Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Tự do trong bể... dâu!

Thưa bác Đào Hiếu và bác Trần Ngọc Bảo,

Dẫn chuyện cá trong bể và cá ngoài sông ngòi để định nghĩa thế nào là tự do, theo thiển ý của tôi, là hai bác hơi bị… hời hợt trong lý luận!

Tự do không thể là sự “an thân”, hay nói như bác TNB là sự bằng lòng. Mà ngược lại, tự do, trên phương diện tâm lý, chính là sự luôn luôn cảm thấy không bằng lòng. Bởi vì, khi chúng ta bằng lòng, chứng tỏ chúng ta khuất phục một cái gì đấy đang thống trị chúng ta, mà khuất phục sự thống trị, có nghĩa là chịu sự nô lệ. Tôi lấy ví dụ: chúng ta bằng lòng với sự khắc khổ của nhà tu, tức là chịu làm nô lệ cho cái Đạo (ở đây là đạo Phật) và không cần những thứ khác. Hoặc tôi có thể nói ngay đến tình hình của người dân Việt Nam ta: có rất nhiều người “bằng lòng” với chế độ độc tài hiện giờ, sống ung dung với những gì mình có, nhà lầu, xe hơi, ăn chơi nhảy múa, v.v…, nhưng họ có tự do không? Không! Họ không có, bởi vì họ đã “quen” sống trong “bể” như con cá cảnh rồi! Tôi xin hỏi hai bác: Nếu một ngày đẹp trời, chủ nhân của con cá tự dưng không thích nuôi cá cảnh nữa, muốn nuôi mèo chẳng hạn, đem hết cá đi cho mèo ăn, thì cái “sự bằng lòng” (tự do) của cá có còn nữa hay không?

Chúng ta – con người -, nếu sống trên đời này, hãy đừng ví kiếp người như “sự tồn sinh vật vờ bằng lòng” của loài cá! Chúng ta phải có sự “tự do sống” của chúng ta. Thượng đế sinh ra chúng ta cũng là cho chúng ta một sự tự do. Đừng thấy cái vỏ “an bài” do Đảng CSVN ban cho mà quên đi cái sự mất tự do! Đừng bằng lòng với cái “ban phát” đểu cáng của nhà cầm quyền độc tài, họ rất sợ nếu người dân được tự do!

Và điều quan trọng: Đừng tự ru ngủ bản thân, hãy cảnh giác: sự bằng lòng không bao giờ là sự tự do cả!

Trân trọng.
Trương Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét