Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011

"Cái gì cũng biết, trừ hạnh phúc!"

Thế là một người quen nữa của mình cũng đã ra đi mãi mãi. Thật buồn! Cuộc đời là một cuộc chiến và nỗi khổ hạnh. Márai đã nói. Khi sống thì chiến đấu cả đời vì một sự, một nỗi niềm gì đấy, tùy theo từng con người, và khi chết đi, vẫn không biết được mùi vị của hạnh phúc là gì, cho dù chiến thắng. Nhưng có chiến thắng hay chiến bại, cuộc đời luôn là "nỗi khổ hạnh". Thực ra mình chỉ gặp bác HNH có đúng một lần vào dịp Tết năm ngoái, khi chị Nh. nhờ mình đem gói thuốc Tây về cho bác H. Không ngờ lần gặp gỡ ấy lại là lần cuối cùng!

Hôm trước đọc trên blog QC, mình "chốt" lại câu nói này của bác H.: "Cái gì cũng biết, trừ hạnh phúc". Tức là bác H. muốn nói về đặc tính của người Nghệ Tĩnh. Đặc điểm này của người Nghệ Tĩnh, có thể có nhiều tranh luận, khó ngã ngũ. Nhưng theo mình nghĩ, có lẽ nó cũng đúng với tất cả mọi con người trên cõi trần gian lắm này, và nếu không, ít nhất là với người Việt Nam chúng ta.

Còn nếu cũng không với mọi người Việt nam, thì câu nói ấy đúng "trúng phóc" với..., ít ra thì, một người Nghệ Tĩnh. Đó là ông Hồ Chí Minh! Có thể nói như thế này, ông Hồ có thể là: một con người "vĩ đại" trong lòng nhiều người, ít ra khoảng 3,6 triệu đảng viên ĐCSVN chẳng hạn, hoặc "là tiên là phật" như trong con mắt của bà già mình (Ôi, mẹ ơi, bóng đêm tăm tối không biết khi nào tan đi nhường chỗ cho bình minh tươi sáng hả mẹ?!), hoặc là "tội ác đáng nguyền rủa ngàn năm" của "những người ở phía bên kia", nhưng ông Hồ, không phải là "con người hạnh phúc". Hay nói như bác HNH, Hồ Chí Minh cái gì cũng biết, trừ hạnh phúc!

Và, có một điều "trớ trêu" cho dân tộc Việt Nam, là cái sự "không biết hạnh phúc là gì" của Hồ Chí Minh, dường như nó "lây" sang cả dân tộc! Thì đấy, từ khi ông Hồ "phát biểu" rằng: "Không có gì quí hơn độc lập tự do", thì hình như ai ai, cũng đã "quên béng" mất cái quan trọng bậc nhất của một đời người, đó là "hạnh phúc ở trên đời"!

Sự không biết, hay "vô tri" điều: "Hạnh phúc là gì?", có lẽ là "căn bệnh trầm kha" của loài người chúng ta. Vâng, tất nhiên mình cũng biết, hạnh phúc là đấu tranh, như Carl Max có nói, nhưng như thế, chỉ là một phần nhỏ của hạnh phúc. Theo mình, hạnh phúc không chỉ là đấu tranh, mà hạnh phúc là cả một trạng thái rất chi là "phức tạp" của thế giới nội tâm con người. Hạnh phúc là tổng hợp của sự sung sướng thể xác với sự êm dịu tâm hồn, nói gọn lại là, trạng thái bình yên của nội tâm!

Quay lại ông Hồ. Mình nghĩ, cái sự "trớ trêu" của dân tộc Việt Nam ta ra đời và tồn tại được, tức là ở cái thời đại văn hóa văn minh như hiện nay, mà Việt Nam, cùng với một hai nước nữa là Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, vẫn là một nước cộng sản độc đảng, vẫn "cắm cổ cắm đầu" đi theo "con đường tiến lên XHCN", đó là chẳng qua, do những người cộng sản, cụ thể là ông Hồ Chí Minh, đã không biết "hạnh phúc là gì" để mà "dẫn dắt", hay "cầm lái", nhân dân mình "tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc" lên đạt được điều đó. Tất nhiên là cái sự những người cộng sản Việt nam đã "tự nhiên như ruồi" tự cho mình là "đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội."(trích điều 4 Hiến pháp CHXHCN Việt Nam), thì mình sẽ "chỉ trích" trong một dịp khác. Ở bài này, mình chỉ muốn nói về cái điều "cơ bản" của một đời người, về "làm người hạnh phúc trên cõi đời" mà thôi. Có nghĩa là, Hồ Chí Minh đã không biết một tí gì về hạnh phúc, nên đã đưa cả dân tộc Việt Nam vào "con đường tăm tối lầm than". Và điều "khốn nạn" hơn nữa cho dân tộc Việt nam, là "bọn đàn em" của Hồ Chí Minh, cũng chẳng biết nốt "hạnh phúc là gì", cũng cứ "cắm đầu cắm cổ" mải miết "theo dấu chân Người", thậm chí, vẫn quả quyết mình là "chánh nghĩa sáng ngời", là "đỉnh cao chói lọi", là "trên hết"!

Nhưng mà tại sao mình hay nói chuyện "chánh chị chánh em" thế nhỉ? hihi... Thôi, bấy nhiêu đủ rồi, nói chuyện chữ nghĩa đi! Ừ, phải nói chuyện gì nó "hay hớm" hơn đi! Nhưng các bạn cũng phải "thông cảm" cho mình một tí! Mình có tật chuyên môn "lan man" mấy cái chuyện "chánh chị chánh em", bởi vì không muốn "để lâu cứt trâu hóa bùn", phải "viết liền tay", nhất là chuyện ông Hồ, đồ rằng sẽ "lắm kẻ gièm pha" đấy!

Thì đây, sắp Tết con Mão, mình ra câu đối như thế này nhé! Nhưng trước đó, mình phải nêu "ní gio ní trấu" như thế này: Số là hôm trước mình đọc được một bài viết rất hay cũng trên blog QC, trong đó có nói về cách "xưng hô" rất độc đáo với Hồ Chí Minh của một nhân vật tên là Mười Trí (Huỳnh Văn Trí). Cái tay Mười Trí vốn là một "anh chị" trong "chốn giang hồ" này, khi viết thư cho họ Hồ, đã gọi Hồ Chí Minh là "anh" và xưng là "thằng em của anh"!

Tức là, ngay từ "những ngày đầu bình minh của cách mạng Việt Nam", hình như đã hình thành một "tư tưởng" rất "giang hồ chí minh": những kẻ như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, v.v... là "lớp đàn anh", coi "đám" còn lại như Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu, Trần Đức Lương, Nông Đức Mạnh, và mới đây nhất là Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, v.v... là "lớp đàn em"!

Còn đây là vế 1 câu đối của mình:

"Giang hồ Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, mafia Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các mafia năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của "các em"”!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét