Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

Cuốn theo chiều... khỉ gió!

Nói đến quê hương của mình, tức là cái "làng Nhàng" của mình ý mà, thì... nhiều chuyện lắm, hehe...! Chuyện gì? Kể đi! Ừ, bình tĩnh nào, mình kể ngay thôi, nhưng cho mình "lan man" về... "quê hương" của mình một tí nhé, mình nhớ nó lắm, hihi...

Nói đến quê hương, có lẽ mỗi người Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ "Bài học đầu cho con" của nhà thơ Đỗ Trung Quân: Quê hương là gì hở mẹ?...Quê hương là chùm khế ngọt, Cho con trèo hái mỗi ngày...

Mình thích nhất câu này trong bài thơ tuyệt vời ấy của nhà thơ họ Đỗ: "
Quê hương là con diều biếc, Tuổi thơ con thả trên đồng."! Đó là bởi vì tuổi thơ của mình, - dĩ nhiên là cũng... "đầy bom đạn" như bao tuổi thơ của bao đứa trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trong thời chiến tranh -, phần lớn trải qua ở vùng quê ngoại trung du Vĩnh Phú - nơi mình sơ tán "lánh bom giặc Mỹ", đã gắn liền với trò chơi rất dân gian là chiều chiều ra đồng thả diều...

Tất nhiên, mình không có ý định "đưa" các bạn "trở lại" với những "kỉ niệm ấu (trĩ) thơ" của mình mà làm gì! Mình viết những dòng này, chẳng qua mình chỉ muốn nói đôi ba cảm nghĩ về cái "chùm khế ngọt" của chúng ta, nhân vừa rồi đọc được những bài viết về "cánh diều bạc bẽo" gì đó trên Tiền Vệ...

Mà cái trò thả diều, nó cũng... "hay" lắm cơ các bạn ạ! Ngày xưa, mình nghe nói, thả diều hình như là một lễ hội... cầu tạnh của nông dân thì phải?! Tức là, thả diều để cầu "mưa thuận gió hòa" cho sản xuất nông nghiệp, là "trò" của "người nhớn", sau dần, biến thành trò chơi của trẻ con, hay, nói như "nhân vật lịch sử nhớn" là Hồ Chí Minh, là thả diều là... "việc nhỏ" của "tuổi nhỏ", hehe...

Vậy thì cái "việc nhỏ" ấy nó như thế nào? Ý mình muốn hỏi là thả diều có dễ không? Cần những gì? v.v... Theo những gì mình biết, thì điều cần thiết trước hết cho cái "việc nhỏ" thả diều là... gió! Vâng, gió, chính nó! Hehe... Kiểu như có thể "phát biểu" như thế này: Trong việc thả diều, không có gió, đố mày... thả diều! Hehe...

Tất nhiên là có nhiều loại gió! Chẳng hạn như loại "gió thoảng trên quê hương" này, mình rất thích, nhưng không muốn nhắc đến ở đây! Mà mình muốn nói đến một loại gió khác cơ! Đó là loại... "khỉ gió", hehe...! Cái loại "khỉ gió" này, mình không biết chắc chắn lắm, nhưng có thể, là nó đã "thổi" trên mảnh đất Việt Nam khi cái "nhân vật lịch sử nhớn" là Hồ Chí Minh "luộc" bài thơ "Ngục trung nhật ký" của ai đó người Trung Quốc làm của mình, hì, hì, rồi tiếp tục "thổi" khắp ba miền Bắc - Trung - Nam khi bài thơ "Hỏi" của Hữu Thỉnh ra đời...

Về cái "khỉ gió", hay, nói "trắng trợn" ra là về "phong trào đạo văn, đạo ý tưởng" ở Việt Nam ta, thì nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt có viết một câu mà mình cứ "tấm tắc" mãi, đó là: "
Bần cùng văn hoá thì sinh ra đạo tặc văn hoá."!

Mình cứ "tự hỏi" như thế này: Chẳng lẽ hình ảnh "cánh diều" - là "quê hương" - đã bị "bóp méo" thành "cánh diều bạc bẽo" - là "bần cùng văn hóa" -, rồi ư?! Chẳng lẽ trên quê hương ta, nếu ai không "ăn cắp", không "đạo văn", sẽ "không lớn nổi thành người" ư?!

Nhưng thực tế lại cho mình thấy rằng, từ lớp "những nhân vật lịch sử nhớn", cho đến lớp những "trùm sò", rồi gần đây là "một nhân vật sinh năm 1984" của lớp "đạo diễn sinh sau đẻ muộn" chẳng hạn, đều bị "cuốn theo chiều... khỉ gió" ấy! Tất thảy!

Ngao ngán thay "con diều bạc" Việt Nam!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét