Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

"Vòng 3 của em gái" hay cái "mông muội" của loài người

“Ông tỏ vẻ bất bình về chuyện kể thân mẫu Lý Công Uẩn thụ thai vì gần gụi người thần (“thần nhân” trong nguyên tác chữ Hán) và kết án nặng nề tác giả Đại Việt Sử ký Toàn thư (mà ông không rõ danh tính). Xin ông vui lòng xét lại thái độ đối với tiền nhân.

Người xưa viết sử chịu ảnh hưởng văn hoá, xã hội, chính trị v.v… khác hẳn với chúng ta ngày nay. Tác giả Đại Việt Sử ký Toàn thư – giới nghiên cứu quen gọi là Toàn thư – là Ngô Sĩ Liên đỗ tiến sĩ cách đây năm trăm sáu mươi tám năm. Vận dụng cung cách suy nghĩ thời internet để phê phán một nhân vật sử dụng bút lông mực xạ tưởng cần phải thận trọng.”(Trần Văn Tích)

@bác Trần Văn Tích kính,

Trước hết, xin cám ơn bác về thông tin tác giả Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Tôi xin thú thực là, từ thời còn đi học phổ thông trong nước, đã rất “dốt” về môn Lịch sử, nên có thiếu sót là không biết đến tên tuổi của bậc tiền nhân Ngô Sỹ Liên. Bây giờ, tôi xin được trao đổi với bác về vài điểm trong PH của bác như thế này:

1. Thứ nhất: Thực lòng mà nói, tôi không có ý định “kết án” ai cả qua cái PH vừa rồi của mình. Là một độc giả bình thường của diễn đàn talawas này, tôi không có một “đặc quyền” gì để mà có thể “kết án” bất kỳ một ai đấy, “tiền nhân” hay “thần nhân”. Vậy nên, bác bảo tôi “hãy xét lại thái độ đối với tiền nhân” là ý bác như thế nào ạ? Có phải là chúng ta hãy cứ chấp nhận đi, tiền nhân nói như thế là đúng đấy? Nếu ý bác là như vậy, thì tôi sẽ làm bác thất vọng đấy. Tôi không chấp nhận được cái kiểu “viết sử” này của ông Ngô Sỹ Liên đâu! Nếu bảo rằng ông “tiền nhân” NSL đang viết chuyện (tâm) thần thoại dã sử về Lý Công Uẩn, thì tôi có thể “chậc” lưỡi một cái mà gật gù rằng, ờ, thì cũng chẳng chết ai, không biết chính xác cha của Công Uẩn là ai thì “đổ” cho “thần nhân” hóa lại hay! Nhưng nếu ông “tiền nhân” NSL là đang viết sử nghiêm túc, thì phải nói là tôi thật “ngao ngán” với trình độ sử học của vị “tiền nhân” này của bác. Thế thôi! Bác có “viện” ra một loạt “lý gio lý trấu”, nào là “thời đại bút lông mực xạ”, hay “người lạ người quen”, thì tôi vẫn không thay đổi “lập trường” của mình được. Và trong trường hợp này, cái “chủ nghĩa xét lại thái độ đối với tiền nhân” của bác Tích, dĩ nhiên là tôi “gột bỏ” thẳng thừng!

2. Thứ hai: Cái sự bác cho là “Người xưa viết sử chịu ảnh hưởng văn hoá, xã hội, chính trị v.v… khác hẳn với chúng ta ngày nay.” là tôi thấy nó “ngụy biện” với tinh thần học thuật của diễn đàn talawas này. Nó “ngụy biện” ở chỗ là, tại sao chúng ta ngày nay vẫn cứ phải chấp nhận cái sự “khác hẳn” của người xưa? Đành rằng thời đại nào cũng có cái “mông muội” và cái “văn minh” của nó, nhưng tại sao chúng ta không “gột bỏ” cái mông muội đi để “xây dựng” cái văn minh cho mình? Thiết tưởng, mục tiêu sống chính của loài người là xây dựng nền văn minh cho chính mình, và công việc đầu tiên là “gột bỏ” sự mông muội của “tiền nhân”, có phải không bác Trần Văn Tích?

3. Thứ ba: Tôi luôn luôn nghĩ rằng, trong tranh luận học thuật, thì không có chuyện “thái độ”, hoặc chuyện “tiền nhân – hậu nhân”. Mọi “thái độ” đều “tan biến”, và mọi “hậu nhân” đều có thể trở thành “tiền nhân”, nếu thời gian trôi đi đủ lớn. Sau vài trăm năm nữa, bác và tôi đều sẽ trở thành “những tiền nhân”. Vấn đề là, chúng ta – những “tiền nhân tương lai”, sẽ “để lại” được gì cho “hậu thế”! Bởi vì, đó là trách nhiệm của chúng ta, và công việc viết sử một cách trung thực là một trong những “trách nhiệm hàng đầu” của mọi thời đại. Cái lịch sử VN đã bị “viết sai” một cách thảm hại, nhưng không phải là do “viết bằng bút lông mực xạ”, mà phần lớn là do “hậu thế” không tìm cách “gột bỏ” những mông muội của “tiền nhân”. Xin bác Tích cứ nhìn vào cái “di sản” của “tiền nhân” là cái nước VN hiện giờ của chúng ta đi! Bác sẽ hiểu tôi ngay thôi mà! Trân trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét