Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

"Bữa ăn tối" của "(Ma) Cô"

“Thế là, cứ mỗi lần nhấc chân anh lên, cô cắn đứt một ngón và đặt chân anh xuống đùi trở lại, rồi cô nhai từ từ thẩm thấu cái mùi vị của nó. Cô bảo, rất đặc trưng.
Anh hỏi, đặc trưng là sao?
Cô bảo, hình như mùi này là dân tộc tính.
Anh cười, dân tộc tính gì mấy cái ngón chân.
Cô bảo, em không đùa đâu. Nó giống như có linh hồn và cái mùi của nó kỳ dị lắm.”
(Nguyễn Viện)

Tôi thích đọc Nguyễn Viện, bởi vì những sáng tác của anh gây nhiều ám ảnh cho tôi, và tất nhiên, cũng bởi vì chúng mang những ẩn dụ “điếng người”. Như trong một PH trước đây của mình, tôi có nhắc đến đặc tính “Thánh ám” của các tác phẩm của NV: “Đã có khá nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình viết về NV, coi anh như một “cây bút Thánh ám” (“Tôi còn thấy Nguyễn Viện bị thánh ám.” – Đặng Thân) “mạnh mẽ và quyết liệt” nhất trong giới văn đàn hiện nay.”, lần này, tôi cũng bị cái sự “Thánh ám” ấy nó “ám ảnh” mãi: trước mặt tôi hiện lên “Bữa ăn tối cuối cùng” với hình hài như “một miếng bánh nham nhở” của Chúa Giê-su. Cái “hình hài nham nhở” ấy dường như đang thì thào rằng, “có thể sau khi hai bàn chân anh không còn thì anh cũng sẽ mất hết bản sắc” trước câu hỏi cuối cùng: “Ở trong số các người có một người sẽ phản ta. Người đó là ai?”. Tôi đang cố lắng nghe những “thì thào” tiếp theo sau đó phát ra từ cái “hình hài nham nhở” đầy máu, nhưng chẳng nghe được lời nào rõ rệt cả…

Phải chăng, với “Bữa ăn tối”, nhà thơ Nguyễn Viện muốn “phác họa” lên một “Bữa ăn tối cuối cùng” của dân tộc VN nói chung, của thơ ca Việt Nam nói riêng? Những “chân giá trị” của cuộc sống con người, của văn hóa nghệ thuật, giờ đây đã bị “(ma) cô” “gặm nhấm” đi mất?(“Anh chỉ cười nghĩ đến lúc cái “pín” của mình nằm trong miệng cô. Nhưng anh không thể tưởng tượng được, ngay cả khi cái “pín” đã được nhai nát và nuốt hẳn vào trong bụng cô, anh vẫn còn cảm giác về nó. Khởi đầu là một cảm giác cực sướng đi sâu vào từng tận tế bào, tuy rất đau, nhưng liền sau đó là một nỗi mất mát sâu thẳm từ bản thể. Nó biến anh thành một vật thể không xác định.”) Và điều còn lại cuối cùng là sự phản bội? Và ai là kẻ phản bội đây?

Chúa Giê-su đã biết trước kẻ phản bội mình, đã tin vào “số phận phải “hiến tế”, phải chết trên cây Thánh giá để chuộc tội cho loài người” của mình.

“Anh” cũng thế, tuy không phải “chết trên cây Thánh giá để chuộc tội cho loài người”, “Nhưng anh lại tin có sự tác động không thể giải thích từ bên ngoài vào các quyết định hay kết quả của con người. Vì thế anh không biện giải cho sự hiến tế của mình cho cô, trong bữa ăn tối này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét