Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

Bao giờ cho đến "Hiến chương Linh Mười"?

“Tôi không biết số phận của ông Lưu rồi sẽ ra sao. Nhưng dấu tích Hiến chương 77 của Praha ở Trung Quốc cho thấy rằng, Internet, cái chai điện tử được ném xuống biển, giờ đây đã đi khắp mọi nơi và nhanh chóng. Hiến chương 77 chứng minh một đầu tư dài hạn, cuối cùng đã đổ bộ lên bến bờ của Trung Quốc: Hiến chương 08. Và trên bàn của Ủy ban Nobel tại Oslo. Bây giờ nó sẽ di chuyển sang các chế độ bạo chúa khác. Vấn đề chỉ là thời gian. Và ngày của Hiến chương.”(Leopold Unger)

Hôm nay tôi đọc được một cái tin trên một trang báo tiếng Hungary, có vẻ liên quan đến sự kiện “trao Giải Nobel hòa bình 2010 cho Lưu Hiểu Ba”. Tin đó đại khái là, tôi xin lược dịch:

Sau 30 ngày tạm giam, nhà cầm quyền TQ đã thả CSao Fej(Cs. F.), người đàn ông bị nghi là thủ phạm giết người tình cũ của mình là một nữ sinh viên người Na-uy vào cuối tháng 8 vừa rồi tại Budapest. Theo những kết quả điều tra ban đầu của công an Hungary, CS. F. đã rời nước Hung đúng vào ngày xảy ra vụ án để về TQ. Đến khoảng giữa tháng 9, CS. F. đã tự lên công an trình diện, và đã bị tạm giam để điều tra. Theo một số tờ báo Na-uy, phía Hungary vẫn chưa có quyết định đưa ra những chúng cứ, một số báo khác thì lại cho rằng phía Hungary không chịu giao chuyển kết quả điều tra của vụ án cho phía TQ với lý do “may rủi” là “ở TQ vẫn còn luật tử hình”. Cs. F. được thả về “giam tại nhà” vào đúng trước một ngày khi Ủy ban trao giải Nobel hòa bình tuyên bố trao giải năm nay cho Lưu Hiểu Ba. Nhà cầm quyền TQ cho biết, luật pháp của TQ chỉ cho phép bắt giam 30 ngày, sau 30 ngày phải thả nếu không có chứng cứ xác đáng để buộc tội, và sẽ không trao CS. F. cho Na-uy, mà để xét xử trong nước. Ông Ragnhild Imerslund, phó văn phòng Bộ ngoại giao Na-uy thì nhận định, hai vụ việc của hai người TQ này, chẳng liên quan với nhau.

Ở một tờ báo khác, tôi được biết Lưu Hiểu Ba, với tội danh hình sự, đang bị giam tại một nhà tù cách Bắc Kinh 500km về phía đông bắc, trong một phòng với 5 tù nhân hình sự khác. Như vậy, riêng tôi thì lại nghĩ rằng, hai sự việc này có liên quan đến nhau. Một nghi phạm hình sự liên quan đến Na-uy với “chứng cớ rành rành” thì được thả, còn một “tội phạm hình sự” khác cũng liên quan đến Na-uy (qua việc được trao giải Nobel hòa bình), với những “tội danh hình sự rất mơ hồ”, là ông Lưu Hiểu Ba, lại bị kết án 11 năm tù.

Nhân việc tác giả ví Internet như một cái chai điện tử, tôi mong ước sao một ngày “đẹp trời” nào đó, cũng có một cái chai điện tử, sẽ “đổ bộ” lên “đất liền” Việt Nam ta. Và, tất nhiên, trong đó có một thông điệp, một “Linh Thập Hiến Chương” chẳng hạn. Ước sao!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét