng khách quan", thì bây giờ, mình mới nghĩ: nếu "tiềm thức là cái nguồn của mọi thứ", thì chính xác ra, phải nói là: chung quy tất cả là tại "anh tiềm thức"!

Quả đúng như thế đấy, đây nhá, quay lại "bổ đề trí thức", mình có thể phát biểu như thế này, anh có là trí thức hay không, ăn nhau ở chỗ "anh tiềm thức" của anh có "có" hay không! Đọc bài viết của Đinh Phương, từ "tiềm thức", mình "thấy sờ sờ" ngay trước mặt, kết cục lại có hai câu hỏi là: một, Hồ Chí Minh có phải là người trí thức không?, và hai, Ngô Bảo Châu có phải là người trí thức không?

Trả lời hai câu hỏi này, mình thấy dễ ợt! Theo mình, cả hai, Hồ Chí Minh và Ngô Bảo Châu, họ có thể là những "đỉnh cao trí tuệ" gì gì đó, nhưng không phải là những người trí thức thực sự theo đúng nghĩa! Bởi vì, tiềm thức của họ "không có", hoặc nếu "có", thì cũng rất... "nghèo nàn"!

Nhưng ông Hồ Chí Minh là vĩ đại lắm cơ mà, lại có "tư tưởng Hồ Chí Minh" hay cái gì gì đó nữa cơ mà? Còn giáo sư Ngô Bảo Châu cũng thế, cũng giải này giải nọ, viện này viện kia cơ mà? Cha nội nói kỳ, họ phải là những trí thức chứ lị?!

Hehe, mình không biết cái dụng ý của Đinh Phương là gì khi nêu song song hai nhân vật này ra, nhưng chắc chắn họ không phải là trí thức, chắc chắn thế, để mình giải thích...

Mình xin đi vào từng trường hợp một.

Thứ nhất là trường hợp của Hồ Chí Minh: Sinh thời ông ta có phải là người trí thức không? Hôm trước mình đọc được một bài thơ khá thú vị của bác Nguyễn Đăng Thường, thế là mình nhớ đến một bài thơ khác của bác ý, bài thơ "đ. mẹ, sao mà mày bao la quá vậy...". Hihi, nhắc đến bài thơ này, chẳng qua là mình muốn nêu lên cái ý: tiềm thức chính là sự kết hợp của bộ não và trái tim, và như thế, "người trí thức, ngoài trí tuệ, cần phải có trái tim"! Haha, có nghĩa là, nếu theo như "định nghĩa" của nhiều người trong số chúng ta, một con người được coi là trí thức, khi anh ta "hữu minh" và "hữu cảm", hay nói như nhà văn Eduardo Galeano là "phải dùng óc não đồng thời với cảm xúc", thì trường hợp của Hồ Chí Minh sẽ như thế nào?

Mình phát hiện ra điều này: trên thế giới có duy nhất một người là ông Hồ Chí Minh, "tìm thấy" cái gọi là "con đường cứu nước" cho dân tộc Việt Nam ở... bên ngoài đất nước Việt Nam!? Và ngày nay chúng ta đều biết, cái "con đường cứu nước" ấy chính là Chủ nghĩa Cộng sản, cái chủ nghĩa kéo theo sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam mà ông Hồ là "cha đẻ" của nó, đã gây biết bao tang tóc và lầm than cho dân tộc Việt Nam. Ngày nay, khốn nạn thay, "di sản nặng nề" của nó vẫn còn đang tiếp tục, không biết đến bao giờ mới hết.

Con người Hồ Chí Minh đã không "thức tỉnh", không nhận ra là phải "đi vào tiềm thức". Ông ta đã mù quáng "sờ thấy" Chủ nghĩa Cộng sản, một thứ sản phẩm của người khác như là một "chân lý", một lý tưởng cho riêng mình, để rồi mang về Việt Nam làm "con đường đi lên" cho dân tộc. Theo mình nghĩ, sự không quay vào tiềm thức của chính mình, chính là điều lầm lạc lớn nhất của tay "cha già dân tộc" Hồ Chí Minh này. Và nguyên nhân lớn nhất chính là ông ta, sinh thời đã "không có" tiềm thức, hoặc nếu "có" thì cái tiềm thức ấy cũng rất "nghèo nàn"! Một bằng chứng "hùng hồn" cho cái sự "không có tiềm thức" của Hồ Chí Minh, là giờ đây, con người Hồ Chí Minh, chỉ còn lại... một nắm "tro tàn"! Tất nhiên, sẽ có bạn bảo, dốt nát thì phải học hỏi người khác chứ, ông Hồ không ra nước ngoài học hỏi thì ổng học ai trong nước lúc đó? Hehe, mình xin hỏi lại, ở các nước Phương Tây như là Anh, Pháp, Mỹ,... nền dân chủ được hình thành, không phải bằng sự là có một anh trí thức nào đó "chạy ra nước ngoài để tìm đường cứu nước", đúng không? Người trí thức thực sự không bao giờ tìm các "vấn đề" ở chỗ khác, ở người khác, bên ngoài anh ta, mà luôn luôn tư duy tìm tòi, "đi sâu vào tiềm thức"! Tiềm thức mà "có", thì anh ta sẽ "giỏi" thôi, sẽ tìm thấy giải pháp, tất cả là ở chỗ tiềm thức! Dốt nát không đem lại gì cả, như giáo sư Nguyễn Quỳnh đã có nói: "“Zốt-nát” không làm được jì cả. “Zốt-nát” ở đây là cơ-cấu chỉ đạo, chứ không fải Việtnam không có người tài. “Zốt-nát” có thể là sức-mạnh hung-zữ tàn-fá thế-jan để chống lại “hung-zữ”, nhưng khi “Zốt-nát” chống lại tiến-bộ của con người thì đó là zấu hiệu suy-tàn của một zân-tộc."

Trường hợp thứ hai: trường hợp của Ngô Bảo Châu.

Như trong bài trước mình đã nêu lên những "thuộc tính quái đản" của "đàn cừu cao cấp", thì có thể nói rằng: "đốt đuốc giữa ban ngày" cũng không thể tìm thấy cái "ý thức hướng nội", tức là "hướng về tiềm thức" ở con người Ngô Bảo Châu. Trong trường hợp này, hoặc là tiềm thức của anh ta "không có", hoặc là do "xơi nhiều mứt của chế độ" nên đã trở thành "nghèo nàn". Ở đây mình muốn nhắc lại cái sự "sờ soạng để sống", thì có thể nói rằng, những người cộng sản Việt Nam cũng biết thực hành cái triết lý sống ấy, để cứu vãn chế độ, bù lại với cái nghèo nàn của tiềm thức, họ luôn luôn "sờ soạng"! Và trớ trêu thay cho chúng ta, Ngô Bảo Châu đã gặp những người cộng sản Việt Nam đúng kiểu "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", hay nói cho có vẻ "châm ngôn" một chút, là "những tiềm thức nhỏ gặp nhau"! Họ đã gặp nhau để đưa Việt Nam "tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH"! Và chốt lại ở đây: Chẳng cần phải chờ xem Ngô Bảo Châu sau này có những hành động gì, việc bắt tay với chế độ, hay nói như bác Thường là "bưng tô xơi mứt của chế độ", của anh ta, đã tỏ rõ anh ta không có tiềm thức, không phải là trí thức!

Hóa ra cái sự "xơi mứt" của chế độ, nó tai hại nhỉ, cha nội nhỉ?

Hehe, thì thế, mình mới chọn "uống trà", bằng "tách", còn nếu thích dùng "tô", thì, nay ở trong tô không nên có "mứt"!

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Đàn cừu cao cấp

Tết năm nay, bên cạnh những bữa nhậu nhẹt linh đình, mình còn được “ăn uống thả cửa” những món tinh thần, phải nói là muốn... “tức thở”!

He, he, ý mình muốn nói là mình vừa “tức cười” vừa “than thở”!

Để mình giải thích.

Nhớ khi xưa, nhà văn “gạo cội” của Hà Nội là Nguyễn Tuân, có bài tùy bút là “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”, thì bây giờ, mình chợt nghĩ, nếu ông “nhà văn phở” này mà sống lại, chắc sẽ viết một tùy bút khác, không kém phần hay ho, là “Việt Nam ta... ăn “bánh vẽ” giỏi”!

He, he, để mình nói tiếp! Nếu nói như chị Hoài, tức là “Ông Chu Hảo là mẫu mực của một người đối lập trung thành”, thì mình có thể phát biểu rằng, ông Ngô Bảo Châu là mẫu mực của một người “ăn bánh vẽ” giỏi! (Tất nhiên, như chúng ta đều biết, khi nói đến “chiếc bánh vẽ”, phải nhắc đến “nhà thơ XHCN” Chế Lan Viên trước, nhưng, khổ quá, ông nhà thơ này đã thuộc hàng người thiên cổ, nên mình không muốn trở thành khiếm nhã, không nhắc tới họ Chế nữa mà làm gì.)

Nhưng giáo sư Châu làm về toán cơ mà, lại là “toán cao cấp”, sao cha nội lại bảo ổng ăn bánh vẽ giỏi? Lắt léo quá!

He, he, lắt léo thế mới gọi là... toán chứ! Hay mình gọi nó là... “bổ đề bánh vẽ”? Cho nó “kêu”, cho nó “sành điệu”, nhá!

Câu chuyện “bổ đề bánh vẽ” này, theo mình nghĩ, có lẽ có từ thời mấy ông triết gia người Đức là Mác, là Ăng- ghen tự dưng nghĩ ra cái Chủ nghĩa Cộng sản, để rồi gần như một nửa nhân loại phải “điêu đứng” vì nó. Nhưng, tất nhiên, bàn về cái sự điêu đứng của nhân loại do CNCS gây ra, không phải là việc chính của mình hôm nay, mà mình chỉ muốn nói lên cái sự “ăn bánh vẽ giỏi” của Việt Nam ta mà thôi! Và, chủ yếu là của cái gọi là “trí thức XHCN Việt Nam”, nhá, mình xin bắt đầu:

Trong bài đối thoại của tác giả Nguyễn Xuân Phước trên Tiền Vệ, có một nhận định làm mình suy nghĩ mãi, là “Giấc mơ giải phóng Việt Nam khỏi bàn tay của đế quốc để xây dựng chế độ “chuyên chính vô sản” tại Việt Nam của các tiền bối cách mạng cộng sản Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đã trở thành sự thật.” Đó là bởi vì, mình tự hỏi như thế này, do đâu mà giấc mơ “chuyên chính vô sản” của những người cộng sản Việt Nam lại trở thành sự thật, trong khi giấc mơ ấy của các nhà cộng sản Đông Âu cũ thì thất bại? Phải chăng những người CSVN, họ “giỏi” hơn các đồng chí ở châu Âu? Không, không thể, bởi vì những người CSVN, như chúng ta đều biết, họ tuy “nhiều bằng cấp nhưng khá dốt”, nên không thể một mình biến “giấc mơ” thành “sự thật” được. Tức là, theo mình nghĩ, đã có “một thứ gì đó”, góp một phần trọng yếu cho họ trong “công cuộc” xây dựng chế độ độc tài, hay nói như tác giả NXP là “nền chuyên chính vô sản VN”, được thành công. Vậy, “một thứ gì đó”, là cái gì ở đây?

Cũng trong bài đối thoại của tác giả Nguyễn Xuân Phước, mình rút ra được một đoạn văn rất hay như thế này: “Qua cuộc sống thực tiễn, tích lũy kinh nghiêm sống còn, nối, tiến hóa của hàng triệu năm, con người đã dần dần chuyển được tính sống còn tự nhiên của mọi loài sinh vật thành nhân tính đặc thù của loài người. Quá trình đó tạo thành đường sống đặc thù của loài người mà ngày nay chúng ta gọi là nhân đạo. Chính sự xuất hiện của nhân đạo và nhân tính mới làm cho loài người khác với loài vật. Xây dựng một xã hội văn minh là xây dựng một xã hội Người, theo nhân đạo, có nhân tính.” Tức là, “nhân tính” chính là yếu tố quyết định hoàn toàn cho sự có đi đến được văn minh hay không của xã hội loài người!

Ở Việt Nam ta, cái sự phát triển của yếu tố “nhân tính” ấy như thế nào?

Chúng ta hẳn còn nhớ câu phát biểu gây nhiều “cơn bão trong cốc thủy tinh” của giáo sư toán học họ Ngô rằng “Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do”. Ở đây có hai hiện thực: một là tồn tại cái “lề phải” là chế độ độc tài Đảng trị, hai là tồn tại những “con cừu bám theo lề phải” trong cái “animal farm” có tên mỹ miều là “Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Tức là, xét cho cùng, con người của hầu như cả xã hội Việt nam hiện giờ, đều là “con cừu” theo nghĩa “sinh vật không có nhân tính”! Và như thế, việc “giấc mơ xây dựng nền chuyên chính vô sản được trở thành sự thật” trên đất nước Việt Nam gần một thế kỷ qua, chính là do Đảng Cộng sản Việt Nam đã “nuôi nấng” thành công “một đàn cừu không có nhân tính”! Và vấn đề còn lại ở đây là chúng ta hãy đi tìm hiểu xem “quá trình Nuôi Dạy” đó xảy ra như thế nào mà thôi!

Trong một bài viết của bác Hoàng Ngọc-Tuấn, bài “Vấn đề trí thức và phản trí thức”, mình có đọc được một đoạn văn, mà theo mình, định nghĩa một cách tổng quát và đúng nhất về trí thức: “Gramsci đến với lý thuyết của Marx như đến với những ý tưởng để chiêm nghiệm và vận dụng chúng vào cuộc cải cách xã hội, chứ không phải đến với một ý thức hệ. Ông đến bằng lý trí tỉnh táo chứ không phải bằng niềm tin mù quáng. Với lý trí tỉnh táo, ông luôn luôn giữ được một khoảng cách cần thiết giữa những ý tưởng của mình và những ý tưởng của Marx, giữa bản thân và đảng Cộng Sản Ý Đại Lợi. (Trong khi đó, chua chát thay, đa số “đồng chí” quanh ông, cũng như vô số đảng viên Cộng Sản trên thế giới, chưa bao giờ đọc qua cuốn Tư Bản Luận, thậm chí Tuyên Ngôn Cộng Sản Đảng, mà lại hoàn toàn nhiệt thành tin tưởng vào “thắng lợi cuối cùng” của chủ nghĩa Cộng Sản.)

Tức là, nói gọn lại, người trí thức là một người tỉnh táo. Thật đơn giản, thế thôi, tỉnh táo trong tất cả mọi phương diện cuộc sống! Về sự tỉnh táo này, chúng ta có thể đọc được qua nhiều bài viết, nhưng bài của bác Tuấn mình thấy là tiêu biểu, nói lên hết được những vấn đề chính của người trí thức tỉnh táo.

Quay lại trường hợp của giáo sư họ Ngô. Mình thấy như thế này, bản tính của loài người là suốt từ khi chui ra khỏi bụng mẹ chào đời cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay từ giã cõi trần, luôn luôn muốn vươn tới sự hoàn thiện cái nhân tính có trong mình, tức là con người chúng ta muốn xây dựng một xã hội văn minh cho chính mình. Nhưng có sự trớ trêu là, trong quá trình sống, do không tỉnh táo nên con người dễ vấp phải những điều “khù khờ” (như “khóc ngu” chẳng hạn!) có ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của xã hội cộng đồng nói chung. Ở đây có thể nói rằng, vì không tỉnh táo nên những người của cái gọi là “giai cấp vô sản” không nhận ra chủ nghĩa cộng sản chỉ là... “cái bánh vẽ”, “khốn nạn” hơn, lại cho đấy là “thiên đàng”, và thi nhau “cắn lấy cắn để”, thậm chí, “tiêu diệt lẫn nhau” trong cái gọi là “đấu tranh giai cấp”, để “một còn” với “cái bánh vẽ”. Những trí thức tỉnh táo ở các nước XHCN Đông Âu cũ, sau một thời gian “bị ăn chán chê”, đã phát hiện ra thực trạng của “bánh vẽ”, họ lập tức “lên tiếng” và làm các cuộc “cách mạng nhung” để “vứt bỏ” nó đi, vứt bỏ cái chủ nghĩa cộng sản như chúng ta đã chứng kiến cuối thế kỷ qua. Ở Việt Nam thì không thế, “bầy cừu” cứ “gậm nhắm” tiếp tục “cái bánh vẽ” trong khi “các ông chủ lãnh đạo” ăn “bánh thật”. Nhưng nói cho công bằng, có một số trí thức, tuy thế cũng “tỉnh” ra chút đấy, tiêu biểu như Chế Lan Viên, Nguyễn Khải (lúc sinh thời) chẳng hạn, họ đã phát hiện ra cái lõi thực sự của “bánh vẽ”, nhưng vẫn phải “ăn”, vẫn phải “ngồi vào bàn nhai”. Và bên cạnh đó, những người từ chối “bánh vẽ”, những nhà văn nhà thơ trong “vụ Nhân văn Giai phẩm” chẳng hạn, đều bị Đảng “đì” cho không “ngóc đầu lên được”, cuộc đời của những trí thức tỉnh táo này, coi như “điêu tàn” từ đó...

Ngày nay, để củng cố chế độ độc tài Đảng trị, những “ông chủ” của bầy cừu, một mặt ra sức “đúc” thêm những loại “bánh vẽ” mới, như là “định hướng XHCN” chẳng hạn, hay xây dựng “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” cũng thế, mặt khác, tìm cách “cấy gien” tạo ra một “giống cừu” mới, cái “giống cừu” mới này - mà chị Hoài đã không muốn nói thẳng ra, chỉ “nói bóng (đá cao cấp) nói gió” thôi -, mình đặt tên cho là “giống cừu cao cấp”!

“Đàn cừu cao cấp” này ra đời từ tầng lớp gọi là “trí thức XHCN” (được học hành dưới “mái trường XHCN” ở trong nước hoặc ở các nước XHCN Đông Âu cũ, ngày nay có thể được đào tạo kiến thức ở các nước Phương Tây nhưng rất mực trung thành với ĐCSVN, phần lớn là con cháu của những người cộng sản “đại gia”), có rất nhiều thuộc tính “quái đản” (cho “sành điệu”, phù hợp với thời đại), mà trong số đó, mình có thể nêu ra đây một vài thuộc tính như thế này:

- Lạc quan vô tận: họ có một niềm tin tưởng sắt đá là “tất cả mọi sự tốt đẹp bao giờ cũng ở phía trước”. Tức là vẫn phải “ăn bánh vẽ” dài dài!

- Nói một đường làm một nẻo: (Ăn) bám theo lề là việc của con cừu, ta đây là “con người tự do” không “(ăn) bám”, chỉ nhận nhà chục tỉ, làm giám đốc (ăn lương) cao cấp thôi!

- Có thể biến hóa thành “đàn sói cao cấp”: sau một thời gian “xây dựng đất nước đàng hoàng hơn to đẹp hơn”, họ có thể biến thành những “ông chủ” của “bầy cừu im lặng”, kể cả “đàn cừu cao cấp”, để duy trì và củng cố chế độ độc tài toàn trị của ĐCSVN thành “muôn năm”.

- Không tỉnh táo: vì “ăn mãi ngàn năm” cái thứ “bánh vẽ” của ĐCSVN, nên đã hình thành “phản xạ vô điều kiện” trong tư duy (bằng tiếng Đảng đẻ) là “chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của Đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước”.

Nói tóm lại, ở Việt nam hiện nay, vì “bầy cừu”, mà cụ thể là “đàn cừu cao cấp”, vẫn “im lặng ngàn năm” bám theo lề phải để nhai “bánh vẽ” của Đảng, nên cái sự mong mỏi văn minh cho xã hội Việt Nam ta, dường như mãi mãi chỉ là... “mong mỏi để đấy” mà thôi!

Bởi vì, muốn thay đổi, rất cần sự tỉnh táo, cho “bầy cừu bám lề”, và nhất là, cho “đàn cừu cao cấp”...

Nhưng, cha nội này, ngay từ thời “bùng nổ” của internet, đã có biết bao những sự đánh thức khỏi cái sự “ăn mãi bánh vẽ ngàn năm”cơ mà, như “những đánh thức” của các trang mạng talawas, tienve.org, ... chẳng hạn, “bầy cừu” vẫn không “thức tỉnh” à?

Thì thế, “bầy cừu Việt Nam” mà “thức tỉnh”, đã không nên chuyện! Phải không?! Mình đã chẳng phải viết... mỏi cả tay cái bài này! Khổ lắm, cái nước (bọt) mình nó thế! Chuyện Việt Nam... nghĩ còn nhiều việc, nói mãi không hết đâu!

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

"Tiếng Đảng đẻ", hay nhân trường hợp của anh Chu Hảo

Cũng sắp tết, mình định "ra Giêng" mới viết lách tí gì đó, gọi là... "khai phím đầu xuân", nhưng nhân đọc được bài "Khóc ngu" của bác Nguyễn Hưng Quốc tren VOA, mình không thể... "cưỡng chế" lại cái sự "gõ phím", nó cứ "sôi sùng sục lên" bắt mình phải viết, hehe...

Như bài trước mình có nói, trong khi Thượng Đế cười (khẩy) thì con người chúng ta đa số là "khù khờ", hihi, và, khi đọc xong bài viết của bác Quốc, mình rút ra được một kết luận là: một trong những "động tác" thể hiện cái sự khù khờ ấy của con người chúng ta, chính là... "khóc ngu", huhuhu!

Mà như thế, nếu chúng ta nhìn hiện tượng theo cái "diễn biến hòa bình" của nó, hay nói theo cách của các nhà triết học là "biện chứng luận", thì có thể hiểu hành động "khóc ngu" (của nhân dân Bắc Triều Tiên) là kết quả của một quá trình tư duy đi từ lý thuyết (chất) "khù khờ" đến thực hành (lượng) khóc ngu! Mình mới nghĩ, như vậy cái gì đã làm cho con người chúng ta, cụ thể là người dân Bắc Hàn, được/bị "tư duy khù khờ" như thế?

Để tìm được câu trả lời, chúng ta có thể đi lui về quá khứ, tít tít tận... thời "hoang sơ" của loài người...

Hê, thời hoang sơ của loài người xa lắc xa lơ, làm sao mà đi lui tới được hè cha nội?

Hihi, được chớ! Đây này, Eduardo Galeano đã nói rồi này, trong bài "Nhân loại" ấy, nhà văn nói loài người chúng ta là "kẻ sáng tạo ra ngôn từ để thực tại và ký ức không câm lặng", có nghĩa là chúng ta có "ngôn từ" để tư duy "đánh động" thực tại và ký ức, mà ký ức ở đây, chính là quá khứ đấy, đúng không các bạn?!

Ừ, nghe cũng có lý!

Có lý quá đi chứ! Nghĩa là chúng ta có thể "trở về" tất cả mọi thời kỳ của quá khứ loài người, kể cả thời kỳ Nguyên thủy! Nào, chúng ta hãy "đánh động" quá khứ nhé!

Có một quá khứ như thế này, mình muốn nhắc đến Cuộc cách mạng Pháp vào năm 1789, chính xác ra là câu nói nổi tiếng của Marat: "On est grand, parce - que vous vous mettez à genoux - Người ta lớn bởi vì ngươi quỳ xuống". Tức là, bình thường ra ai cũng biết như vậy, đúng không, nhưng mình xin hỏi, tại sao ở cái kỷ nguyên thứ 21 của văn minh loài người này, còn rất rất nhiều cái gọi là "ngươi", vẫn luôn hàng ngày "cúi xuống"? Cái sự như là "đỉnh cao chói lọi", hay là "lãnh tụ vĩ đại", cuối cùng cũng là do "các ngươi" cúi xuống cơ mà?!

Mình mới nghĩ tiếp, chắc chắn có một cái gì đó đã "thay đổi" tư duy vốn rất "thánh thiện và văn minh" của loài người chúng ta, ít ra là ở các nước theo đuổi chủ nghĩa cộng sản như là Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn, Cu Ba.

Vậy cái đấy là cái gì?

Mình nghiệm ra điều này, trong thế giới của chúng ta, chỉ có tinh thần (tư duy) là vận động, còn vật chất thì... "đứng yên"! Mà đúng thế đấy, như các bạn cũng biết, đã bao đời nay, quanh đi quẩn lại cũng vẫn chỉ khoảng 120 nguyên tố là "tồn tại" trong thế gian nhỏ bé là Trái đất này của chúng ta. Tức là, vật chất không "thêm" ra được tí gì, hay nói cho có vẻ "biện chứng" là: vật chất không vận động, chỉ tinh thần thôi! Đây nhá, mình xin giải thích, đã có một lần mình nghĩ như thế này, nếu giả sử tất cả 7 tỉ nhân mạng trên toàn cầu trong cùng một lúc "nhắm mắt lại", ngừng tư duy, thì cái thực tại này: cuộc sống, trái đất, mặt trời, dải ngân hà, toàn thể vũ trụ, đều sẽ... biến mất ngay lập tức! Chắc chắn thế, đó là bởi vì, khi loài người ngừng tư duy, không "thấy" gì nữa, sẽ không còn một "mống tinh thần" nào để "chứng thực" cái "sự tồn tại" của vật chất!

Mình nêu những điều trên ra như thế, là để muốn nói lên cái ý: tư duy quyết định vật chất! Chắc chắn sẽ có bạn "giãy nảy" lên là, nhưng vật chất vẫn tồn tại độc lập cơ mà!? Hehe, không, đấy là do bạn "nghĩ" thế đấy chứ, tức là tư duy của bạn "bảo (quyết định)" bạn như thế đấy chứ...

Hê, cha nội, nói chuyện triết huyên thuyên rồi, quay lại chuyện khóc ngu của nhân dân Bắc Triều Tiên đê!

Hehe, ừ thì quay lại.

Mình nghĩ như thế này, con người chúng ta sinh ra có được một "phương tiện" để tư duy sáng tạo ra cuộc sống và văn minh cho chính mình, đó chính là ngôn ngữ, hay nói cho có vẻ "dân dã" một chút là "tiếng mẹ đẻ". Về điều này thì đã có rất nhiều nhà văn nhà thơ nói lên rồi trong các tác phẩm của họ, mình chỉ xin nêu ra đây bài văn mới nhất của giáo sư Nguyễn Quỳnh, bài "Những mảnh gương soi", chính xác ra, đoạn này:

"Vậy thì cảm-tính của tôi tống cổ í-thức của tôi ra ngoài, khi tôi thấy những cột mầu trong tranh của Hoàng Ngọc Biên, zựng lên như fướn lụa. Tôi cũng thấy những jòng bồng bềnh trong không-jan và thời-jan. Một cái gương không fản chiếu nhiều đời-sống chỉ là một mảnh vô-hồn. Tuy nhiên, khi gương-soi chiếu rọi nhiều đời-sống thì gương-soi đó trở thành biểu-tượng đưa chúng ta trở về cỗi uyên-nguyên vô thủy vô chung. Và lạ thay, khi chợt nhận ra điều đó, nó júp tôi nhớ đến bài hát cho tam-ca không cùng jai-điệu của Zarathustra, một tác-fẩm lạ-lùng của Nietzsche trong đó đã một lần Nietzsche thấy thú “đau-thương” – quặn người lên đau vì sướng đến ngất-ngây!"

Tức là, ngôn ngữ của nghệ sĩ, chính là tấm gương soi (nhìn vào đó ta thấy "thực tại và ký ức không im lặng") cho chính nghệ sĩ, và nói rộng ra, với con người chúng ta cũng vậy, cuộc sống của chúng ta chính là hình ảnh chiếu rọi của tư duy qua tấm gương ngôn ngữ là "tiếng mẹ đẻ" của chúng ta...

Lại chì lại chiết rồi, đang nói chuyện "khóc ngu" cơ mà?

Đây, đây, mình nói ngay đây! Cũng như thế, có thể nhận định như vầy: từ khi cái Đảng Cộng sản ra đời, cụ thể là Đảng Cộng sản Việt Nam, thì cùng lúc cũng có một thứ ngôn ngữ mới ra đời, mà mình đặt tên cho nó là "tiếng Đảng đẻ". Không như "tiếng mẹ đẻ" là thứ tiếng yêu thương mà người mẹ truyền cho người con một cách tự nhiên, ấm áp ngọt ngào như dòng sữa mẹ, thứ "tiếng Đảng đẻ" này mang đầy sự "cứng lạnh" và độc ác, (kiểu như "Nay ở trong thơ nên có thép"!) được Đảng độc tài "tống vào họng" nhân dân bắt "thấm nhuần" cho bằng được (chúng ta cứ xem cái sự "cách mạng văn hóa" là đốt sạch "tiếng mẹ đẻ" và đọc "sách đỏ Mao tuyển" của Trung Quốc, hay cái sự "lãnh tụ đời đời" Kim Nhật Thành bắt người dân Bắc Triều tiên hàng ngày phải học "trước tác" của mình, v.v...). Trong suốt quãng thời gian của những cái gọi là "giải phóng dân tộc", hay "xây dựng XHCN", thực ra chỉ là quá trình nhồi nhét "tiếng Đảng đẻ" vào đầu óc của người dân. Sự tình thật là "khốn nạn" cho người dân ở các nước bị Đảng độc tài "lãnh đạo", bởi vì, do chỉ được nói thứ "tiếng Đảng đẻ", nên suốt ngày họ chỉ có thể "tư duy" bằng "tiếng Đảng đẻ" mà thôi! Và như thế, là điều dễ hiểu khi cuộc sống của họ đầy những sự lầm than và uất ức, luôn bị đau thương và mất mát bao phủ, bởi vì, như mình đã có nói rồi đấy, bản chất của hệ thống độc tài là... "bầy hầy"! Và, đến đây, cái "sự khóc ngu" của nhân dân Bắc Hàn, chắc các bạn đã suy luận ra được rồi, chính là kết quả của bao năm tháng "học và nói" "tiếng Đảng đẻ", Đảng (cha con nhà Kim Nhật Thành) "Bắt phong trần phải phong trần, Cho thanh cao mới được phần thanh cao"!

Cũng như thế, tình hình ở Việt Nam ta không có gì gọi là "khả quan" hơn cả! Đều "quả dứa"! "Tiếng Đảng đẻ" dường như đã chiếm thế thượng phong trong cuộc sống của từng cá nhân con người. Chúng ta có thể lấy ví dụ cho cái sự "thấm nhuần tiếng Đảng đẻ" là câu thơ "thô lậu nhất" trong "văn chương xã hội chủ nghĩa" của Tố Hữu: "Tiếng đầu lòng con gọi Stalin", chỉ những kẻ thấm nhuần "tiếng Đảng đẻ" mới "xuất thần" một câu thơ "để đời" như vậy được, một người nói "tiếng mẹ đẻ" bình thường không bao giờ có thể "tư duy khù khờ" như thế!

Bây giờ, mình xin nói tiếp về chuyện thời sự Việt Nam ta. Mới đây, chị Hoài đã "tái xuất giang hồ" bằng một loạt bài viết khá sâu sắc. Trong số những bài viết đó, mình có tìm thấy cái ý "thấm nhuần tiếng Đảng đẻ" trong bài viết mới nhất của chị ấy, bài "Sự lạc quan vô tận", ở đoạn văn này:

"Tôi xin thử một câu trả lời: nửa thế kỉ qua, hệ thống toàn trị của Đảng đã biến đổi thành công bộ nhiễm sắc thể của các đảng viên, “sự lãnh đạo của Đảng” đã ăn vào gen trong cơ thể họ và tự động phát tiết, trong cả những tình huống không phù hợp nhất. Năm 2012 mở đầu với nhiều tin xấu: vụ bắt giữ nhà báo Hoàng Khương, vụ xung đột ở Tiên Lãng, vụ xét xử Lê Văn Luyện, những vụ xe cứ cháy người cứ chết từ cuối năm ngoái chưa dứt… Với tôi, phát ngôn của ông Chu Hảo, rằng “chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của Đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước”, là thông điệp tệ nhất.

...Nếu cách tư duy, cách diễn đạt, nếu ngôn ngữ chính thống này hoàn toàn thắng thế thì trong vòng ba thế hệ tới, sẽ không còn ai đọc và hiểu những cuốn sách do Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành."

Tức là, bởi vì đã lâu tư duy chỉ bằng một thứ ngôn ngữ độc nhất là "tiếng Đảng đẻ", nên "thấy" cũng chỉ độc nhất rằng "chưa nhất thiết giải thể sự lãnh đạo của Đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước", bởi vì nếu "giải thể sự lãnh đạo của Đảng với tầng lớp trí thức ở trong nước", tức là không nói "tiếng Đảng đẻ" nữa, thì nói tiếng gì đây? Và cũng bởi vì, "tiếng mẹ đẻ" của chúng ta đã bị, một cách chua xót, "bay đi (ít) nhiều" lắm rồi, còn rất ít người "chăm sóc nâng niu giữ gìn" nó, mà giờ đây, con người ở xã hội Việt Nam, có thể nói, bắt đầu ngay từ khi chào đời, đều bị Đảng CSVN "bắt ép" học "tiếng Đảng đẻ", để "nói", để "nghĩ", để "khom lưng", để "cúi đầu", và, thật nực cười, để "xây dựng đất nước hơn mười ngày nay" theo "định hướng XHCN" trong cái vòng - nói như chị Hoài là "lạc quan vô tận" - u mê dường như bất tận là cái Chủ nghĩa Cộng sản!

À, ra thế! Vấn đề là ở đây đây! Vậy giải quyết vấn đề đi cha nội!

Hehe, cực dễ! Chúng ta có thể nói "một tiếng nói khác" như anh Viện, hoặc... tất cả chúng ta hãy đồng loạt "nhắm mắt lại" và không nói "tiếng Đảng đẻ" nữa, thế thôi, tức khắc ĐCSVN sẽ "biến mất", mọi sự "người ta lớn (Đảng CSVN quang vinh muôn năm) bởi vì ngươi quì xuống (khóc ngu)" sẽ "không còn", bầu trời văn minh sẽ bừng sáng, tiếng cười tự do sẽ ngân vang! Ha, ha, ha...

Thế nhá!


Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Còn con người thì... "khù khờ"?

Hôm rầy có một thằng bạn mới hỏi mình một câu như thế này: Ờ, cũng có thể cha nội nói đúng là nhân loại đã đánh mất tình thương, nhưng như thế giờ đây nhân loại trở thành là gì? Mình mới nhẹ nhàng mỉm cười bảo nó, khù khờ, đánh mất tình thương, không trở thành "khù khờ", thì trở thành gì vào đây nữa hả trời!

Mình nghiệm ra một điều: ở trên đời này, có những thứ mà con người ta phải nhắm mắt lại mới "thấy" được! Ví dụ như là giấc mơ (trong khi ngủ), hay là cơn sướng tâm lý (khi hôn nhau, lúc làm tình), hoặc "cõi hư vô" của các nhà tu khi ngồi thiền...

Tức là con người ta có mắt cũng như không, nhiều khi không cần sử dụng đôi mắt nhưng vẫn "thấy"! Có thể đi sâu vào đề tài này, nhưng ở đây không phải là mục đích chính của mình hôm nay, mà mình muốn "đi sâu" vào cái sự... khù khờ của nhân loại chúng ta cơ!

Có một câu văn rất hay nói lên tất cả cái sự khù khờ của nhân loại chúng ta, đó là câu văn này:

"Và trên những cánh đồng canh tác, chúng ta đã thờ phượng các nữ thần phồn thực, những người đàn bà có hông nở nang và đôi vú phong nhiêu. Nhưng qua thời gian, họ đã bị thay thế bằng những nam thần dữ dằn của chiến tranh. Và chúng ta đã hát những bài tụng ca để vinh danh các hoàng đế, các thủ lĩnh chiến binh, và các giáo sĩ thượng phẩm."

Mình trích trong "Sử yếu của văn minh" của Eduardo Galeano (Hoàng Ngọc-Tuấn dịch). Đấy, các bạn cũng thấy đấy, qua thời gian, loài người chúng ta đã trở thành quá "khù khờ" khi mà chúng ta bỏ "các nữ thần phồn thực, những người đàn bà có hông nở nang và đôi vú phong nhiêu" để đi thờ phụng "những nam thần dữ dằn của chiến tranh" và "hát những bài tụng ca để vinh danh các hoàng đế, các thủ lĩnh chiến binh, và các giáo sĩ thượng phẩm."!

Quay lại "sự nhắm mắt". Ý mình muốn nói, loài người chúng ta, bên cạnh đôi mắt, còn có cái đầu, chính xác ra, trí óc, để "thấy" mọi sự ở trên đời. Ở đây, mình liên tưởng đến câu nói nổi tiếng của René Descartes: "Cogito, ergo sum"("Tôi tư duy, tôi tồn tại"). Nghĩa là, nếu chúng ta "mất đầu"(không còn mắt và bộ não), thì sự việc sẽ xảy ra sao đây?

Hì, mình xin nói một cách "văn vẻ" rằng, khi chúng ta "mất đầu", tức là "không tư duy", chúng ta vẫn tồn tại, nhưng không còn thông minh như... Descartes nữa, hehe, mà rất... "khù khờ", hahaha!

Mà đúng như thế đấy! Đây nhá, mình có thể dẫn chứng ra đây vài "sự kiện lịch sử" biểu hiện cái khù khờ của nhân loại chúng ta như thế này:

Chúng ta đã "đem Chúa đi đóng đinh trên cây thập tự", đánh mất tình thương mà Thượng Đế qua Chúa gửi đến chúng ta.

Chúng ta đã "đẻ ra" một "bóng ma" là Chủ nghĩa cộng sản để tự tàn phá văn minh mình.

Chúng ta đã sáng chế ra một cái "bẫy người" là bom nguyên tử để tự hủy diệt mình.

Chúng ta, nói như Galeano, "thờ phụng những nam thần dữ dằn của chiến tranh" là những con Quỷ Sứ của thời đại, để đến tận bây giờ, ở cái thế kỷ thứ 21 của nền văn minh loài người, chúng vẫn còn "hoành hành" reo rắc đau thương, như ở vài nước "định hướng XHCN": Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba, Trung Quốc chẳng hạn.

V.v... và v.v...

Nhưng biết rồi, khổ lắm, nói mãi, cha nội ơi! Ai chả biết thế, nhưng vấn đề ở đây là làm sao... "giải quyết vấn đề" đây?

Hehe, "giải quyết vấn đề"? Hehe, hơi khó, hơi khó đấy! Nhất là khi chúng ta đã quá "khù khờ"! Tất nhiên, có thể "lạc quan" như bác Khuất Đẩu, tức là "Biết đâu đó, thánh nhân nhiều khi đãi kẻ khù khờ!", nhưng, chúng ta đã "chờ" thánh nhân trong suốt hơn "80 năm" qua từ khi Đảng CSVN ra đời rồi, "thánh nhân đãi kẻ khù khờ" đâu chẳng thấy, chỉ toàn... đau thương và mất mát, hoặc nếu chỉ nói về nhân dân Bắc Triều Tiên, từ năm 1948 cho đến bây giờ, họ đã "khù khờ" như thế là được hơn 60 năm rồi đấy chứ, đúng không, sao "thánh nhân" không "đãi" đi cho nhân dân Bắc Triều Tiên... "dễ thở" hơn đi?

Nói tóm lại, cái "sự mất đầu" để trở nên "khù khờ" của "nhân dân", rất chi là... nan giải. Mình cũng chưa nghĩ ra được cách "giải quyết" như thế nào cả! Chắc cứ phải mong chờ vào các nhà văn nhà thơ thôi, chắc thế! Bởi vì, "sự mất đầu" của loài người chúng ta, một phần do chúng ta "nhắm mắt làm ngơ", phần nữa do chúng ta cứ "để mặc" "những con dao" trong tay lũ độc tài vung xuống "chặt đầu" chúng ta, và, nói theo cách của nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh, là:

"Tao là cái thoi thóp chình ình trên thớt-
đụ má tụi mày cứ không ngớt mài dao!"

Mình chợt nhớ đến một câu ngạn ngữ cổ xưa của người Do-thái, câu "Con người suy nghĩ, còn Thượng Đế thì cười", và, liên hệ với cái sự "hỗn loạn" của thời đại chúng ta, có thể nói tiếp như thế này chăng:

Thượng Đế cười, còn con người thì... "khù khờ"?