Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2009

Cuộc phỏng vấn không bao giờ xảy ra

Phần tôi, làm xong, tôi không đạp, mà „ẵm” nó ra giường khác để nó „ngủ” tiếp tục (nếu được, để nó „ngủ yên ngàn năm”, tôi cũng không tiếc!), còn tôi thì „thức dậy” đi làm một „phát” phỏng vấn như vầy:(Sở dĩ tôi viết phản hồi dưới dạng „phỏng vấn”, cũng bởi vì cái „Thân phận Xã hội” của tôi nó „vùng lên”, đòi những ý kiến của mình phải được xuất bản, tôi biết mình không phải là nhà văn, nhà thơ gì, chỉ là một độc giả „ăn tục nói phét” như một ai đó đã „phong” cho, nhưng tôi vẫn „tràn trề” hy vọng là talawas „chiếu cố” đăng „cuộc phỏng vấn” của mình lên!)

Phóng viên: Chào anh Trương Đức, chúng ta lại tiếp tục cuộc phỏng vấn nhá! Hôm trước, có một độc giả talawas muốn được biết rõ hơn về „triết gia hú vía” mà anh nêu ra. Anh có thể giải thích đôi điều về „triết gia hú vía” được không ạ?

Trương Đức: Ha, ha! Tôi rất thích danh hiệu này. „Triết gia hú vía” là người nói những điều „kinh dị”, nhưng bản thân vẫn cảm thấy „bình an”. Tức là khiến người khác „hú vía”, chỉ một thoáng thôi, sau đó người khác đó, có thể „tức giận”, có thể „hài lòng”, có thể „khinh bỉ”, có thể „mến phục”, v.v…, bởi vì có đến tỉ „kiểu” người khác nhau mà lị!

Pv: Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam với „Thơ đến từ đâu?” thì có liên quan gì với nhau cơ chứ?

TĐ: Ấy, vậy mà có đấy, chị ạ! Có nhiều cái liên quan với nhau giữa hai „cái” ấy! Tôi đơn cử ra đây: „sự thức tỉnh”. ĐCSVN đến từ „sự thức tỉnh”, theo sử sách thì ông Hồ Chí Minh cùng các đồng chí của ổng đã „thức tỉnh” là phải „cứu nước”, phải „giải phóng dân tộc”, phải „cải cách ruộng đất”, phải „đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, phải „tiến lên CNXH”, phải này phải nọ… „phải” nhiều lắm, không kể xiết, và muốn thực hiện những cái „phải” đó, họ cùng nhau „đẻ” ra cái ĐCSVN! Dĩ nhiên, những điều „phải” đó, là „phải” hay „quấy”, thì lại là chuyện khác, chúng ta sẽ nói chuyện đó vào một dịp khác, chị há! Còn „Thơ đến từ đâu?” thì sao? Thì cũng thế, cũng đến từ „sự thức tỉnh” của các nhà thơ. Điều này, tôi nghĩ, các nhà thơ „đàng hoàng” (tôi xin mạn phép dùng chữ của nhà thơ Nam Dao) đều nhất trí với tôi như thế! Và hy vọng, cả những ai đã đọc „Cổng Tỉnh” của Trần Dần, chắc cũng hiểu điều này! Cái điều liên quan thứ hai là: có chung một chữ „độc”. Ơ, sao chị lại trố mắt ra như thế! Có gì mà đáng ngạc nhiên! Ý tôi muốn nói là, cái nước Việt Nam mình hiện nay có thể „miêu tả” gỏn gọn như thế này: gồm hai phe: „độc tài” và „độc giả”. Đảng Cộng sản Việt Nam, đương nhiên là „độc tài” rồi, và những người còn lại, thì thuộc phe „độc giả”. Những nhà thơ cũng thuộc phe „độc giả”, bởi vì, tôi nghĩ, xét cho cùng, họ là những độc giả của chính họ. À, chị lại cười tôi rồi! Chứng tỏ chị đã hiểu tôi. Nhưng mà chưa hết đâu nhá! Với tư cách „triết gia hú vía”, tôi xin phát biểu như thế này: „Không có gì quí hơn sự thức tỉnh”. Ít ra, sự thức tỉnh, nó quí hơn gấp vạn gấp trăm lần cái „độc lập tự do” mà độc tài „bố thí” cho „độc giả” Việt Nam hiện nay.

Pv: Anh nói chuyện tiếp về „độc tài” và „Thơ đến từ đâu?” đi!

: Vâng, „độc tài” với những nhà thơ, nói rộng ra, những nhà trí thức „đàng hoàng”, như là „trời đất sinh ra”. Một anh cầm quyền, còn một anh cầm tri thức. Hai anh thay nhau „canh thức” cho văn hóa nhân loại. Độc tài „thức” (để kiểm duyệt) thì „độc giả đàng hoàng” „ngủ” kiểu „Cũng trong một người cầm bút, cái phần bất tài nhảy lên bục tao đàn để múa may, còn cái phần tài năng thì trùm chăn chờ ngày xuống mồ!”(Nguyễn Minh Châu). Còn khi độc tài „ngủ”, thì „độc giả đàng hoàng” „thức tỉnh” theo nhiều kiểu, nhưng có lẽ, tôi không cần phải nêu ra đây, bởi vì có nhiều độc giả biết rõ điều này hơn tôi. Tôi chỉ muốn nêu ra đây trường hợp „thức tỉnh” đến „Tao còn sống, còn cầm bút được đến bây giờ là nhờ biết sợ’,”của cụ Nguyễn Tuân để chúng ta „chiêm nghiệm” mà thôi. À, trường hợp „thức tỉnh” của nhà thơ Nguyễn Viện cũng rất thú vị: đó là hành động „fuck… với độc tài”.

Pv: Ối, khoan, khoan hãy nói chuyện „fuck”, anh Trương Đức ơi! Anh cứ nói chuyện „thức tỉnh” đi!

: Vâng, sự thức tỉnh… Như tôi đã nói, „Không có gì quí hơn sự thức tỉnh”. Có nó là có tất cả. ĐCSVN, hay độc tài, đã ý thức được điều này. Độc tài „thức tỉnh” được rằng: có quyền lực trong tay là có tất cả. Thực tế ở Việt Nam cho thấy: thông qua sự đàn áp „độc giả”, tham nhũng, tham ô, ăn cắp, cá cược, cướp bóc tinh vi, v.v…, cộng với sự „ngủ miên man” (một hình thức „tiếp tay”, hay „đồng lõa”) của số rất đông „độc giả”, mà độc tài trở thành những „đại gia” theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ này, trong cái gọi là „công cuộc xây dựng đất nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Và như vậy, đến đây, chúng ta bắt gặp cái liên quan thứ ba giữa độc tài và „độc giả”. Đó là chữ „đại”. ĐCSVN, không chỉ là độc tài, mà còn là „đại gia”, và „độc giả” là…

Pv: là khối „đại đoàn kết dân tộc”?

: Không, cái đấy xưa rồi, xưa như „trái đất” ý, chị ơi! Mặc dù nó vẫn được „hú” ra rả suốt ngày đấy, nhất là khi có những „vụ” như ĐHVK vừa rồi. Nhưng chúng ta đang nói chuyện „thức ngủ” cơ mà”! „Độc giả” là thuộc phe „đại ngủ” chứ lị! Ơ, sao chị lại cười ngặt nghẽo thế kia! Cẩn thận, không đổ mất ly nước kìa!

Pv: Vâng, tại cái từ „đại ngủ” đấy ạ! Nó „lạ” và „ngộ nghĩnh” quá!

: Đúng thế. Chị nhận xét rất chính xác! „Lạ” và „ngộ nghĩnh”. Các nhà văn, nhà thơ, họ sáng tác ra nhiều từ còn „lạ” và „ngộ nghĩnh” hơn tôi nhiều. Chẳng hạn như cụ Trần Dần của chúng ta, cụ viết thơ như thế này trong „Thơ Lảy”: „sáng bảnh-bành-banh, mày vẫn ngủ-ngù-ngu”. Chị thấy nó có bóng bẩy làm sao không? À, quay lại chuyện của chúng ta, chị phải nói anh đánh máy đánh đúng vào đấy nhá: „đại ngu hỏi ngủ”. Đánh máy mà sai sót, dù một dấu hỏi, là nó „rầy rà” lắm đấy! Dĩ nhiên là mình sẽ đổ hết tội cho anh đánh máy, nhưng như thế thì nó sẽ chẳng „hay ho” gì!

Pv: Vâng. Xin mời anh nói tiếp câu chuyện ạ!

: Sở dĩ tôi dài dòng về „sự thức tỉnh” như thế này, không đi thẳng vào „vụ việc” „Thơ đến từ đâu?”, là bởi vì cái „vụ việc” này nó cũng „dài dòng” lắm cơ! Có thể nói, nó bắt đầu từ 2001, khi talawas ra đời. Tôi đã "vào" talawas đọc say sưa. Và khi đọc bài „Gõ vào ngôn ngữ” (Đông Phương, Phạm Thị Hoài dịch), đến đoạn: „Một số nhà phê bình gọi bà (nữ nhà văn Elfriede Jelinek) là một Cassandra, là tiếng kêu cảnh tỉnh mà thiên hạ bất đắc dĩ lắm mới chịu nghe”, tôi chợt liên tưởng đến trường hợp nước Việt Nam mình, tôi đã nghĩ: „nữ nhà văn Phạm Thị Hoài cũng là một Cassandra Việt Nam, là tiếng kêu cảnh tỉnh mà thiên hạ bất đắc dĩ lắm mới chịu nghe, Phạm Thị Hoài cũng „gõ” cộc cộc vào „giấc ngủ” miên man của „độc giả” Việt Nam, với mục đích „đánh thức” họ dậy. Và talawas như một „cõi thức” vậy.” Vâng, tôi đã nghĩ như thế. Nhân vừa rồi, kỷ niệm 20 năm „Bức tường Berlin” sụp đổ, tôi cũng muốn nói luôn ra đây cái ý như thế này: Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, nhưng nó lại được độc tài „khuân” về Việt Nam để làm „bức tường lửa” chặn đứng những „cõi thức” như talawas. Thế rồi, từ 2006, loạt bài “Thơ đến từ đâu?”, có thể nói, được ra đời trong “cõi thức” talawas. Bằng chứng là sau mỗi bài phỏng vấn đều có dấu “bản quyền”: “© 2006 talawas” hoặc “© 2007 talawas”. Và bây giờ, khi “Thơ đến từ đâu?” rời khỏi “cõi thức talawas” để đi về “cõi ngủ CHXHCN Việt Nam”, “sống chung với lũ”, thì tất nhiên là nó xảy ra cái “vụ việc” “Thơ đến từ đâu?” như hiện nay.

Pv: Và như vậy, ngoài Lý Đợi, các nhà thơ Nguyễn Viện, Thận Nhiên, Nam Dao ra, cả chị Phạm Thị Hoài cũng không được tôn trọng trong “cuộc chơi”.

: Đúng vậy. Mà tôi cũng không hiểu là tại sao chị Phạm Thị Hoài không cầm ba-toong rượt đánh các cha nội biên tập viên của cuốn “Thơ đến từ đâu”. Hay là, tôi đoán, có thể tấm lòng bao dung của bả lớn quá…

Pv: Tôi thì đoán rằng, chắc chị ấy còn bận phỏng vấn “triết gia hú còi”, anh ạ!

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét