Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

Sinh ra là tự do

“Tự do” trên phương diện “cá nhân” của bọn chân đất, của lũ chân dép hạ cấp hơn Chí Phèo (xin lỗi Chí Phèo) tự vỗ ngực “khi vui tao ở khi buồn tao đi” thì ở bãi rác “đệ tam quốc gia” nào mà chẳng có. Đó là tự do xả rác, ỉa bậy, ăn dơ, nói tục, chửi bới, lỗ mãng, lẽ ra tôi không cần đối đáp nhưng nếu cứ để mặc thì dòi nhặng sẽ sinh sôi.”(Nguyễn Đăng Thường)

@bác Thường kính,

Hôm nay, đọc được lời PH này của bác mà tôi thấy “ngộ” ra một điều bấy lâu nay tôi cứ băn khoăn không biết mình phải hiểu như thế nào. Đó là câu nói của nhà văn Nguyễn Viện trong bài “Nguyễn Viện – … Chắc là sướng tê tái”: “Cho đến hôm nay (10.12.2009) khi viết những dòng này (do đề nghị của Tổng Biên tập talawas Phạm Thị Hoài), tôi có thêm một câu trả lời cho câu hỏi “Thơ đến từ đâu?” của Nguyễn Đức Tùng. Đó là, đôi khi thơ đến từ ruồi.“. Thế nào là “ruồi”? Tại sao “thơ lại có thể đến từ ruồi” nhỉ? Và tôi đã “ngộ” ra là, cái sự “không cần đối đáp nhưng nếu cứ để mặc” của bác Thường, không chỉ “áp dụng” được vào những “tự do xả rác, ỉa bậy, ăn dơ, nói tục, chửi bới, lỗ mãng”, mà còn có thể “áp dụng” rộng ra vào “mảng” “thơ đến từ ruồi” nữa! Tức là ý tôi muốn nói về cái “văn hóa đối đáp” (hay dùng từ của bác Phùng Tường Vân là “văn hóa phản hồi”, hoặc của bác Tôn Văn là “sinh hoạt tri thức”!) trên diễn đàn talawas này nói riêng, và cái “văn hóa thi ca” của VN ta nói chung. Tôi xin được trao đổi thêm với các bác như thế này:

1. Nhân ở PH của Trần Ngọc Cư có bài thơ rất hay của bác sĩ Nguyễn Đức Tùng, tôi nhớ đến cái tiêu đề của bài phỏng vấn này cũng của NĐT, “Sinh ra là tự do”. Cái “tự do”, mà nhà thơ Đinh Thị Như Thúy muốn nói tới ở đây, cũng “trên phương diện cá nhân” đấy, nhưng nó rất “sạch đẹp”, là nguồn cảm hứng sáng tác, mà từ đó “thơ đến” với chúng ta. Phải chăng cái “tự do” này, đã được bản thân nhà thơ “đối đáp”, “không để mặc”, nên “dòi nhặng” không thể “sinh sôi” được?

2. Trong thực tế của thơ ca Việt Nam trong nước, ví dụ như ở đây, nhà văn Liêu Thái đã chỉ cho chúng ta thấy một nơi rất nhiều “ruồi”, hay nói như bác Thường là “dòi nhặng”. Và những cái sự “đối đáp”, “không để mặc” cho “dòi nhặng sinh sôi”, như của nhà thơ Trần Mạnh Hảo, của nhà văn Tạ Duy Anh,…, dường như không được “áp dụng”. Thế cho nên, việc “ruồi” hay “dòi nhặng” vẫn cứ “sinh sôi” ngày càng nhiều ở xã hội VN nói chung, cũng là điều dễ hiểu!

Một lần nữa, xin cám ơn bác Thường về việc bác đã làm cho tôi “ngộ” ra được là “đôi khi, thơ đến từ ruồi” là như thế nào! Trân trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét