Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Bụng bảo Dạ, hay Ngô bảo... Nghê?

Thú thực với các bạn là mình vừa mới bụng bảo dạ như thế này, nếu có "cho vàng", mình cũng không nên làm "người nổi tiếng", bởi vì nếu mình làm người nổi tiếng , thì thật... "khổ", "khổ" trăm đường, "nhất cử nhất động" của mình đều bị thiên hạ... "chiếu tướng" hết! Kiểu như, nói khôn thì thiên hạ cũng bảo "ngô", nói dại thì thiên hạ cũng bảo "nghê", đằng nào cũng... chết! Hehe...

Số là trên Tiền Vệ, mình vừa đọc được một bài viết về nhà toán học nổi tiếng Ngô Bảo Châu, không, chính xác ra, về một phát biểu của ông giáo sư toán này nhân "vụ án Cù Huy Hà Vũ"...

Ngô Bảo Châu nói gì đấy? có "hay ho" không? lại nói về "những con cừu" chứ gì?

Ấy, hượm đã, để mình nói tiếp, hỏi dồn dập thế làm sao mình trả lời kịp được, từ từ nào!

Đầu tiên, mình xin kể chuyện "học toán" của mình trước đã, nhá!

Mình nhớ hồi đi học phổ thông, ông thầy dạy mình mới ra một bổ đề "ní nuận toán học" như thế này: Có một ông thợ cắt tóc, ông ấy đề một cái biển trước cửa hiệu cắt tóc của mình như thế này: Tôi chỉ cắt tóc cho những người không tự cắt tóc cho mình được. Và thầy nêu câu hỏi: Vậy thì ông thợ cắt tóc có cắt tóc cho mình không?

Cả lớp mình hồi ấy, không ai trả lời được câu hỏi "hóc búa" ấy. Bởi vì nếu lời giải là ông thợ cắt tóc có cắt tóc cho mình, thì tức là ông ấy tự cắt tóc cho mình được, mà như thế ông sẽ không cắt tóc cho mình, bởi vì ông chỉ cắt tóc cho những người không tự cắt tóc cho mình thôi, hehe! Còn nếu đáp án là ông thợ cắt tóc không cắt tóc cho mình, thì tức là ông không tự cắt tóc được, mà như thế ông sẽ cắt tóc cho ông, bởi vì biển đề là ông chỉ cắt tóc cho những người không tự cắt tóc cho mình được cơ mà! "Cắt hay không cắt", that is the question! hehe...

Đến đây chắc chắn có bạn sẽ "giãy nảy" lên là, "cắt hay không cắt" thì có liên quan gì đến Ngô Bảo Châu cơ chứ? Vâng, bạn ấy "thắc mắc" như thế là có lý, mình xin trình bày ngay đây thôi:

Mình kể chuyện "ní luận toán học" "cắt hay không cắt" ra đây cũng là có cái dụng ý của mình: Nhớ hồi mới nhận được giải Fields toán học, giáo sư họ Ngô đã phát biểu rằng: "Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do."... Và từ đó, theo mình biết, là tuy giáo sư Ngô có "ní nuận" rất "toán học" như thế, nhưng người ta vẫn chưa tìm ra "lời giải" cho "bổ đề": "Vậy thì giáo sư Ngô Bảo Châu là con người tự do hay là "con cừu"?", bởi vì, trong câu phát biểu của mình, có thấy giáo sư nói là ông làm việc gì đâu, ông làm việc "bám theo lề" hay không làm việc "bám theo lề"? "Cừu hay không cừu", that is the question! hehe...

Mình chợt nhớ một câu châm ngôn như thế này: Thời gian sẽ giải đáp tất cả! Mà đúng thế thật, mình xin quay lại bài toán "Cắt hay không cắt" ở trên: sau này, trong một dịp gặp mặt, thầy dạy toán của mình có nói với bọn mình là ông thợ cắt tóc trong bài toán bị bệnh bẩm sinh không có tóc! Hahaha! Bọn mình đã được một trận cười no nê ngày ấy...

Thế còn the question "Cừu hay không cừu" thì sao?

Thì là "cừu", chứ sao?!

Đây nhá, mình trích riêng ra đây một câu của giáo sư họ Ngô nhá, cái câu này: "Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ."! Tức là, khi phát biểu câu này, ông giáo sư họ Ngô đã vô tình để lộ thông tin lý lịch cá nhân trong mục "nghề nghiệp" của mình là: "làm việc bám theo lề"! Để mình "phân tích" thêm: Khi "rỉ tai" cho "lề phải" cái sự "Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ", tức là họ Ngô đã làm cái việc "tư vấn" cho "lề phải"("chế độ" mà họ Ngô nói đến ở đây, là chế độ của "nước CHXHCN Việt Nam" do ĐCSVN độc quyền cai trị, hay gọn hơn, là "lề phải"!), đã "mách nước" cho ĐCSVN là muốn bảo vệ cái "chế độ độc tài XHCN" ở Việt Nam hiện giờ thì phải như thế này, như thế này...! Tất nhiên là mình không thể biết được cái việc "bám theo lề" của giáo sư họ Ngô này lương lậu bao nhiêu, có hậu hĩnh không, nhưng có thể thấy là ông ta "làm việc" không được "thoải mái" cho lắm (mình xin mời các bạn đọc cái bài này mình nói ở trên của độc giả Nguyễn Tường An)! Và cái sự "làm việc không được thoải mái cho lắm" này, cũng chính là một trong những cái "khổ" của "người nổi tiếng" đấy!

Bây giờ mình xin có đôi điều về cái câu này của giáo sư toán học nổi tiếng họ Ngô, câu "Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này." Theo như những "tin vịt" mà mình được biết, ông luật sư họ Cù bị đưa ra tòa vì đã phạm tội "kêu gọi đa nguyên, đa đảng, đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, phỉ báng chính quyền và thể chế nhà nước". Thế nào là "xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, phỉ báng chính quyền và thể chế nhà nước"? "Có cố tình làm mất thể diện quốc gia" có phải là "tội" này không? Theo mình, đích thị là nó đấy?! "Làm mất thể diện quốc gia", vô tình hay hữu ý, cũng đều là "phỉ báng chính quyền và thể chế nhà nước", mình bụng bảo dạ như thế, và mình nghĩ tiếp, ở một nơi có "xã hội công bằng", không phải "xã hội chủ nghĩa", những kẻ "làm mất thể diện quốc gia" chắc chắn cũng phải đưa ra tòa để xử tội như những kẻ "phỉ báng chính quyền và thể chế nhà nước", nếu như "phỉ báng chính quyền và thể chế nhà nước" là "tội"! Nhưng mình nghĩ cũng kỳ lạ, ở một "xã hội công bằng", như Mỹ, Phương Tây,... hay chính nước Hungary mình đang sống đây chẳng hạn, chẳng bao giờ mình đọc thấy tin tức là có một anh này "xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng", hoặc có một cô kia "phỉ báng chính quyền và thể chế nhà nước", v.v... Tức là, là "cây ngay" thì anh khỏi phải sợ "chết đứng", quên đi! Anh đã là "chính nghĩa sáng ngời" sao còn phải sợ có kẻ "xuyên tạc, phỉ báng"? Mà nếu có kẻ "xuyên tạc, phỉ báng" thực sự đi, làm gì mà anh phải "lo cuống lo cuồng" và "hành xử hèn hạ" như thế? Kệ "nó" chứ, phải lúc nào cũng làm ra vẻ mình là "đỉnh cao chói lọi", "chẳng ngán thằng nào cả", chứ!

Nói ra tất cả những điều trên, chẳng qua là mình muốn nói đến cái phương pháp "ní nuận toán học" của ông giáo sư toán học nổi tiếng họ Ngô, phải nói là, hơi bị... "ngô nghê"! Đúng vậy đấy, quá ngô nghê" là đằng khác! À, mà ông giáo sư nổi tiếng này còn nói tiếp như thế này: "Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ". Mình xin nói như thế này: ông giáo sư họ Ngô... "bé cái nhầm"! Những người của ĐCSVN không biết "sợ" là gì! Họ là "những kẻ can đảm"! Xin nói cho ông giáo sư họ Ngô biết, là nếu có "sự sợ hãi", thì chính là có ở trong đám "dân đen Việt Nam" ta ấy, từ "thằng chân đất mắt toét", đến những "trí thức như ông", tất cả "những con cừu", kể cả "những con cừu" trong cái gọi là "hội nhà văn", v.v... Và, có vẻ như, ĐCSVN quá biết rằng: lấy cái sự "duy trì sự sợ hãi trong dân chúng" (bắt giam Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù là một dẫn chứng) làm phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ chế độ!

Và, ông giáo sư họ Ngô có biết: nếu ngày xưa "dân gian" nước Việt ta có câu thành ngữ "bụng bảo dạ" để chỉ sự tự suy nghĩ và "nghiền ngẫm cho mình", thì ngày nay, sau khi đọc những gì ông phát biểu, "thiên hạ" đã kháo ầm với nhau câu thành ngữ mới là "ngô bảo nghê" để chỉ cái sự "ăn nói ngô nghê" rồi đấy!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét