Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

Vận tốc của tư duy, hay cái "ì ạch" của Chủ nghĩa Cộng sản

“Từ bánh xe tròn đơn giản ta quay ngược về môn triết học đầy gai góc, ta lại thấy tư tưởng triết học của con người về luận lý, đạo đức, triết lý đã tiến được bao xa từ Tây sang Đông trong mấy ngàn năm qua, từ Aristotle, Platon, Khổng, Lão đến Wittgenstein (theo tag của bài chủ này)? Câu trả lời là: thật là khiêm nhường nếu chúng ta xem qua các tư tưởng vừa ít ỏi vừa xa xưa được tham khảo trong bài chủ.”(Nguyên)

@bác Nguyên,

Nói về “tiến được bao xa thì thường dẫn đến vấn đề “thời gian”“vận tốc”. Mà khi nói về “thời gian” và “vận tốc”, thì lại “dính dáng” đến “hệ qui chiếu”“trường” hay “không gian”. Tức là nó liên quan đến mọi thứ trên đời (thế giới, vũ trụ) này. Nói triết học từ xưa đến nay có kết quả “thật là khiêm nhường” như bác Nguyên đã phát biểu, thì tôi nghĩ, hơi bị… “vội vã” đấy!

Tôi vẫn “thích” trích dẫn Albert Einstein, ông phát biểu: “Người làm khoa học là triết gia tồi (The man of science is a poor philosopher)”. Tức là, những nhà khoa học, hay “đám khoa học kỹ thuật “đồ đệ” của triết học”, sẽ còn “khướt” mới “đuổi kịp” những “triết gia giỏi”! Không phải tôi muốn “đánh giá thấp” những nhà khoa học, nhưng theo thiển nghĩ của tôi, triết học như là một bộ môn “nền tảng” cho khoa học. Với triết học, con người đã “đến” được những thứ xa vời vợi, xa hơn… sao Hỏa, như là “Đấng Sáng Tạo”, “Nguồn Gốc”, hay “đơn giản” như là “Tự Do”, “Nô Lệ”, v.v… Còn khoa học thì cùng lắm chỉ “phát hiện” ra là: “chỉ ánh sáng là có vận tốc lớn nhất và không thay đổi”, còn mọi thứ khác đều thay đổi và, đương nhiên, chuyển động với vận tốc “bé” hơn vận tốc ánh sáng.

Bác Nguyên nói: “những vật nhân tạo (con người làm ra) 99.99% là đều có đường (đoạn) thẳng hết ráo, thí dụ như tv, nhà, phòng, cửa, bàn, ghế, sách vở, giấy…, ngay cả những vật giết người như tên, nòng súng đủ loại… đều có đường thẳng”, thực ra là không được chính xác cho lắm, mà phải nói ngược lại, nghĩa là 99.99% những vật “nhân tạo” (do con người “làm” ra) đều có “đường tròn”. Đó là bởi vì, như ở PH trước tôi có nói, không có “đường thẳng”, cái “đoạn thẳng” mà bác nêu ví dụ (tv, nhà, mũi tên, nòng súng,…) chỉ là “đoạn tròn” của một “vòng tròn” có đường kính rất lớn, như trong Thuyết tương đối của Albert Einstein đã “giải thích”.

Và như thế, bác Nguyên sẽ hỏi tôi là, vậy thì cái 0.01% còn lại là “cái thẳng” chứ gì? Cái đó là cái gì nào? Vâng, tôi xin trả lời, đó là cái “tư duy” của con người. Tư duy của con người thì bao giờ cũng “thẳng”. Từ tư duy của một đứa trẻ vừa đến tuổi cắp sách đến trường, qua tư duy của một nhà khoa học, đến tư duy của một triết gia, tất cả đều “đi thẳng” đến “chân lý”. Vậy tại sao có sự khác nhau nếu mọi người cùng “đi thẳng” đến “chân lý” và khoảng cách đến “chân lý” là như nhau? Sự “khác nhau” giữa họ là do cái “vận tốc” của tư duy của họ khác nhau. Những vị như Đức Phật, Chúa Giê-su, Thánh Alah,… tôi nghĩ, xét cho cùng, họ là những “triết gia giỏi” bởi vì họ tư duy “nhanh” hơn người thường.

Nói đến đây, tôi lại phải xin “mượn” toán lý để “giải thích” với bác về cái sự “nhanh” của tư duy của họ như thế này: Như ngày nay chúng ta đã biết chắc rằng, thế giới (vũ trụ) của chúng ta là hữu hạn và đang giãn nở, tức là mọi thứ đều thay đổi, kể cả không gian và thời gian. Cái thời gian trên Quả Đất này của chúng ta, nếu chỉ so với thời gian của… Sao Hỏa thôi chẳng hạn, là đã có sự khác nhau (Tiện đây, mời các bác đọc thêm bài này để hiểu rõ hơn về sự thay đổi của Thời gian). Còn nếu so với thời gian của một “Đấng Sáng Tạo” nào đấy của “Cõi Vĩnh Hằng”, thì… “eo ơi” sao mà “chậm” thế. “Bốn ngàn năm văn hiến” của chúng ta chỉ bằng cái “chớp mắt” của “Đấng Sáng Tạo”!

Những vị “triết gia giỏi” đã biết cách “tăng tốc” (thay đổi thời gian) cho tư duy của họ, và họ đã “đến gần chân lý” hơn chúng ta. Không nói đâu xa, tôi có thể lấy ví dụ “minh chứng” cho điều này là trường hợp của Karl Marx, ông đã “đi đến” được “Chủ Nghĩa Cộng Sản” bằng cái tư duy “nhanh như Mercedes” của ông, nhưng những người CS thì cứ muốn “theo” ông bằng được, trong khi tư duy của họ “chậm như Trabant”, thế mới “xảy ra sự cố CNCS” ở các nước XHCN Đông Âu cũ trước đây, và còn “rơi rớt” lại ở VN, TQ như hiện nay!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét