Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

Bỗng nghe vần... "đéo" vút lên cao!

“Một tiếng Việt thống nhất trong và ngoài nước, phi giới tuyến, phi ý thức hệ. Người thanh niên ấy sinh ra sau chiến tranh. Có thể anh cũng theo thói quen, gọi người Việt bên Tây là Kiều và dành chữ Cộng mình cho người Việt bên Đông, nhưng câu chuyện tiếng Việt phía này và tiếng Việt phía kia đối với anh là hoàn toàn xa lạ.”(Phạm Thị Hoài)

Tôi đang “trầm ngâm suy ngẫm” những triết lý về đời của Nhà Phật, của Đức Chúa Trời, thì… “bỗng nghe vần “đéo” vút lên cao”! Thế là tôi liền “bật phím” viết đôi dòng này, cũng mong góp một chút “chẳng cũng sướng sao” với các bác!:):

Tuy bài viết này chỉ liên hệ “Bức tường Berlin” với “bức tường ngôn ngữ”, nhưng tôi còn thấy được một bức tường khác mà có lẽ nhà văn Phạm Thị Hoài cố tình không muốn nói “toạc móng heo” ra ở đây, tôi xin gọi đó là “bức tường trí tuệ”. Đó là bởi vì chị Hoài đã “hé” ra ở câu kết của bài viết: “nhưng câu chuyện tiếng Việt phía này và tiếng Việt phía kia đối với anh là hoàn toàn xa lạ.”. Đó là bởi vì, theo tôi nghĩ, có một “bức tường ngôn ngữ” (và nói rộng ra là “bức tường trí tuệ”) vô hình ở giữa anh thanh niên nọ với cái gọi là “sự phát ngôn cho có văn hóa”. Về điều này, chắc tôi cũng chẳng cần phải nói thêm mà làm gì, mà xin bàn tiếp về cái ý nghĩa sâu xa của “bức tường ngôn ngữ” bởi chính cái sự “vô hình” của nó!

Cũng như trí tuệ (hay tri thức) là thứ “vô hình”, ngôn ngữ của con người cũng mang tính “trừu tượng”, bởi con người dùng nó trong quá trình tiếp thụ “trí tuệ” (hay tri thức). Và có thể nói rằng quá trình tiếp thụ tri thức là quá trình “vượt” qua những “bức tường ngôn ngữ” và những “bức tường trí tuệ”.

Tôi lấy ví dụ như việc học ngoại ngữ, hay nghiên cứu tìm hiểu đạo lý của một tôn giáo nào đó, nói “trắng” ra, chính là một sự “vượt tường”, (về sâu xa, cái việc những độc giả trong nước “vượt tường lửa” để vào được talawas cũng là một cái sự “vượt tường”!). Và cũng vì sự tồn tại một cách “vô hình” của “bức tường ngôn ngữ” ấy, mà tôi chưa được “thuyết phục” cho lắm bởi nhận định của bác Hoàng Linh Vương là “Tôi cho rằng ngôn ngữ có „thần“. Từ ngữ có nghĩa tốt thì toát ra „thánh thần“ còn từ ngữ có nghĩa xấu thì toát ra „tà thần“.”. Tôi thì nghĩ thêm rằng, cái “thần” của ngôn ngữ còn phụ thuộc vào chúng ta đang ở phía nào của “bức tường ngôn ngữ”.

Tôi xin lấy ví dụ ở ngay trong bài này: nếu ở “phía bên kia bức tường ngôn ngôn” cùng với anh thanh niên nọ, thì đúng thật, “từ ngữ có nghĩa xấu thì toát ra „tà thần“” như bác HLV đã nói. Nhưng nếu chúng ta đã ở “phía bên này bức tường ngôn ngữ” với… nhà thơ Trần Dần chẳng hạn, thì cái từ có ý nghĩa “tục” là “con cặc” lại chẳng toát ra „tà thần“ tí nào trong câu phát biểu nổi tiếng của ông như sau: “Nắm, nắm cái con cặc!”. Hoặc như cái câu “buột miệng chửi thề” của nhà văn Tuân Nguyễn trong bài “Tưởng Năng Tiến – Chợt nhớ ông Tuân Nguyễn”: “Có ngại cái con cặc. Đù mạ…!” cũng không mang bóng dáng “tà thần” gì cả.

Cuộc sống của chúng ta được “bao bọc” bởi “những bức tường”, không phải ai cũng “nhìn thấy” được tất cả “những bức tường” ấy. Và vì thế, việc “định danh” chúng là rất quan trọng trong cuộc sống. Lần trước, trong một cuộc phỏng vấn ở Đại học Berkeley, nhà văn Phạm Thị Hoài đã chỉ ra một bức tường, “bức tường suy nghĩ”: “Nhiều người thường hỏi tôi: “Ở Việt Nam có được tự do viết không?” Câu trả lời là: “Ở Việt Nam có tự do muốn viết gì thì viết. Nhưng chị coi tầm nghĩ luôn luôn là tầm viết”. Vì thế câu hỏi, theo tôi, phải là: “Ở Việt Nam có được tự do nghĩ không?””(trích Buivanphu’s Blog – “Phạm Thị Hoài: văn học “Hậu đổi mới” là thời kỳ hoàng kim của tự kiểm duyệt”). Và lần này, chị lại cho biết thêm một bức tường nữa, “bức tường ngôn ngữ”. Xin cám ơn tác giả rất nhiều!

"Những con... cóc" của dịch thuật

“Có gì thì chỉ hỏi họ cho vui thôi, vì các ông các bà ấy có cái tài dùng „xảo thuật“ đấy! (Các bác không nghe Nhà nước nói à?!) Họ đéo mà tùy người nghe (đọc) mới thấy bị đéo.” (Hoàng Linh Vương)

@bác Hoàng Linh Vương,

Nhân thấy bác nhắc đến “xảo thuật” của “các ông các bà ấy”, tôi nhớ đến câu “định nghĩa” nhà văn viết tiểu thuyết của nhà văn Nguyên Ngọc: “Cho nên, theo tôi công việc của nhà tiểu thuyết chính là làm cái trò ảo thuật này: dựng nên một thế giới đa chiều bằng toàn những phương tiện chỉ tuyệt đối hạn chế có hai chiều. Ai không biết làm được cái trò ảo thuật đó thì không thể trở thành nhà tiểu thuyết. Và mỗi nhà tiểu thuyết đều có cái thuật riêng của mình, mỗi cuốn tiểu thuyết đều có cái thuật riêng của nó để chơi cái trò huyền ảo đó.” (trích từ bài “Nguyên Ngọc – Ðôi điều về chuyện dịch”, trên talawas bộ cũ tại link này: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=28&rb=07.

Và vì nhà văn NN nói về chuyện dịch thuật, nên tôi liên hệ ngay "nó"(chuyện dịch thuật) với “bức tường ngôn ngữ”. Một nhà văn, ngoài việc phải thông thạo cái “trò ảo thuật này”, họ còn phải “vượt qua” được những “bức tường ngôn ngữ” (hay nói rộng ra là những “bức tường trí tuệ”) mới có thể sáng tác nên những tác phẩm để đời được.

Và cái hệ quả là: nếu các nhà dịch thuật văn học cũng muốn có được một bản dịch cho “ra hồn”, thì cũng phải “nhảy theo” các nhà văn, tức là cũng phải nhuần nhuyễn cái “trò ảo thuật này” và “vượt qua” được những “bức tường ngôn ngữ”. Còn nếu không, họ (những dịch giả) chỉ cho ra đời những cái “xác” của nguyên tác, thậm chí, tồi tệ hơn nữa là “sự huỷ diệt nguyên tác” như trường hợp của nhà văn Phan Ngọc khi dịch tác phẩm “Mỹ học” của Hegel sang tiếng Việt, mà nhà văn Phạm Thị Hoài đã nói rõ trong bài “Phạm Thị Hoài – Sấm Hegel”, cũng trên talawas bộ cũ, tại link này: http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=36&rb=07.

Thế mới thấy, trong chuyện “văn chương chữ nghĩa”, biết được “danh tính” của “bức tường ngôn ngữ” chưa đủ, mà còn phải biết được cả “xảo thuật” “vượt tường” nữa. Quay lại trường hợp của Phan Ngọc, tôi nghĩ ông này định “nhảy cóc” qua “bức tường ngôn ngữ”, nhưng không “qua nổi” vì chưa nắm vững “xảo thuật”, thế mới xảy ra “nông nỗi”!)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét