“Trao Đổi 8 Điểm
Tôi vội vã xin được chen tiếng “tiếng mộc, tiếng mõ” của mình vào những trao đổi “tiếng sắt, tiếng vàng” giữa hai ông Nguyễn Đăng Thường và Nguyễn Đình Đăng chỉ vì có cái lo rằng nếu như nó trở thành một cuộc trao đổi “chữ nghĩa tàn sát” giữa hai ông thì thật là một điều thật đáng tiếc, tôi thành tâm nói như vậy.”(Phùng Tường Vân)
@bác Phùng kính,
Thấy các bác “trao đổi 8 điểm” với nhau “vui nhộn” quá, tôi cũng xin phép được góp “tiếng than, tiếng r(d)ầu” vào “tám”(điểm) với các bác một chút:
1. Cái việc bác PTV lo rằng, cuộc “cãi” về “tranh” của hai bác Nguyễn Đăng Thường và Nguyễn Đình Đăng sẽ trở thành cuộc “chữ nghĩa tàn sát” thì tôi thấy là hơi bị… thừa, bác Phùng ạ. Tham gia diễn đàn talawas này cũng thường xuyên, nên tôi nhận thấy, bên cạnh những bác khác, nhà thơ Nguyễn Đăng Thường là một trong những “PH viên” có nhận xét sâu sắc nhất về các bài viết. Và việc này, nói không ngoa, theo tôi là, dường như nó tăng thêm “hấp dẫn” cho bài viết. Bởi vì sau đó, cả tác giả lẫn độc giả, đều “giãy nảy” lên viết phản hồi. Đấy là thực tế trên diễn đàn talawas này!
2. Như một lần, trong PH của mình, tôi có nhận xét: “Phải công nhận bác Thường thỉnh thoảng có những câu hỏi “điếng người” thật!”, và lần này, câu hỏi “Hà Nội “đẹp” trong mắt ai?” cũng là một câu hỏi “điếng” người! Thú thật với bác Phùng là tôi đã “điếng” người đến “choáng váng”. Bởi vì, một phần là tôi cũng sinh ra và lớn lên đến năm 10 tuổi thì rời xa Hà Nội và chưa bao giờ hỏi mình là Hà Nội có “đẹp” trong mắt mình không, phần nữa là “nó” đã làm tôi phải tự đặt tiếp ra một “đống” câu hỏi khác. Ví dụ như: Hà Nội, thực sự “đẹp” hay “xấu”? Nếu “đẹp”, thì “đẹp” ở chỗ nào? Hay chỉ “đèm đẹp”(xin mượn chữ của Trần Dần) thôi? Hà Nội “đẹp” bao giờ? Xưa hay nay? Vì sao?, v.v…
3. Nhớ “trận lụt thế kỷ” năm 2008 tại Hà “Lội”, sau khi nghe thằng bạn kể cảnh “Hà Lội mùa này, phố cũng như sông”, tôi mới bật cười bảo nó: Chính vì thế mà ngày xưa, “cụ Rồng” do không chịu nổi mảnh đất “chiêm khê mùa úng” nên đã “bay lên” để bỏ đi đấy, vua Lý Công Uẩn nhà ta là “bé cái nhầm”, chẳng có “đất thánh đất thẹo” gì đâu, kinh đô Thăng Long ngày xưa trở thành “kinh hoàng” Hà Nội ngày nay, chẳng có gì là lạ cả, mày có gặp nhạc sĩ Phú Quang thì nhắn ông viết lại tên bài hát đi, phải “Eo ơi, Hà Lội phố!” mới đúng!
4. Đùa tí vậy thôi, nhưng nói gì thì nói, tôi phải công nhận câu hỏi “Hà Nội “đẹp” trong mắt ai?” của bác Nguyễn Đăng Thường thật đẹp. Đẹp như một câu thơ! Và, không những “đẹp”, nó còn có thể “variable” thành những câu hỏi “đẹp” tương tự khác: “Đẹp” mắt ai trong Hà Nội?, Hà Nội “đẹp mắt” trong ai?, Ai trong “mắt đẹp” Hà Nội? Hà Nội, “mắt đẹp” trong ai?…
5. Về câu “Hội họa thực sự là vô dụng” của bác Nguyễn Đình Đăng, thì tôi cũng có ý kiến giống bác Nguyễn Đăng Thường, tức là không đồng ý với nhận định như vậy. Tôi có anh bạn là nhà thơ Nguyễn Hưng Simon, con rể của cố họa sỹ nổi tiếng Diệp Minh Châu. Anh Hưng có kể chuyện bố vợ anh có một lần tâm sự rằng, “đối với ông, hội họa như một dòng sữa nuôi sống ông, ông “tồn tại” bởi vì ông vẽ, nặn tượng.”. Tức là, ở đây, tôi muốn nói, hội họa thực sự là hữu dụng, ít ra với chính bản thân người họa sĩ. “Hữu dụng” có thể hiểu là ở việc giúp bản thân người họa sĩ “biểu hiện nội tâm”, giúp người xem “đến gần” với “cái Đẹp”,… Đấy là chưa kể, người họa sĩ có thể “bán tranh nuôi miệng”, điều này quá “hữu dụng”, phải không các bác?!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét