Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Thuần nhấm... "ba ông kia kìa"

“Thế là do chủ nghĩa Marx – Lénine đã thấm nhuần qua đảng ta, qua dân ta, nên chúng ta nhất định sẽ thắng lợi.”(Hồ Chí Minh)

Đọc bài này, tôi cũng cảm thấy ông Hồ đúng là “một nhà tuyên truyền lão luyện”. Ngoài ra, cũng có vài cảm nghĩ khác, xin được chia sẻ với các bác:

1. Tôi đếm được đúng 12 lần Hồ Chủ Tịch “nhắc đi nhắc lại” từ “thấm nhuần”. Xem ra cái không khí của Đại hội Đảng 1951 rất “vui vẻ” và cung cách diễn thuyết của ông Hồ cũng “khôi hài” không kém! Tuy vậy, nói cho nghiêm túc, tôi xin hỏi như thế này: vào những năm 50 của thế kỷ trước, đã có ai là người Việt Nam hiểu được và “thấm nhuần” cái chủ thuyết của Marx – Engels, hay nói như những người cộng sản là Chủ nghĩa Mác – Lê-nin? Chắc là hầu như chưa có ai, hoặc là rất ít. Ở bài “Nguyễn Giang Thanh – Trần Đức Thảo: Những phủ định trớ trêu”, thì có vẻ như VN ta có mỗi nhà triết học TĐT thôi vào thời kỳ đó. Tức là ngay bản thân ông Hồ, có chắc là ông ta đã “hiểu” và “thấm nhuần” chưa cái “chủ nghĩa Mác-Lênin”? Tôi nghĩ là ông ta chưa! Đó là bởi vì tôi “nhìn” vào cái “cung cách” diễn thuyết của ông Hồ: “…đó là chủ nghĩa của ba ông kia kìa: (Hồ-Chủ-tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chân dung 3 vị lãnh tụ: Marx, Engels, Lénine)”, hoặc: “…có một ông Tổng tổng tư lệnh là ông kia kìa. (Hồ-Chủ-Tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chân dung đồng chí: STALINE)”, hay: “…Chúng ta lại nhờ có ông anh này: (Hồ-Chủ-Tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chân dung đồng chí: MAO-TRẠCH-ĐÔNG)”,… Tức là ông Hồ cũng chỉ biết một cách “đại khái”, kiểu biết “kia kìa”, những nhân vật Marx, Engels, Lê-nin,… thôi! Tôi còn nghĩ, khéo lúc đó, ông Hồ còn không biết phát âm tên của các nhân vật “đàn anh” như thế nào cũng nên?! Và như thế, cái chủ nghĩa mang tên của “những ông kia kìa”, có lẽ (và nhiều phần chắc chắn), ông Hồ vẫn chưa “hiểu”, tức là không thể “thấm nhuần” được vào thời điểm lúc đó.

2. Một điều nữa là, dường như khi “giới thiệu” “những ông kia kìa”, ông Hồ, không biết vô tình hay hữu ý, đã tỏ một chút “nhạo báng” trong cử chỉ thái độ nói chuyện của mình. Bởi vì, nói gì thì nói, đã “đi làm cách mạng”, tức là một “công việc nghiêm túc”, và khi nói về các “ông thầy”, “đàn anh” của mình, thì ít ra, ông Hồ phải nêu được đích danh từng người một chứ lị! Ai lại “chỉ tay”, “hất hàm”, rồi chỉ vỏn vẻn là: “ba ông kia kìa”! Phải chăng, toàn bộ cái gọi là “sự nghiệp cách mạng” của ông Hồ, cuối cùng, chỉ là một “trò đùa”?

3. Chỉ trong một buổi nói chuyện, ông Hồ đã dùng 12 lần từ “thấm nhuần” (dĩ nhiên là ông ta cùng với “đám thuộc hạ” của mình sẽ còn “ra rả” từ này hàng trăm hàng vạn hàng triệu lần nữa), và thế là “đảng ta và dân ta” liền “thấm nhuần” ngay tắp lự Chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Cái kiểu “tuyên truyền” này thật “hiệu nghiệm”, cứ “ra rả” suốt ngày một điều gì đó, tự khắc “dân chúng” sẽ “thấm nhuần” ngay mà!

4. Có một điều tôi cũng xin “nói nốt” ra đây là, dường như “dân tình” Việt Nam vẫn “nhẹ dạ cả tin” vào nhân vật Hồ Chí Minh này. Bảo rằng, thời xưa, cách đây năm sáu chục năm, khi mà “bóng đêm của ngu muội” vẫn còn bao phủ mảnh đất VN, người ta có thể “người người lớp lớp nhắm mắt đi theo Cách mạng”, thì còn hiểu và thông cảm được, nhưng ở thời đại bây giờ, “ánh sáng văn minh đang chiếu khắp nơi”, nhất là sự tiếp cận thông tin quá dễ dàng bởi internet, mà vẫn còn khá nhiều kẻ “mù quáng” tin rằng ông Hồ là “đỉnh cao chói lọi”! Thật không thể hiểu nổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét