Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010

Phật Ngọc với nghề... "xuyên tạc tượng"

“Chỉ với chiếc PC ngón tay ta mới bật ra sức tưởng tượng, tinh thần ta chạm vào bàn phím, ý tưởng ta tung bay tráng lệ, ngẫu nhiên và tất yếu cộng sinh nơi monitor, và lí trí phê phán khắc nghiệt được thiền trước niềm hoan lạc của cú gõ đầu tiên vào máy… Đồng ý. Nhưng còn một niềm hoan lạc khác.” (Phạm Thị Hoài)

Kính thưa bác Lê Thượng,

Nếu bác cho rằng câu viết của tôi, “…Trần Quốc Việt, người mà từ cái họ tên trở đi, “đầy chất Việt””, là một “ấm ớ hội tề”, thì hai câu hỏi của bác, “Viết như thế chắc bác nghĩ ông Nguyễn Ái Quốc hẳn là một người yêu dân nước Việt lắm? Còn ông Dương Trung Quốc yêu nước Tàu hơn Việt?”, cũng “ấm ớ hội tề” không kém! Vì sao? Tôi xin dùng “lí trí phê phán khắc nghiệt” của mình để “lí giải” như sau, (có lẽ hơi dông dài, nhưng hy vọng talawas cho đăng!):

1. Tôi tham gia diễn đàn talawas này, tuy không được “thâm (thúy) niên” như các bác tác giả và độc giả khác, nhưng cũng cảm thấy talawas như là “nhà của mình”, là “không thể thiếu được”, “còn talawas còn mình”. Và toàn bộ cái “sự gắn bó” ấy, có thể “cắt nghĩa” như câu trích trên đây của nhà văn, “nữ trang chủ” Phạm Thị Hoài! Tôi xin trích lại đây: lí trí phê phán khắc nghiệt được thiền trước niềm hoan lạc của cú gõ đầu tiên vào máy…. Đối với tôi, talawas là nơi “tốt nhất” để cho tôi có thể sử dụng cái “lý trí phê phán khắc nghiệt” của mình để viết PH dưới những bài viết mà mình tâm đắc. “Tốt nhất” ở đây, nên hiểu trên bình diện dân chủ, tự do, bình đẳng và văn hóa. Tôi nghĩ, bác Lê Thượng, cùng với đa số các bác ở đây, cũng đều nghĩ như vậy. Có thể phát biểu một cách không “ngoa” chút nào, rằng, chúng ta hàng ngày “lên” talawas là để… “thiền”!

2. Và, mục đích cuối cùng của cái công việc “thiền” này, đối với tôi, là để đạt tới “niềm hoan lạc” cho chính mình! Về các tác giả của talawas, thì tôi không rõ lắm, nhưng về các bác độc giả viết PH “dài dòng” như bác Hòa Nguyễn chẳng hạn, chắc chắn đã đạt được “niềm hoan lạc” cho chính mình. Tất nhiên, những độc giả viết PH “ngắn gọn”, không phải là không đạt được đến “niềm hoan lạc”. Có những bác viết rất ngắn, hoặc chỉ đưa ra một link dẫn, nhưng tôi đoan chắc là họ cũng đã “thiền tới niềm hoan lạc”! Có nghĩa là, mỗi người có cách “thiền tới niềm hoan lạc” bằng sự sử dụng, cái gọi là “lý trí phê phán khắc nghiệt” của mình, trên talawas này. Chúng ta nên trân trọng cái “thiền tới niềm hoan lạc” của lẫn nhau, không nên “hất một bát nước lạnh” để “đánh thức” nhau khỏi cái “niềm hoan lạc” hiếm hoi ấy, cái mà đã rất “khó khăn có thể đạt được” trong cái thời đại “nhiễu xạ”(viết tắt của từ “nhiễu nhương loạn xạ”) này!

3. Tôi nghĩ, bác Trần Quốc Việt, bác ý phải “đạt đến niềm hoan lạc” thì mới viết ra bài thơ gây nhiều “tranh cãi mắng mỏ” dưới bài viết của tác giả Trần Kiêm Đoàn này. Và, khi tôi viết “…Trần Quốc Việt, người mà từ cái họ tên trở đi, “đầy chất Việt””, tức là lúc tôi đang “thiền đến niềm hoan lạc”, bởi vì mình phát hiện ra là, cái họ tên của bác TQV cũng “mang” một nội dung “vừa ý”: “chất Việt”, vậy thì tại sao ta không dùng cái “vừa ý” ấy luôn nhỉ? Các nhà văn là những người “chơi chữ” giỏi, bởi vì họ viết ra được “những dòng chữ vừa ý”. Tôi lại xin trích ra đây một đoạn văn của nhà văn Phạm Thị Hoài: “Khi chuyển nhà sang Berlin năm 1993, tôi ngồi ba tháng trước chiếc computer không bật nút chạy, không viết tay một dòng, ba tháng hoàn toàn tê liệt để vĩnh biệt ba mươi năm. Một ngày cuối năm ấy, tôi thở dài chấp nhận số phận như người ta thường nói, ấn nút start, gõ phứa trên bàn phím với những chữ cái và dấu hiệu chẳng thân sơ gì. Lẽ ra tôi phải ghi lại ngày trọng đại ấy nếu biết rằng nó sẽ thay đổi đời mình, thay đổi tới mức thiếu cái bàn phím đó tôi không đủ khả năng, hay ít nhất không tin vào khả năng viết ra một dòng nào vừa ý nữa. Những dòng vừa ý vốn dĩ ngày càng hiếm; dòng nào thòi ra là ta xét nét: Mày ra làm gì? Mày non quá. Mày nặng nề vô cớ. Mày bẹt. Mày chậm. Mày vô trùng. Mày hỏng nhạc điệu. Mày khiên cưỡng. Mày có thừa không? Đủ sáng tỏ không? Sáng tỏ nhưng thiếu chính xác? Ừ chính xác, nhưng có đúng không? Đúng thì đúng, nhưng có thật không? Đúng rồi, thật rồi, song có đích đáng không? Cứ cho là đích đáng, nhưng có hay không? Hay để mà hay hả? Hay mà chẳng đẹp thì sao? Vẫn đúng, vẫn hay, vẫn thật, vẫn đẹp, mà vẫn vô nghĩa? Không có mày, tao vẫn sống khoẻ, phải không?… Đã khó khăn như thế, mất lòng tin vào khả năng viết ra những dòng vừa ý là mất hết.”. Tôi xin nói thêm ở đây, tôi hiểu “những dòng vừa ý” theo hai nghĩa đồng thời là: “những dòng vừa chữ vừa ý” và “những dòng chữ vừa ý mình”.

4. Hai câu hỏi của bác Lê Thượng, thật ra, chúng cũng “có lý” thôi! Nhưng bác không thể “xuyên tạc” câu viết của tôi ra là “chắc bác(TĐ) nghĩ ông Nguyễn Ái Quốc hẳn là một người yêu dân nước Việt lắm” được. Bởi vì, Trần Quốc Việt là Trần Quốc Việt, Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Ái Quốc. Những suy nghĩ của tôi làm sao bác LT “thấy” được, mà bác dám bảo là tôi “chắc nghĩ…”. Khi nào tôi viết rành rành ra là “ông Nguyễn Ái Quốc, người từ cái họ tên trở đi, hẳn là một người yêu dân nước Việt lắm”, thì bác hẵng bảo rằng tôi “ấm ớ hội tề” chứ! Và trường hợp của họ tên ông Dương Trung Quốc cũng vậy. Chúng ta nên “tách bạch” chuyện nào ra chuyện nấy! Không nên “xuyên tạc” những câu nói của người khác! Bởi vì, việc đó, nó… “ấm ớ hội tề” lắm!

5. Tiện đây, tôi xin có một nhận xét “tổng kết” về bài này và về những PH dưới bài này là: Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người Việt Nam làm nghề… “xuyên tạc tượng” lắm! Trân trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét